Chịu nhục phận chó chui gầm chạn đến nỗi mất cả vợ
Sống cùng gia đình vợ, chưa một ngày nào Thái cảm thấy hạnh phúc. Những chuỗi ngày đau khổ cứ tiếp nối nhau khiến anh mang trong mình nỗi buồn bực, nhục nhã không thể nói hết thành lời.
Bố mẹ vợ cho cưới với điều kiện “bắt rể”
Thái là dân tỉnh lẻ, anh yêu Nhi ngày còn ngồi trên ghế giảng đường đại học. Bố mẹ Nhi ra sức cấm cản vì sợ con gái cưng khổ cực, lấy trai tỉnh lẻ thiếu thốn trăm bề, trong khi đó Nhi lại là con một, gái thành phố và được chiều chuộng từ nhỏ.
Vấp phải sự phản đối quyết liệt từ gia đình Nhi, Thái đôi lần nản chí và muốn bỏ cuộc. Tuy nhiên, cứ chia tay được một thời gian thì họ lại tự động tìm về bên nhau vì họ vốn đã quá gắn bó, không dứt ra được.
Sau nhiều lần van xin, lạy lục, bố mẹ Nhi mới miễn cưỡng đồng ý với điều kiện, sau khi cưới, Thái phải ở rể. Vì thương Nhi thật lòng, anh đồng ý với hy vọng cứ sống tạm vài năm, sau đó hai vợ chồng sẽ ra ở riêng cho thoải mái.
Về sống nhà Nhi, Thái mới biết vợ mình quả thực là “tiểu thư khuê các”. Tất cả mọi việc cô chưa từng phải động tay động chân, bất cứ việc gì cũng có mẹ một tay làm tất. Dù đã lấy chồng, nhưng tối nào mẹ cũng bắt Nhi uống hết một ly sữa tươi mới cho ngủ. Nhiều khi hai vợ chồng Thái đang thủ thỉ, mẹ vợ lại đẩy cửa xông vào bắt con gái… uống sữa.
Mẹ vợ tuyệt đối không cho Nhi ngủ sau 10h, đêm nào bà cũng lên kiểm tra con gái đã chịu đi ngủ trước 10h hay chưa, nếu chưa là bà lại cằn nhằn, ỉ ôi và lườm Thái với ánh mắt “hình viên đạn”.
Ảnh minh họa.
Video đang HOT
Sống bên vợ, dù hai vợ chồng son luôn quấn quýt bên nhau nhưng lúc nào Thái cũng cảm nhận được bức rào vô hình ngăn cách anh gần gũi gia đình vợ. Anh hầu như không có nhiều khoảng thời gian bên Nhi sau giờ làm việc, vì thế ước mơ được ra riêng luôn âm ỉ cháy trong anh. Những bất đồng trong việc làm rể cứ ngày một tăng lên, chỉ trực chờ bùng nổ. Thái cố gắng hết sức chịu đựng và làm hài lòng cha mẹ vợ, tuy nhiên, những việc anh làm đều trở thành cái gai trong mắt họ. Những mâu thuẫn này Nhi hầu như không biết vì cô vốn vô tư, vô lo và chẳng bao giờ để ý chuyện gì.
Bất đồng không thể cứu vãn
Rạn nứt trong quan hệ giữa Thái và bố mẹ vợ càng gia tăng khi Nhi được cơ quan cử đi nước ngoài tận 3 năm. Bản thân Nhi không muốn xa chồng, tuy nhiên, bố mẹ cô lại bắt cô không được từ bỏ cơ hội. Thái dù không muốn vợ đi chút nào nhưng anh cho rằng đó là cơ hội tốt để Nhi thỏa ước mơ của mình.
Ngày Nhi rời khỏi Việt Nam, Thái phải xin nghỉ phép để đưa cô qua tận Pháp. Chỉ khi vợ ổn định chỗ ở, nơi làm, anh mới yên tâm trở về. Tuy nhiên, cuộc sống địa ngục của anh chỉ mới bắt đầu.
Nhiều lần mẹ vợ khó chịu với con rể ra mặt, bắt anh làm đủ việc nội trợ trong nhà, từ đi chợ, nấu ăn, giặt giũ, chỉ thiếu điều rửa toilet nữa thôi. Vừa phải làm tốt mọi việc ở công ty, lại thêm làm việc nhà như con ở, khiến Thái không hiểu sao bản thân anh lại phải sống thế này. Nếu trước đây Nhi còn ở Việt Nam, bố mẹ vợ không to tiếng mắng chửi anh xa xả, giờ đây, họ đụng gì cũng nói, anh làm gì cũng bắt bẻ, xét nét như con dâu mới về nhà chồng. Quá chán ngán nên Thái chẳng muốn về nhà.
Thái mạnh dạn xin bố mẹ vợ ra ở ngoài trong thời gian vợ xa nhà, bố mẹ vợ không đồng ý, tuy nhiên, vì hết chịu đựng nổi nên anh nhất quyết ra ngoài ở. Thế là bà mẹ vợ bù lu với hàng xóm là anh có nhân tình khi con bà vừa rời bước, không những thế bà còn gọi điện qua Pháp cho con gái kể lể đủ điều.
Nhi lúc đầu không tin, sau rồi vì mẹ cô đơm đặt quá nhiều điều nên Nhi cũng dần chán, ít liên lạc với chồng. Nhiều lần Thái gọi qua nhưng không thấy vợ bắt máy, chán nản, Thái quyết định buông xuôi, đến đâu hay đến đấy. Đôi lúc anh nghĩ, giữa anh và Nhi liệu có còn là vợ chồng? Nhi đi đã được 1 năm 8 tháng nhưng được vài tháng đầu vợ chồng thường xuyên liên lạc, hơn 1 năm nay Nhi cắt liên lạc hoàn toàn. Tình trạng “lửng lơ con cá vàng” này khiến Thái mệt mỏi.
Phải lòng đồng nghiệp vì quá cô đơn
Dù ra ở riêng nhưng bố mẹ vợ lúc nào cũng bắt Thái một ngày về nhà mấy dạo, nào là mua đồ, làm đủ việc nhà không khác gì người hầu. Đôi lúc bực tức nhưng anh chẳng thể làm được gì vì dù sao họ cũng là bố mẹ vợ. Có lẽ Thái là chàng rể duy nhất bị đối xử như vậy.
Những buồn bã của Thái, mọi người ở công ty ai cũng biết, họ thông cảm với anh và luôn an ủi động viên anh. Trong đó, Hoa là người quan tâm đến Thái nhất, cô luôn đứng từ xa nhìn Thái và tình nguyện ở bên anh trong những lúc anh thất vọng nhất.
Thế rồi chuyện gì đến sẽ đến, lửa gần rơm lâu ngày cũng bén, trong lúc cô đơn nhất, Thái phải lòng cô bạn đồng nghiệp. Sự nhẹ nhàng, dịu dàng và tính cách sôi nổi của Hoa đã thu hút anh, khiến anh quên đi nỗi đau từ sự hững hờ của vợ nơi xứ người.
Bản thân bố mẹ vợ muốn con gái ly hôn với Thái, họ cho rằng kiểu gì Thái cũng sẽ “mèo mỡ” bên ngoài nên họ đến tìm công ty thám tử Lương Gia theo dõi hành tung của con rể, nếu có chứng cứ ngoại tình thì cứ ghi lại và cung cấp cho họ. Sở dĩ do bố mẹ Nhi đều là quan chức Nhà nước nên họ không tiện ra mặt theo dõi.
Chiểu theo yêu cầu của khách hàng, ông Lương Hiền Duy – Giám đốc công ty thám tử Lương Gia điều thám tử túc trực trước căn hộ thuê của Thái để theo dõi anh. Họ không khó khăn để tìm ra được những bức ảnh tình tứ của Thái cùng người yêu hiện tại. Dù hoàn cảnh của anh rất đáng thương nhưng những bằng chứng này chắc chắn sẽ không có lợi cho Thái.
Nghe đâu, sau này Thái và Nhi cũng ly dị và điều bất ngờ hơn là Nhi ở bên Pháp cũng có người đàn ông khác, khoảng thời gian cô cắt đứt liên lạc với chồng là do sống chung với tình nhân. Vậy trong câu chuyện của Thái và Nhi, tội lỗi thuộc về ai khó có thể phân định đúng sai. Chỉ có điều Thái dường như đã quá cam chịu. Nếu anh quyết đoán hơn, có lẽ vẫn giữ được người mình yêu mà không bị vướng vào sự éo le trong cảnh sống chung với gia đình nhà vợ “trọng của hơn trọng người”.
Theo VNE
Gái phố khổ sở làm dâu quê
Vừa đón dâu về nhà, tôi đã phải thay vội quần áo để rửa 30 mâm bát đĩa mới dọn.
Tôi là con út trong nhà nên từ nhỏ đã quen được bố mẹ chiều chuộng, ít khi phải động chân động tay vào bất cứ việc gì. Bởi vậy, tôi hay rất ỷ lại việc nhà cho mẹ nên chẳng làm được trò trống gì. Tôi nấu ăn thì tệ, bát đũa, xoong nồi không rửa ẩu thì cũng sứt mẻ, vỡ là chuyện thường tình. Bố mẹ tôi vẫn thường mắng mỏ: "Sau này về nhà chồng chưa nổi ba hôm người ta đã lót tay lá chuối dắt ra khỏi cửa". Tôi chỉ cười xòa trước câu nói đó bởi tôi luôn nghĩ rằng, cũng còn lâu lắm mới đến cái ngày ấy. Hơn nữa, con gái bây giờ hiện đại, bố mẹ chồng cũng trẻ, cũng hiện đại, chắc gì đã bắt con dâu làm việc nhà? Tôi cứ nghĩ mọi việc đơn giản và vô tư như những gì vẫn diễn ra hàng ngày, xung quanh cuộc sống không bị bó buộc của tôi.
Năm cuối đại học, tôi bắt đầu có cảm tình với một bạn nam khoa khác. Anh hơn tôi hai tuổi, chững chạc và tâm lý. Tôi thích mẫu người đàn ông biết lo cho gia đình bởi tôi vốn không phải là đứa con gái đảm đang, chăm chỉ. Duy chỉ có điều anh sinh ra và lớn lên ở quê, còn tôi gái "phố" nên có đôi chút khác nhau.
Từ nhỏ, tôi đã quen với lối sống phóng túng, ít bị gò bó từ phía gia đình. Còn anh sinh ra trong một gia đình có học, nề nếp với đủ những nguyên tắc sống. Nhưng "Ghét của nào trời trao của nấy", tôi yêu ngay phải một anh trai làng với những yêu cầu chuẩn mực về người phụ nữ Việt Nam: con gái thì phải "đi nhẹ, nói khẽ, cười duyên", phải biết "nữ công gia chánh"... Anh không bắt tôi phải làm theo khuôn mẫu đó nhưng vẫn thường ý tứ nhắc nhở tôi như vậy bởi, bố mẹ anh đều là những người có học thức, gia giáo.
Mặc dù ghét những lề thói nhưng tôi lại vô cùng yêu anh. Đã bao lần tôi quyết tâm học để thay đổi bản thân nhưng càng học lại càng tệ bởi nó đã ngấm vào máu, ăn sâu vào tôi tự bao giờ. Dù có ghi nhận những thay đổi tích cực của tôi nhưng anh cũng đành phải "bó tay" bởi không dễ gì đào tạo tôi trong một sớm một chiều. Nhưng cuối cùng, đám cưới của chúng tôi cũng diễn ra suôn sẻ thuận lợi bởi, những lần ra mắt bố mẹ anh, tôi đều cố gắng che giấu thật tốt những khiếm khuyết của bản thân mình.
Làm dâu quê quả là một khó khăn đối với cô gái phố như tôi (Ảnh minh họa)
Nhưng điều gì đến cũng sẽ phải đến. Những ngày đầu làm dâu tôi đã không lường trước được những công việc nhà. Ngay sau khi đón dâu về nhà chồng, tổ chức ăn cỗ xong, tiệc trà xong xuôi, tôi lập tức phải thay quần áo để rửa 30 mâm bát. Lần đầu tiên trong cuộc đời mình, tôi rửa nhiều bát đến như vậy. Sau khi rửa xong, vừa tủi thân vì phải xa bố mẹ gần một trăm cây số, vừa mệt mỏi vì phải rửa hàng đống bát đũa để chứng minh nàng dâu đảm đang, tôi khóc nức nở trước sự ngạc nhiên của mấy đứa em đang rửa bát cùng. Chắc ai cũng nghĩ rằng, tôi tủi thân vì đang nhớ nhà nhưng thực sự tôi thấy sốc khi lần đầu tiên mình phải dọn dẹp nhiều đến thế. Chưa kể trong lúc rửa bát, tôi đã nhỡ tay đánh vỡ tới gần chục cái bát con khiến đám em của tôi cũng phải trợn tròn mắt vì bất ngờ.
Hôm sau, tôi đã bị gọi dậy từ lúc mờ sáng để đi chợ cùng mẹ chồng, làm bữa cơm thân mật gọi là "lại mặt" với họ hàng. Ra chợ, cái gì tôi cũng thấy hay bởi chợ quê nhiều đồ lạ mắt hơn chợ phố. Tôi la cà hết hàng cháo trai, rồi sang hàng bánh đúc chấm tương...món gì tôi cũng muốn thử khiến mẹ chồng tôi cũng đành phải chiều cô dâu "phố".
Cả buổi sáng hôm đấy, ngoài việc nhặt rau, rửa rau, tôi không phải lo bất cứ việc gì. Có lẽ sau buổi tối hôm trước, mọi người cũng đã bắt đầu nhận ra bản chất của dâu mới nên ai cũng bảo tôi cứ đi dạo cho khuây khỏa, việc bếp đã có người lớn làm hết rồi. Dù bớt lo một chút nhưng tự bản thân tôi cảm thấy mình có chút vô dụng, thừa thãi tay chân bởi vô tình tôi đã làm mất mặt nhà chồng trước họ hàng, làng xóm.
Lên Hà Nội, tôi quyết định đi học một lớp nữ công gia chánh để nâng cao kỹ năng, tay nghề quyết tâm nấu cho bố mẹ chồng một bữa cơm đàng hoàng tử tế, sửa đổi lại bản thân. Nghĩ lại mấy ngày làm dâu ở quê rửa bát thì bát vỡ, rán nem thì nem cháy khiến tôi vô cùng xấu hổ... Nhưng cũng chính vì điều đó khiến tôi có quyết tâm hơn để học nữ công gia chánh.
Sau ba tháng học nấu ăn, cuối cùng bố mẹ chồng tôi cũng đã có được một bữa cơm lành, canh ngọt do cô con dâu mới nấu. Tôi cảm thấy trong lòng phấn khởi, có chút thích thú và vô cùng hạnh phúc khi được mọi người trong gia đình thưởng thức và tấm tắc khen ngon.
Theo VNE
Quý bà hồi xuân "Dạo này cứ đặt mình xuống là tôi mơ thấy 'cảnh ấy'. Lão nhà tôi thì ngáy khò khò, sao mà khó chịu. Lâu lắm rồi không 'gì', chẳng nhẽ giờ lại lay lão dậy để...". Chồng Phương thỉnh thoảng lại hỏi: "Bà dạo này bị sao ấy nhỉ? Ai đụng chạm gì bà mà cứ cáu kỉnh, gằm gè chồng con thế?"....