Chịu tác động kép từ Covid-19 và giá dầu, Nam Sông Hậu (PSH) duy trì mức lợi nhuận bằng 70% so với cùng kỳ
Bất chấp tác động kép từ giá dầu giảm sâu và ảnh hưởng từ dịch Covid, Công ty cổ phần Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu vẫn duy trì hoạt động kinh doanh có lãi trong quý I/2020.
Năng lực kho chứa giúp Nam Sông Hậu (PSH) duy trì lợi thế dẫn đầu tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long
Duy trì lợi nhuận ở mức hợp lý
Mới đây, Công ty cổ phần Thương mại Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu đã công bố kế báo cáo tài chính hợp nhất cho quý I/2020 của mình.
Theo đó, bất chấp phải chịu ảnh hưởng tác động kép đến từ dịch Covid 19 và xu hướng đi xuống của giá dầu, Nam Sông Hậu vẫn duy trì hoạt động kinh doanh có lãi. Cụ thể, doanh thu quý I/2020 của Công ty ghi nhận ở mức 1.618 tỷ đồng (bằng 78% so với cùng kỳ).
Lợi nhuận sau thuế ở mức 20,9 tỷ đồng với EPS bằng 713 đồng (lần lượt bằng 79,5% và 62,4% so với cùng kỳ). Đây được coi là kết quả tích cực trong bối cảnh tình hình kinh tế vĩ mô chung tại Việt Nam đang trong giai đoạn khó khăn.
Video đang HOT
Dầu khí Nam Sông Hậu duy trì hoạt động kinh doanh có lãi trong bối cảnh diễn biến thị trường phức tạp
Chuẩn bị cho giai đoạn hậu Covid
Đứng trước áp lực ảnh hưởng từ “tác động kép”, lãnh đạo Công ty cổ phần Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu đã đưa ra những chính sách phù hợp để ứng phó.
Trước mắt, doanh nghiệp tập trung phương án nhập khẩu và bán thành phẩm trực tiếp dựa trên khả năng phân tích nhu cầu thị trường cùng năng lực của hệ thống hậu cầu với 5 tàu nội địa, 1 tàu biển và 11 xe bồn. Phương án này giúp doanh nghiệp duy trì sự ổn định thị phần và một mức lợi nhuận hợp lý trong ngắn hạn.
Hệ thống vận tải nội địa mạnh giúp Nam Sông Hậu linh hoạt với các phương án kinh doanh
Về trung hạn, với việc sở hữu lợi thế cạnh tranh dẫn đầu khu vực dựa trên 9 kho trữ có tổng sức chứa hơn 500.000 m3, Dầu khí Nam Sông Hậu chủ động lên phương án tích trữ nguyên liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất tương lai, trong bối cảnh giá dầu liên tục xuống thấp.
Các phương án trên được kỳ vọng sẽ sớm đưa hoạt động kinh doanh của Công ty trở lại trạng thái tích cực trong bối cảnh giá dầu được dự báo sẽ hồi phục từ cuối quý 2 trở đi.
Bên cạnh đó, các công tác chuẩn bị cho hoạt động niêm yết cổ phiếu của Công ty với mã PSH tại Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM đã được hoàn thiện kỹ lưỡng. Với việc niêm yết thành công, dự kiến Nam Sông Hậu sẽ có nhiều cơ hội hơn trong việc tiếp cận các nguồn vốn phục vụ cho hoạt động đầu tư phát triển giai đoạn hậu Covid.
Lam Phong
Thép Dana lỗ nặng, chìm trong cơn 'bĩ cực'
Công ty CP Thép Dana - Ý (HNX: DNY) vừa công bố báo cáo tài chính năm 2019, ghi nhận khoản lỗ nặng lên tới 358 tỷ đồng, tăng 45 tỷ so với báo cáo tự lập.
Khoản lỗ phình to tô đậm thêm vào bức tranh tối màu của một doanh nghiệp đã ngừng sản xuất Kinh doanh trong 12 tháng. Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2019, DNY ghi nhận khoản nợ phải trả lên tới 1.315 tỷ đồng, tăng gần 100 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước; trong đó, nợ ngắn hạn là 726 tỷ đồng, nợ dài hạn là 588 tỷ đồng, đồng loạt tăng so với năm 2018.
Vốn chủ sở hữu của DNY lại đang ghi nhận âm hơn 37 tỷ đồng, trong khi năm 2018 là dương 275 tỷ đồng. Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt vỏn vẹn 21 tỷ đồng, giảm 737 lần so với năm 2018 (1.548 tỷ đồng).
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh âm 317 tỷ đồng, gấp 5 lần so với năm 2018; lợi nhuận sau thuế âm 313 tỷ đồng, tăng hơn 5 lần so với năm 2018.
Các tài sản của DNY (bao gồm gần 489 tỷ đồng hàng tồn kho, gần 398 tỷ đồng tài sản cố định hữu hình và 297 tỷ đồng chi phí xây dựng dở dang) đã bị hoen rỉ và suy giảm chất lượng.
DNY lỗ nặng trong năm 2019
Kiểm toán viên cho rằng, số liệu tại báo cáo tài chính vẫn chỉ là những con số theo giá trị ghi sổ ban đầu chưa tính đến sự điều chỉnh nào liên quan đến việc sụt giảm giá trị. Với các tài liệu kế toán được cung cấp vào thời điểm lập báo cáo, kiểm toán viên không thể định lượng được giá trị của các tài sản đã nêu trên.
Một số khoản nợ phải trả của DNY trị giá gần 16 tỷ đồng cũng chưa được đối chiếu xác nhận tại thời điểm 31/12/2019. "Chúng tôi không thể đưa ra ý kiến kiểm toán về Báo cáo tài chính đính kèm" - Kiểm toán viên nêu rõ tại báo cáo tài chính vừa được công bố của DNY. Từ việc làm ăn kinh doanh có lãi trong năm 2017, DNY đã chìm sâu trong thua lỗ vì phải dừng hoạt động sản xuất do liên quan đến vấn đề ô nhiễm môi trường tại TP Đà Nẵng, nơi Công ty đặt hai nhà máy.
Theo báo cáo tài chính kiểm toán, lỗ lũy kế ghi nhận đến cuối năm 2019 của DNY đã lên đến 374 tỷ đồng. Theo đó, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp này cũng âm đến 82 tỷ đồng.
Thảo Nguyên
"Anh cả" ngành lắp máy Việt nam tiếp tục báo lỗ trăm tỷ Lợi nhuận sau thuế của Lilama đạt hơn 5,7 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm 2018 lỗ gần 262 tỷ đồng. Tổng công ty Lắp máy Việt Nam - CTCP (Lilama) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2019 với doanh thu thuần gần 2.373 tỷ đồng, giảm gần 17% so với quý IV/2018. Lợi nhuận sau thuế của...