Chịu sức ép từ kho dự trữ của Mỹ, giá dầu tiếp tục giảm sâu về 25 USD
Giá dầu vẫn duy trì quanh mức thấp nhất kể từ năm 2002 trong phiên ngày 1/4 sau khi chứng kiến mức sụt giảm kỷ lục gần 70% trong quý I.
Giá “vàng đen” giảm xuống dưới mức 25 USD trong phiên này do báo cáo cho thấy lượng dự trữ dầu của Mỹ tăng cao hơn mức dự báo và gia tăng lo ngại tình trạng dư cung toàn cầu.
Giá dầu tiếp tục đi xuống trong phiên ngày 1/4.
Cụ thể, giá dầu Brent hạ 1,45 USD, tương đương 5,5%, xuống còn 24,90 USD/thùng. Giá mặt hàng dầu này đã lao dốc còn 21,65 USD/thùng trong phiên đầu tuần, ghi nhận mức thấp nhất kể từ năm 2002.
Trong khi đó, giá dầu ngọt nhẹ WTI của Mỹ cũng mất 27 xu Mỹ, tương đương 1,3%, xuống còn 20,21 USD/thùng.
Thị trường năng lượng trong phiên này chịu áp lực từ dự trữ dầu thô của Mỹ cao hơn dự kiến và sự chia rẽ ngày càng sâu sắc giữa các thành viên trong Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) càng làm gia tăng lo ngại của thị trường về tình trạng cung vượt cầu.
Video đang HOT
Viện Dầu khí quốc gia Mỹ (API) cho biết dự trữ dầu thô của Mỹ tăng 10,5 triệu thùng trong tuần trước (kết thúc ngày 27/3), vượt xa con số dự báo chỉ tăng 4 triệu thùng của giới phân tích.
Giá dầu WTI và Brent đều chứng kiến quý giảm mạnh kỷ lục và đã mất hơn 50% giá trị trong tháng 3/2020 trong bối cảnh nhu cầu sụt giảm do đại dịch Covid-19 và lo ngại tái diễn tình trạng dư cung vì cuộc chiến giá dầu Nga – Ả Rập Saudi.
Trước đó, hồi đầu tháng 3 vừa qua, OPEC và các đồng minh, dẫn đầu là Nga, không đạt được thỏa thuận về cắt giảm nguồn cung, gây ra một cuộc chiến về giá. Nga và Ả Rập Saudi đều tuyên bố tăng tối đa sản lượng dầu mỏ. Mới đây nhất, Riyadh cho biết sẽ tăng lượng xuất khẩu dầu lên mức kỷ lục 10,6 triệu thùng/ngày, bắt đầu từ tháng 5.
Giá dầu WTI “bay” 54,2% trong tháng 3, tương đương 24,28 USD – mức giảm mạnh nhất trong 1 tháng kể từ tháng 10/2008. Tính chung trong quý I/2020, giá dầu WTI sụt tới 66,5% để ghi nhận quý giảm mạnh kỷ lục kể từ khi bắt đầu ghi nhận dữ liệu tháng 6/1988.
Trong tháng 3/2020, giá dầu Brent cũng giảm 55%, nâng tổng mức lao dốc trong quý I lên 65,6% – chứng kiến quý giảm mạnh kỷ lục kể từ tháng 6/1988.
Bên cạnh đó, trong phiên giao dịch này, nhà đầu tư cũng gia tăng quan ngại về sự rạn nứt trong OPEC dẫn đến tình trạng dư cung toàn cầu. Ả Rập Saudi và các thành viên khác của OPEC đã không thể đi đến một thỏa thuận vào ngày 31/3 để tiếp tục nhóm họp trong tháng này nhằm thảo luận về tình hình lao dốc của giá dầu.
Nhà phân tích Bjornar Tonhaugen của Rystad Energy nhận xét: “Tháng 4 này sẽ là một trong những tháng khó khăn nhất trong lịch sử đối với thị trường dầu mỏ. Nguồn cung dầu trên toàn cầu trong tháng 4 có thể tăng lên mức kỷ lục tới 25 triệu thùng/ngày”.
Trong khi đó, các quan chức hàng đầu của Mỹ cũng đang phớt lờ đề xuất liên minh với Ả Rập Saudi để kiểm soát thị trường dầu mỏ.
Nguyễn Thu
Giá dầu, chứng khoán đồng loạt giảm sâu
Nối tiếp đà giảm sâu từ phiên giao dịch đầu tuần, ngày 17/3, thị trường chứng khoán tiếp tục lao dốc. Chỉ số VN-Index chỉ còn 738,7 điểm, giảm 9 điểm so với phiên giao dịch trước đó. Cùng với đó, giá dầu thế giới tiếp tục giảm sâu.
Giá dầu, chứng khoán đồng loạt giảm sâu. ảnh minh họa
Trên thị trường có 214 mã giảm giá, 52 mã đứng giá và chỉ có 129 mã tăng. Có tới 23 mã giảm giá trong rổ VN30. Tất cả sàn giao dịch đều giảm.
Phiên giao dịch sáng nay, do ảnh hưởng tâm lý bởi diễn biến khá tiêu cực ở thị trường chứng khoán thế giới, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn bị giảm điểm khá mạnh bất chấp lực cầu bắt đáy trỗi dậy khá mạnh mẽ.
Ở mặt bằng giá hiện tại, hầu hết các cổ phiếu đều đã về vùng giá thấp nhất nhiều năm. Kể cả những doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh bình thường-tốt dịp dịch thì mức giảm giá cổ phiếu cũng đã đến ngưỡng -25, -30% so với trước tết. Chính bởi vì cổ phiếu hiện tại quá thấp so với định giá nên cầu bắt đáy đã trỗi dậy mạnh mẽ.
Tuần trước, cổ phiếu giảm sâu nhất là PV GAS với mức giảm khoảng 40%. Một trong những nguyên nhân khiến cổ phiếu này giảm sâu do tác động từ việc giá dầu lao dốc. Nối tiếp đà giảm giá này, ngày 17/3, giá cổ phiếu của PVGAS còn 57.460 đồng/cổ phiếu.
Đầu giờ sáng ngày 17/3, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 4/2020 đứng ở mức 29,21 USD/thùng, tăng 0,51 USD/thùng trong phiên.
Tuy nhiên, nếu so với cùng thời điểm phiên giao dịch ngày 16/3, giá dầu WTI giao tháng 4/2020 đã giảm tới 1,83 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 5/2020 đứng ở mức 30,04 USD/thùng, giảm 0,01 USD/thùng trong phiên và giảm tới 2,61 USD/thùng so với cùng thời điểm ngày 16/3. Giá dầu ngày 17/3 giảm mạnh khi thị trường ghi nhận thông tin UAE cho biết sẵn sàng tăng nguồn cung dầu thêm 1 triệu thùng/ngày.
Ở diễn biến khác, dịch bệnh Covid-19 tiếp tục lan rộng và có diễn biến phức tạp khi xuất hiện tại 162 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó nhiều nước châu Âu ghi nhận hàng nghìn ca nhiễm mới. Trước đó, giá dầu liên tục sụt giảm mạnh khi Nga, Saudi Arabia bất đồng về việc cắt giảm sản lượng và đều đưa ra các tuyên bố sẵn sàng cho một cuộc chiến dầu khí với việc sẵng sàng với việc duy trì giá dầu ở mức thấp, thậm chí tăng sản lượng trong bối cảnh thị trường vẫn đang dư thừa nguồn cung, còn cầu thì đang rất yếu.
QUỲNH NGA (Tienphong.vn)
Lo ngại tình trạng cung vượt cầu, giá dầu châu Á giảm mạnh phiên 1/4 Dự trữ dầu thô lớn hơn dự kiến của Mỹ và sự chia rẽ ngày càng sâu sắc trong nội bộ Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) càng làm gia tăng lo ngại của thị trường về tình trạng cung vượt cầu. Một cơ sở lọc dầu của Aramco ở Saudi Arabia. (Ảnh: AFP/TTXVN) Giá dầu tiếp tục đi xuống...