Chợ 52 tỷ đồng ở Hà Nội vắng tanh
Chợ trung tâm thị trấn Phúc Thọ (Hà Nội) được xây dựng từ năm 2008 với tổng số tiền là 52 tỷ đồng, là một toà nhà 3 tầng bề thế và nhiều hạng mục khác, nhưng hiện tại đang xuống cấp nghiêm trọng, nhiều tiểu thương “bỏ chạy” vì ế ấm.
Chợ trung tâm thị trấn huyện Phúc Thọ (Hà Nội) được đầu tư xây dựng với tổng số vốn 52 tỷ đồng tiền ngân sách nhà nước trên diện tích khoảng 15.000 m2.
Năm 2013, UBND huyện Phúc Thọ có kế hoạch đưa chợ vào hoạt động ở khu nhà ba tầng. Hạng mục còn lại được tiếp tục xây dựng, đến năm 2016 thì hoàn thành.
Tuy nhiên sau hơn 5 năm hoạt động, khu chợ nhà 3 tầng có nhiều hạng mục xuống cấp, thấm nước, nền gạch bong tróc.
Rêu xanh mọc xung quanh phần mái nhà 3 tầng nhưng lại nằm bên trong chứ không phải nằm bên ngoài khu nhà. Nhiều vết nứt trên trần nhà cũng xuất hiện, vữa bong tróc rơi tình mảng lớn.
Video đang HOT
Theo một số tiểu thương đang thuê ki ốt để kinh doanh trong chợ, nguyên nhân dẫn đến việc xuống cấp, thấm nước, bong tróc vữa là do nhiều nơi bị bỏ không trong thời gian dài.
Nhiều điểm đọng nước xuất hiện trên tầng 2 bên trong căn nhà 3 tầng.
Trên tầng hai, một số hộ thuê diện tích để mở khu vui chơi trẻ em nhưng thường xuyên trong tính trạng “cửa đóng then cài” vì không có khách. Nhiều ki-ốt chỉ mở mỗi nửa buổi sáng.
Phần nền tầng hai rộng cả nghìn mét vuông bị bỏ không, thậm chí có chỗ mọc cây dại.
Phần lớn nền gạch hoa đã bong tróc, vỡ vụn.
Một hạng mục khác của chợ là phần nhà mái đình, ở đây các ki ốt đều có tiểu thương tham gia kinh doanh nhưng luôn vắng khách.
Theo lãnh đạo huyện Phúc Thọ, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng hoang hoá, xuống cấp, không có người kinh doanh là do “ế khách”. Chủ ki-ốt không trụ được khi vào kinh doanh trong chợ. Một phần nguyên nhân do đây là chợ quê nên việc king doanh mua bán chỉ diễn ra trong nửa ngày.
Thưa dân, không có khu công nghiệp trên địa bàn, bên cạnh đó xung quanh lại có nhiều chợ khác nên số lượng người mua bán không nhiều.
Hiện UBND huyện Phúc Thọ đang lập kế hoạch cho đấu giá quản lý chợ theo hình thức xã hội hóa nhằm cải thiện tình trạng vắng vẻ nêu trên.
Trọng Trinh
Theo Dantri
Hà Nội siết chặt hoạt động buôn bán, sử dụng thịt chó
Trước tình trạng bệnh dại có chiều hướng gia tăng, Chi Cục Thú y Hà Nội vừa đề nghị các quận huyện tăng cường quản lý nuôi, giết mổ, kinh doanh và sử dụng thịt chó, mèo.
Ngày 17/9, Chi cục Thú y Hà Nội tiếp tục ban hành Công văn số 710, đề nghị UBND các quận, huyện tăng cường công tác quản lý nuôi, giết mổ, kinh doanh và sử dụng thịt chó, mèo trên địa bàn thành phố.
Công văn nêu rõ, từ đầu năm đến nay, tình hình bệnh dại trên địa bàn cả nước có chiều hướng gia tăng. Tại Hà Nội, đã có 3 người chết vì bệnh dại tại các huyện: Phúc Thọ, Phú Xuyên, Sóc Sơn và 2 ổ dịch dại trên chó được phát hiện. Ngoài ra, thời gian gần đây, còn xảy ra một số trường hợp người tử vong do bị các giống chó dữ cắn, tấn công.
Hà Nội siết chắt kinh doanh thịt chó, mèo để phòng bệnh dại
Để hạn chế bệnh dại phát sinh trên động vật, phòng ngừa các thương tích gây ra trên người khi nuôi chó, mèo, Chi cục Thú y Hà Nội đề nghị UBND các quận, huyện chỉ đạo UBND các xã, phường quan tăng cường triển khai thực hiện công tác quản lý nuôi, giết mổ, kinh doanh và sử dụng thịt chó, mèo.
Cụ thể, các đơn vị liên quan của thành phố sẽ tập trung quản lý chó, mèo nuôi để phòng bệnh dại; thống kê, rà soát, cập nhật thông tin và lập sổ quản lý chó, mèo nuôi trên địa bàn; chó phải được xích, nhốt hoặc giữ trong khuôn viên.
Khi đưa chó ra nơi công cộng phải đảm bảo an toàn cho người xung quanh bằng cách đeo rọ mõm cho chó hoặc xích giữ chó và có người dắt. Kiên quyết xử lý vi phạm hành chính đối với việc nuôi chó thả rông, khi đưa ra nơi công cộng không có người dắt, xích, không đeo rọ mõm.
Bên cạnh đó, Chi cục Thú y Hà Nộisẽ triển khai tiêm phòng bổ sung vắc xin dại kịp thời cho đàn chó, mèo mới phát sinh, chưa được tiêm phòng, hết thời gian miễn dịch. Tăng cường thông tin, tuyên truyền về công tác quản lý chó, mèo nuôi và các biện pháp phòng, chống bệnh dại theo quy định.
Chi cục Thú y Hà Nội đề nghị các đơn vị liên quan tuyên truyền dưới nhiều hình thức về nguy cơ và tác hại mắc các bệnh truyền nhiễm như: Bệnh dại, xoắn khuẩn, bệnh tả... khi sử dụng thịt chó, mèo để một bộ phận người dân nhận thức được và từ bỏ thói quen sử dụng thịt chó, mèo.
Quang Phong
Theo Dantri
Hà Nội: "Cát tặc" lộng hành, chính quyền "bất lực" Những chiếc tàu cuốc hoạt động nhộn nhịp về đêm, vô tư hút cát, khiến bờ sông bị sạt lở nghiêm trọng. Trong khi đó, chính quyền địa phương thừa nhận sự bất lực trước nạn "cát tặc" này. "Ngủ ngày cày đêm" Theo phản ánh của nhiều người dân xã Vân Nam (huyện Phúc Thọ, Hà Nội), tình trạng khai thác cát...