Chịu không nổi với Squid Game phiên bản Ấn Độ: Người chơi “đổ máu” vì tiền thưởng khủng, nhưng luật lệ khác xa đến sốc óc?
Phiên bản “Squid Game Ấn Độ” này đang khiến fan Hàn vô cùng hoang mang.
Khi cơn sốt Squid Game vẫn còn chưa nguôi, nhiều khán giả đã phát hiện ra từ hơn 10 năm trước, thị trường Bollywood của Ấn Độ đã có một tác phẩm sinh tồn tương tự. Bộ phim tên Luck này đã được nhiều trang tin lớn tại xứ kim chi đề cập như ” Squid Game phiên bản Ấn Độ”.
Squid Game đang được yêu thích khắp thế giới
Thế nhưng Ấn Độ đã có một phiên bản “Con Mực” của riêng mình nhiều năm trước
Bộ phim Luck ra mắt vào năm 2009 với motif khá giống với Squid Game đang làm mưa làm gió hiện tại. Trong phim, nam chính Karim là một người vô cùng may mắn, may mắn đến khó hiểu. Thuở thiếu thời, Karim sống sót qua hàng loạt tai nạn thảm khốc, thậm chí còn dễ dàng trúng số và trở thành tỷ phú. Vì quá nhàm chán, Karim đã tổ chức một cuộc thi sinh tồn với giải thưởng là số tiền cực lớn.
Ông trùm Karim tổ chức loạt trò chơi mà chỉ có thể chiến thắng nhờ may mắn
Giống với Squid Game , Luck cũng có các vòng chơi mà thí sinh phải vượt qua để chiến thắng. Tuy nhiên các trò chơi của Luck không đòi hỏi chiến lược hay mưu mẹo, cũng không cần người chơi lừa lọc, phản bội lẫn nhau. Nếu muốn chiến thắng và nhận được phần thưởng bạc tỷ từ Karim, bạn chỉ cần một thứ: may mắn. Những người chơi được tập hợp lại bởi Karim đều được săn lùng dựa trên tiêu chí may mắn. Tất cả bọn họ đều từng gặp may trong cuộc sống, thậm chí thoát chết trong gang tấc.
Các người chơi cũng được dán số…
… và bịt mắt đưa đến đấu trường như Squid Game
Những trò chơi trong Luck lại vô cùng thú vị, khiến khán giả không thể đoán trước được gì vì toàn dựa vào may rủi. Những trò chơi như chĩa súng vào nhau và bóp cò, hay liều mình nhảy dù từ độ cao tàn khốc, thậm chí chọn 1 trong số 300 chìa khóa để thoát chết,… đều vô cùng khó đoán, hoàn toàn không có cách nào để “gian lận” mà chỉ có thể thử vận may của mình. Các nhân vật trong phim cũng liên tục cố gắng giảm số lượng người chơi bằng các thủ thuật thâm độc như ám sát, cưỡng bức,… không khác gì Squid Game .
Suy cho cùng, không chỉ Nhật Bản mà ngay cả Ấn Độ cũng đã đi trước xứ Hàn một bước trong công cuộc xây dựng thế giới sinh tồn trên màn ảnh của riêng mình đấy!
Trò chơi “cò quay Nga” hoàn toàn dựa vào may rủi
Những vòng chơi của Luck khác hẳn với Squid Game vốn vẫn có thể dựa vào sức lực, trí khôn để chiến thắng
Các người chơi của Luck cũng tìm cách hãm hại nhau nhằm độc chiếm số tiền
Trailer Squid Game
Ý nghĩa đen tối sau trò "đập giấy" ở Squid Game được đạo diễn tiết lộ: Khác 100% suy đoán của netizen, kinh hãi và ám ảnh hơn nhiều!
Danh tính nhân vật của Gong Yoo trong Squid Game cũng đã được đạo diễn phim hé lộ khi nhắc tới trò "đập giấy" gây tò mò.
Squid Game (Trò Chơi Con Mực) chính là hiện tượng truyền hình chưa từng có của Hàn Quốc, tầm ảnh hưởng bùng nổ khắp thế giới và trở nên viral ở mọi lãnh thổ có Netflix. Khán giả bị ấn tượng mạnh bởi concept "trò chơi sinh tử" của phim, cũng như tấn thông điệp được cài cắm khéo léo xuyên suốt 9 tập Squid Game . Những trò chơi của phim cũng trở thành đề tài bàn luận, giải trí của nhiều người. Một trong những trò được netizen đưa ra nhiều giả thuyết nhất chính là "đập giấy ăn tiền" ở tập 1.
Trong tập 1 của Squid Game , một người đàn ông bí hiểm (Gong Yoo) đã tiếp cận Gi Hun (Lee Jung Jae) và mời chơi một trò chơi tuổi thơ: đập giấy. Nếu Gi Hun chiến thắng, anh sẽ nhận được 100.000 won. Nếu thua, anh sẽ bị ăn 1 cú tát. Gi Hun chọn miếng giấy màu xanh, bị cuốn vào trò chơi đến độ nghe theo lời người đàn ông kia để tham gia Squid Game.
Nhiều khán giả đưa ra giả thuyết rằng bằng việc chọn màu của miếng giấy, "nạn nhân" của Squid Game cũng đang lựa chọn vai trò của mình trong trò chơi. Những ai chọn giấy xanh sẽ trở thành người chơi (mặc đồ xanh), trong khi những ai chọn giấy đỏ sẽ trở thành lính, nhân viên (mặc đồ đỏ). Ý kiến này thuyết phục được nhiều khán giả, cho rằng nhà sản xuất đã cài cắm tình tiết này quá tài tình để khán giả suy luận, mở ra tương lai cho mùa tiếp theo.
Vậy là giả thuyết chọn giấy xanh - đỏ để hóa người chơi hoặc nhân viên đã bị loại
Tuy nhiên, sự thật hóa ra lại không giống như những gì khán giả đã nghĩ. Đạo diễn Hwang Dong Hyuk của Squid Game cuối cùng cũng đã đưa ra lời giải thích cho ý nghĩa trò chơi này:
"Tôi biết hiện tại có rất nhiều giả thuyết về nhân vật của Gong Yoo. Nhưng những khán giả đó chắc chắn còn sáng tạo hơn tôi rồi," ông nói.
Theo vị đạo diễn, 2 sắc màu của miếng giấy đó đến từ một truyền thuyết đô thị về "con ma trong nhà vệ sinh" Aka Manto . Đây là một truyền thuyết xuất phát từ Nhật Bản, sau đó trở nên nổi tiếng vì sự rùng rợn. Con ma này sẽ cho con người chọn giữa giấy vệ sinh có màu xanh hoặc đỏ. Thực chất, đó chỉ là câu hỏi mẹo. Cả hai lựa chọn đều dẫn tới cái chết đau đớn. Ở một vài biến thể của câu chuyện, người chọn màu xanh sẽ bị siết cổ còn người chọn màu đỏ sẽ bị đâm tới chết.
Hình minh họa
Xuyên suốt Squid Game , đây cũng là chủ đề được bộ phim thể hiện mạnh mẽ. Tất cả người chơi đều đang bước vào cái chết đã được định đoạt sẵn mà không hề hay biết. Mọi trò chơi, mọi hành động trong Squid Game rồi cũng dẫn đến cái chết - chỉ trừ cho 1 người chiến thắng. Vì vậy, đó mới là chủ đích của nhà sản xuất khi cho Gi Hun lựa chọn giữa hai màu xanh - đỏ!
Về phần nhân vật người đàn ông "salesman" của Gong Yoo, đạo diễn Hwang chia sẻ ngắn gọn rằng "Nhân vật này là một nhân viên từ trò chơi, được ban lãnh đạo trò chơi tin tưởng để hoạt động trong cộng đồng".
Squid Game hiện đã ra mắt đủ các tập trên Netflix.
Trailer Squid Game
Trò "đi trên kính" của Squid Game hóa ra có cách thắng cực dễ, thực hiện được thì 100% sống sót mà không ai nghĩ ra! Dễ vậy mà chẳng ai nghĩ ra, cứ làm thế này thì chắc kèo sống màn "đi trên kính" ở Squid Game! Những trò chơi tử thần của Squid Game (Trò Chơi Con Mực) chính là yếu tố khiến bộ phim trở nên gay cấn, khó đoán và nguy hiểm hơn bao giờ hết. Tính mạng dàn nhân vật chính cũng "ngàn cân...