Chịu tác động kép, loạt ‘ông lớn’ xăng dầu báo doanh thu sụt mạnh
Tác động của đại dịch Covid-19 cùng giá giảm sâu khiến hàng loạt doanh nghiệp xăng dầu lớn báo doanh thu giảm nặng.
Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp mới có báo cáo gửi Thủ tướng về tác động của dịch Covid-19 tới 19 tập đoàn, tổng công ty do đơn vị này quản lý. Dự kiến doanh thu của các tập đoàn, tổng công ty trong 3 tháng đầu năm giảm khoảng 27.376 tỷ đồng so với cùng kỳ năm ngoái.
Uỷ ban Quản lý vốn tại doanh nghiệp cho biết, nhiều doanh nghiệp đang chịu tác động kép do tình hình dịch bênh Covid-19 diễn biến ngày càng phức tạp cộng với việc giá dầu giảm sâu. Nhiều đơn vị không cân đối được thu chi dẫn đến thua lỗ.
Giá xăng dầu giảm sâu khiến nhiều doanh nghiệp thua lỗ trong quý I/2020.
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cho biết, nhờ chủ động ứng phó tác động kép của dịch Covid-19 và cú sốc giá dầu sụt giảm, PVN hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu sản xuất quý đầu năm 2020.
Theo đó, sản lượng khai thác quy dầu tháng 3/2020 vượt kế hoạch 8,1%. Tính chung quý I vượt 10,1% so với kế hoạch quý và bằng 26,6% kế hoạch năm.
Sản xuất điện tháng 3 đạt 2,097 tỷ kWh, vượt kế hoạch 3,8%. Tính chung quý I đạt 5,33 tỷ kWh, đạt 100% kế hoạch quý I và bằng 24,7% kế hoạch năm.
Sản xuất đạm tháng 3 đạt 136,9 nghìn tấn. Tính chung quý I đạt 441,8 nghìn tấn, vượt 5,5% kế hoạch quý I và bằng 28,3% kế hoạch năm.
Video đang HOT
Sản xuất xăng dầu tháng 3 đạt 1,149 triệu tấn, vượt 1,7% kế hoạch tháng. Tính chung quý I đạt 3,415 triệu tấn, vượt 2,5% kế hoạch quý I và bằng 28,9% kế hoạch cả năm.
Tuy nhiên, hệ lụy không tránh khỏi là các chỉ tiêu tài chính không đạt. Cụ thể, tổng doanh thu của toàn PVN tháng 3 đạt 49 nghìn tỷ đồng, bằng 80,8% kế hoạch tháng. Tính chung quý I đạt 165 nghìn tỷ đồng, bằng 90,9% kế hoạch quý I và bằng 25,7% kế hoạch năm. Tổng lợi nhuận sau thuế ước đạt 4.440 tỷ đồng, giảm 4.580 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2019. Tập đoàn cho biết, trường hợp giá dầu thô giảm xuống 55 USD/thùng đến 30 USD/thùng sẽ làm doanh thu bán dầu thô năm 2020 giảm tương ứng 9.200 tỷ đồng đến 55.100 tỷ đồng.
Nộp ngân sách nhà nước toàn PVN tháng 3 đạt 6,5 nghìn tỷ đồng, bằng 90,6% kế hoạch tháng, tính chung quý I đạt 20,8 nghìn tỷ đồng, bằng 89,7% so với kế hoạch quý I và bằng 25,3% kế hoạch năm.
Theo đánh giá của PVN, 3 tháng đầu năm, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nặng nề đến hầu hết các nền kinh tế lớn trên thế giới và trong đó Việt Nam đang phải chịu những hệ lụy trực tiếp ở mọi lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khi các chuỗi giá trị đang bị tác động nghiêm trọng vì sự gián đoạn cung cầu hàng hóa, nguyên, nhiên vật liệu. Bên cạnh đó, giá dầu thô trên thị trường thế giới sụt giảm nghiêm trọng tạo khủng hoảng kép cho ngành dầu khí.
Trước tình hình đó, PVN cùng các đơn vị thành viên đã chủ động, tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp ứng phó nhằm mục tiêu bảo vệ tốt nhất sức khỏe cho người lao động dầu khí, đồng thời duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, hạn chế thấp nhất ảnh hưởng, tác động của đại dịch và cú sốc giá dầu.
Một “ông lớn” khác là Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam ( Petrolimex), tình hình cũng không mấy khả quan khi chịu tác động lớn từ việc giá dầu giảm. Cụ thể, trong quý I/2020, tổng doanh thu Petrolimex ước đạt 28.449 tỷ đồng, giảm 1.706 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2019, ước lỗ 572 tỷ đồng. Dự kiến cả năm 2020, doanh thu sẽ giảm 12.517 tỷ đồng, ước lỗ 1.143 tỷ đồng so với kế hoạch năm 2020. Nộp ngân sách nhà nước dự kiến giảm tương ứng khoảng 500 tỷ đồng so với kế hoạch 2020 nếu dịch kéo dài đến quý 4.
Theo lý giải, nguyên nhân chính dẫn đến kết quả thua lỗ là do Petrolimex là doanh nghiệp có hệ thống phân phối phủ rộng toàn quốc và xăng dầu là mặt hàng cần phải có đủ dự trữ tồn kho. Trong khi quý I/2020 giá dầu thế giới giảm quá nhanh tác động đến giá vốn tồn kho của Petrolimex.
Trong trường hợp dịch vẫn diễn biến phức tạp, các hãng hàng không trong nước và quốc tế sẽ tiếp tục tạm dừng các chuyến bay trong nước và quốc tế, nhu cầu vận tải đường thuỷ, đường bộ sụt giảm mạnh khiến sản lượng xuất bán xăng dầu thấp, dự trữ tồn kho tăng cao sẽ ảnh hưởng nặng nề hơn nữa đến tình hình sản xuất kinh doanh của Petrolimex.
Báo cáo của Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp cũng nêu rõ, tình trạng giá dầu xuống thấp như hiện nay khiến thiệt hại về kinh tế là rất lớn, những điểm lợi từ nhập khẩu xăng dầu giá thấp không thể bù đắp. Dịch bệnh cũng làm ảnh hưởng tiến độ cung cấp vật tư thiết bị cho hàng loạt dự án, gây chậm trễ trong công tác lắp đặt, chậm tiến độ vận hành so với kế hoạch.
Các hoạt động dịch vụ của PVN như khoan, vận chuyển, hoá chất… đều bị tác động tiêu cực, một số công ty bị lỗ như Bình Sơn, PV Oil…. Công ty cổ phần Lọc hoá dầu Bình Sơn (BSR) – đơn vị vận hành Nhà máy lọc dầu Dung Quất còn cho biết đang xem xét tới phương án dừng vận hành nhà máy một thời gian. Lý do được đưa ra là giá dầu thô trên thị trường thế giới giảm sâu, tình hình dịch bệnh khiến nhu cầu vận tải giảm mạnh, kéo theo tiêu thụ xăng dầu thấp, giảm 30-40% so với cùng kỳ các năm. Ở một số thời điểm lượng hàng tồn kho của BSR lên tới hơn 90%, buộc nhà máy phải gửi hàng đến các kho khiến chi phí tăng lên, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Các hoạt động dịch vụ của PVN như khoan, vận chuyển, hoá chất… đều bị tác động tiêu cực. (Ảnh: PVN)
Để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp thuộc phạm vi mình quản lý, Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã có những kiến nghị Thủ tướng, các bộ ngành xem xét một số vấn đề. Trong đó, Uỷ ban kiến nghị Bộ Tài chính, Công Thương xem xét phương án giảm thuế xuất khẩu đối với mặt hàng xăng dầu sản xuất trong nước để PVN có thể xuất khẩu các sản phẩm này, giảm lượng hàng tồn kho, tăng nguồn vốn lưu động.
Kiến nghị Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước xem xét khoanh nợ gốc, kéo dài thời hạn vay của các hợp đồng tín dụng, không tính lãi phạt trên lãi và gốc chậm trả trong thời gian dịch, được cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho một số các tập đoàn, tổng công ty.
Ngân hàng Nhà nước sớm có hướng dẫn về trình tự, thủ tục khơi thông nguồn gốc để các tập đoàn, tổng công ty sớm tiếp cận được gói hỗ trợ tín dụng 250 nghìn tỷ đồng. Đồng thời Bộ Tài chính xem xét phương án giảm thuế VAT, lùi thời hạn nộp thuế, miễn giảm khoản chậm nộp tiền thuế…
NGỌC KHÁNH – HÒA BÌNH
Giá dầu giảm sâu, doanh thu PVN "thụt lùi"
Tổng doanh thu của toàn Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) tháng 3 đạt 49 nghìn tỷ đồng, bằng 80,8% kế hoạch tháng. Tính chung quý I, doanh thu PVN đạt 165 nghìn tỷ đồng, bằng 90,9% kế hoạch quý I và bằng 25,7% kế hoạch năm.
Kết quả hoạt động của PVN và các đơn vị thành viên dự báo sẽ khó khăn lớn trong quý II và cả năm 2020. Ảnh: PVN
Theo thông tin mới nhất từ PVN, tổng sản lượng khai thác quy dầu tính chung quý I vượt 10,1% so với kế hoạch quý I và bằng 26,6% kế hoạch năm.
Sản xuất điện quý I đạt 5,33 tỷ kWh, đạt 100% kế hoạch quý I và bằng 24,7% kế hoạch năm. Sản xuất đạm đạt 441,8 nghìn tấn, vượt 5,5% kế hoạch quý I và bằng 28,3% kế hoạch năm. Sản xuất xăng dầu quý I đạt 3,415 triệu tấn, vượt 2,5% kế hoạch quý I và bằng 28,9% kế hoạch cả năm.
Đáng chú ý, giá dầu thô trung bình tháng 3/2020 giảm 20 USD so với tháng 2/2020 (tương đương giảm 33%). Giá dầu trung bình quý I/2020 giảm 3,8 USD/thùng (tương đương giảm 6%) so với mức giá kế hoạch năm (60 USD/thùng), giảm 9,1 USD/thùng (tương đương giảm 14%) so với mức giá trung bình quý I/2019 (65,3 USD/thùng). Giá dầu Brent hiện tại đang dao động khoảng 25-27USD/thùng.
Biến động giảm mạnh của giá dầu đã tác động trực tiếp tới doanh thu của PVN.
Cụ thể, tổng doanh thu của toàn Tập đoàn tháng 3 đạt 49 nghìn tỷ đồng, bằng 80,8% kế hoạch tháng. Tính chung quý I đạt 165 nghìn tỷ đồng, bằng 90,9% kế hoạch quý I và bằng 25,7% kế hoạch năm.
Nộp ngân sách nhà nước toàn Tập đoàn tháng 3 đạt 6,5 nghìn tỷ đồng, bằng 90,6% kế hoạch tháng. Tính chung quý I, con số này đạt 20,8 nghìn tỷ đồng, bằng 89,7% so với kế hoạch quý I và bằng 25,3% kế hoạch năm.
Theo PVN, kết quả hoạt động của Tập đoàn và các đơn vị thành viên dự báo sẽ khó khăn lớn trong quý II và cả năm 2020, đặc biệt khi giá dầu sụt giảm từ 60-70 USD/thùng thời điểm đầu năm xuống còn trên dưới 20 USD/thùng trong những ngày qua và dự báo sẽ còn kéo dài ở mức thấp.
Để vượt qua giai đoạn được xem là "khó khăn nhất trong lịch sử" PVN, đại diện lãnh đạo PVN nhấn mạnh, trước mắt cần tập trung phát huy tinh thần làm việc nâng cao năng suất lao động, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các cơ sở vật chất, phương tiện làm việc, tránh lãng phí,... đối với tất cả cán bộ công nhân viên làm việc tại trụ sở cũng như online tại nhà.
Bên cạnh đó, rà soát, cắt giảm chi phí có trong kế hoạch nhưng chưa thực sự cần thiết, không đề xuất các khoản chi phí phát sinh nếu không bắt buộc phải xử lý nhằm mục tiêu tiết giảm đồng bộ với giảm doanh thu (ít nhất 15 - 30%).
Thanh Nguyễn
Năm 2019, 'ông lớn' xăng dầu Thanh Lễ báo lỗ, ôm nợ gần 4.000 tỷ Năm 2019, doanh thu thuần Tổng công ty Thương mại Xuất nhập khẩu Thanh Lễ đạt 12.556 tỷ đồng, lãi ròng đạt gần 105 tỷ đồng, lần lượt giảm 13% và 12% so với năm 2018. Tổng Công ty Thương mại Xuất nhập khẩu Thanh Lễ (Thalexim, UPCoM: TLP) ghi nhận doanh thu và lợi nhuận đều giảm trong năm 2019. Cụ thể,...