Chịu đựng trên giường
Khi đàn bà im lặng, đàn ông thường hiểu, đó là sự đồng ý, đó là sự chấp nhận. Và đôi khi, người ta cho đó là cái duyên của đàn bà. Nhưng, khi đàn bà luôn im lặng trên giường, đằng sau đó là cả một thế giới khép kín đầy nội tâm và đau khổ. Để làm gì? Để gìn giữ gia đình. Và đôi khi, đó còn ẩn chứa một sự bứt phá…
Nhắm mắt và chịu đựng
“Chúng tôi không bao giờ nói về chuyện ấy (tình dục). Thỉnh thoảng tôi bị đau khi quan hệ nhưng tôi không bao giờ nói với chồng hay người khác. Tôi cảm thấy rất ngại khi nói về những chuyện này”.
“Tôi không thiết chuyện “vợ chồng”. Lúc ấy tôi chỉ muốn thật nhanh. Nếu công việc hàng ngày thật nặng nhọc mà chồng lại không biết chia sẻ thì chuyện “đi lại” với nhau cũng chẳng thiết”.
“Tôi chưa bao giờ nói ra khi tôi không muốn vì tôi là vợ của anh ấy. Tôi phải hiểu đã là vợ thì phải đáp ứng nhu cầu của chồng. Nếu người vợ từ chối quan hệ với chồng khi chồng muốn thì có nghĩa là chưa hoàn thành nghĩa vụ làm vợ”.
Đây là một trong số những tâm sự thể hiện quan niệm của người phụ nữ trong đời sống tình dục. Những ràng buộc về tư tưởng, văn hóa và lối sống đã khiến nhiều người phụ nữ mãi mãi coi chuyện quan hệ tình dục là một nghĩa vụ phải phục tùng của một người vợ chính chuyên chứ không hề quan tâm đến cảm giác, cảm xúc của bản thân, ngay cả khi ốm đau, bệnh tật hay bản thân không muốn. Chính những điều đó đã tạo thêm sức ép lên cuộc sống vốn dĩ đã nhiều ràng buộc, đè nén của người phụ nữ.
Trong một chừng mực nào đó, người phụ nữ vẫn tiếp tục quan niệm rằng, tình dục là thứ họ hiến dâng cho nam giới chứ không phải là thứ họ có thể đòi hỏi. Chính từ suy nghĩ đó nên người phụ nữ đã tự triệt tiêu khoái cảm của mình, bỏ qua nhu cầu hưởng thụ trong quan hệ với chồng.
Quan niệm rằng một người vợ tốt là người vợ không bao giờ từ chối “chuyện ấy” cũng khiến cho người phụ nữ phải luôn luôn gánh trách nhiệm “ngủ” với chồng dù có lúc không muốn. Họ cố gắng kìm nén cảm xúc của mình để làm cho chồng hài lòng và bản thân họ cảm thấy mình đã làm đúng trách nhiệm và nghĩa vụ làm vợ của mình. Các ông chồng cũng xem việc đòi hỏi vợ thỏa mãn nhu cầu tình dục của mình như là quyền làm chồng.
Tại sao vợ không dám từ chối chồng?
Chị Mai có chồng là giám đốc marketing cho một công ty bánh kẹo tại Tp.HCM có văn phòng đại diện tại Hà Nội. Chồng chị cứ đi đi về về mỗi tháng một lần. Chị Mai biết chắc chồng có quan hệ tình dục ngoài hôn nhân nhưng chấp nhận vì điều kiện công tác và sinh hoạt của anh. Tuy nhiên, điều chị lo lắng nhất mỗi khi chồng đi công tác về là việc quan hệ vợ chồng với anh.
Video đang HOT
Những nghiên cứu về văn hóa Việt Nam đã chỉ ra rằng “chịu đựng” là một đặc tính của người Việt Nam do ảnh hưởng của lịch sử bị đô hộ lâu dài cũng như do ảnh hưởng của đạo Phật và đạo Lão có xu hướng “giữ bình yên trong tâm hồn”.
Bị quy định bởi các giá trị văn hóa truyền thống về đức hy sinh, chịu đựng và phục tùng, cũng như chịu ảnh hưởng bởi những thay đổi mang tính lịch sử, chính trị và xã hội, người phụ nữ thường đặt hạnh phúc chung của gia đình lên trên những quan tâm, đòi hỏi và lo lắng cá nhân về tình dục.
Chị lo sợ khả năng lây bệnh từ chồng nên mất hết hứng thú, chẳng có cảm xúc gì mỗi khi anh động chạm vào người. Thậm chí, có lần, chồng chị bực mình hậm hực: “Ngủ với vợ còn khó hơn ngủ với gái”. Nhưng rồi, để tránh xích mích trong gia đình, chị đành thuyết phục anh sử dụng bao cao su và phòng bệnh theo cách riêng của chị. Chồng Mai đồng ý nhưng chẳng vui vẻ gì.
Nhiều phụ nữ tin rằng nam giới ngoại tình hoặc đi với gái mại dâm là do người phụ nữ không thỏa mãn nhu cầu tình dục của chồng. Tâm sự của một người vợ phải chiều chồng như sau: “Mặc dù tôi không muốn nhưng đôi khi tôi phải giả vờ thích để anh ấy không phật lòng. Tôi nghĩ làm như thế để tránh việc chồng đi tìm người phụ nữ khác vì như thế sẽ rất phức tạp”.
Chính điều này lại càng củng cố thêm quan điểm phụ nữ phải “chiều” chồng và làm thỏa mãn chồng bất cứ khi nào chồng xuất hiện “nhu cầu”. Đây là cách giữ chồng được chị em cho là hữu hiệu để tránh khỏi sự quyến rũ của những người phụ nữ khác và bảo vệ hạnh phúc gia đình.
Sự hòa thuận trong gia đình còn giúp nhiều chị em tránh được bạo lực. Quan hệ tình dục với chồng bỗng nhiên trở thành cứu cánh, giúp nhiều phụ nữ không bị chồng đánh. Khi vợ từ chối “quan hệ” với chồng, chồng nghi vợ có tình nhân, đánh vợ. Để tránh phải đòn, lần sau, vợ không dám từ chối quan hệ nữa.
Một người vợ đã kể: “Khi chồng tôi say, nếu tôi từ chối, anh ta sẽ uống nhiều hơn, và chồng tôi rất hung dữ khi say. Vì vậy, thà cho anh ta thỏa mãn còn hơn bị đánh đòn” và sự chịu đựng ấy là hậu quả của sự tích tụ từ ấm ức này sang ấm ức khác khiến người phụ nữ dần đi vào thế giới lãnh cảm không lối thoát.
Sợ những phản ứng tiêu cực từ chồng khiến chị em ngày càng thu mình và từ bỏ nhu cầu, quyền lợi là đạt được xúc cảm trong quan hệ với chồng mà chỉ chăm chăm đáp ứng chồng. Phụ nữ khi từ chối chồng sẽ phải đối mặt với những phản ứng không hay như sự lạnh nhạt, tức giận, đá thúng đụng nia, bị gây áp lực về mặt tinh thần, thậm chí là bạo lực về mặt thể xác.
Bất bình đẳng giới trong tình dục
Bà Hoàng Tú Anh cán bộ dự án công ty Tư vấn đầu tư y tế CIHP cho biết, phụ nữ thường thụ động, nam giới chủ động trong quan hệ tình dục. Việc quan hệ thường là để thỏa mãn nhu cầu của nam hơn là của nữ. Các quan niệm này khiến phụ nữ phải thiệt thòi hơn cũng như chịu nhiều nguy cơ liên quan đến phòng bệnh tật và mang thai ngoài ý muốn. Bất bình đẳng giới còn thể hiện trong các dịch vụ cho phụ nữ và nam giới.
Các cơ sở y tế bắt đầu thành lập các phòng khám “nam khoa” để điều trị các vấn đề sức khỏe tình dục của nam giới nhưng liệu bao nhiêu bác sĩ sản phụ khoa có kiến thức đầy đủ về tình dục nói chung và tình dục của nữ nói riêng? Các nghiên cứu của chúng tôi cũng chỉ ra việc tăng cường vị thế của phụ nữ trong kinh tế và xã hội nói chung chưa chắc đã cải thiện được vị thế của họ trong vấn đề tình dục.
Có những phụ nữ làm kinh tế giỏi và tham gia nhiều hoạt động xã hội nhưng họ vẫn không dám thể hiện nhu cầu tình dục hay từ chối chồng khi không muốn. Điều này cho thấy, cải thiện bất bình đẳng giới trong tình dục cần một chiến lược riêng biệt chứ không chỉ là tăng cường vị thế của người phụ nữ qua hoạt động kinh tế, xã hội và giáo dục. Cải thiện bất bình đẳng giới trong tình dục sẽ góp phần đáng kể vào cải thiện bất bình đẳng giới nói chung.
Nỗi lo sợ bị bỏ rơi, bị bạo lực, mất hòa khí trong gia đình đã làm cho phụ nữ không thể từ chối chồng. Họ quan hệ tình dục với chồng như một việc phải làm, không thể trốn tránh chứ không phải thỏa mãn nhu cầu hay hưởng hạnh phúc trong quan hệ này. Ths. Phan Thị Thu Hiền, chuyên gia tư vấn giới và SKSS khẳng định.
Theo Đẹp
Muốn cuộc 'yêu' hoàn hảo, tránh tuyệt đối 5 điều sau
Một cuộc 'yêu' hoàn hảo không chỉ gói gọn trong quá trình 'xung trận' mà còn là kết quả của một chuỗi dài hành động trước và sau đó.
Sau khi ân ái, có một số hành động có thể mang lại niềm vui và gắn kết tình cảm giữa hai người nhưng cũng có những hành động 'giết chết' tâm trạng của đối tác.
Chạy ngay vào nhà vệ sinh
Bạn bật dậy và lao thẳng vào nhà vệ sinh ngay sau khi 'chuyện ấy' vừa kết thúc vì nóng? Ai cũng muốn sạch sẽ nhưng chạy ngay vào nhà vệ sinh sau khi 'yêu' có thể gây tổn thương cho đối tác.
Vì vậy hãy dành một chút thời gian để ôm ấp người bạn đời của mình sau những phút giây ân ái, chỉ như vậy thôi cũng khiến đối tác cảm thấy hạnh phúc hơn rồi.
Cuộn tròn và quay lưng về phía bạn tình
Ảnh minh họa
Sau khi làm 'chuyện ấy', thay vì cuộn tròn và quay lưng về phía đối tác rồi chìm vào giấc ngủ, bạn nên ôm cô ấy vào lòng.
Được cuộn mình trong vòng tay của người mình yêu và ngủ thiếp đi sau khi 'yêu' luôn là một cảm giác tuyệt vời đối với nhiều người.
Những cái ôm ấp, âu yếm sau khi 'yêu' sẽ khiến nàng cảm thấy được yêu thương và che chở.
Để những người khác vào phòng ngủ
Nhiều người thường có thói quen để cha mẹ hoặc con cái vào phòng ngay sau khi làm 'chuyện ấy'. Điều này phá hỏng không gian riêng tư của hai bạn vì sau khi 'yêu', chiến trường có thể sẽ còn lại một số tàn tích. Bạn sẽ cảm thấy xấu hổ khi bố mẹ hay con cái bạn bắt gặp những tàn tích đó.
Kiểm tra tin nhắn và email
Kiểm tra điện thoại sau khi làm 'chuyện ấy' là một sai lầm phổ biến mà nhiều người mắc phải. Hành động này khiến đối tác cảm thấy bị bạn bỏ lơ, thậm chí nghĩ rằng bạn tới với cô ấy chỉ vì thỏa mãn nhu cầu giường chiếu. Do đó bạn hãy tận dụng khoảng thời gian này để gắn kết tình cảm cùng nàng.
Gọi điện thoại
Dù trong bất kỳ tình huống nào như một cuộc gọi từ người bạn hay đối tác kinh doanh thì việc gọi điện thoại sau khi ân ái là một hành động sai lầm. Điều này chứng tỏ bạn xem chuyện 'yêu' giống như một nhiệm vụ phải thực hiện trong cuộc sống hôn nhân.
Bạn hãy dành thêm chút thời gian nán lại bên cô ấy, nhìn vào mắt người mình yêu, cảm giác gắn bó và được yêu thương sẽ giúp thắt chặt sợi dây tình cảm của cả hai.
Theo VTC
Vợ không có bổn phận phải "thỏa mãn" nhu cầu của chồng Theo các chuyên gia, nguyên nhân chính khiến phụ nữ chấp nhận bị chồng cưỡng ép là do xuất phát từ ý nghĩ: Bổn phận làm vợ thì phải chiều chồng. Nhiều người không chịu được đau khổ, muốn ly hôn nhưng lại đối diện với những nỗi sợ như bị đánh đập, không nuôi được con, không có nhà để ở... ảnh...