“Chịu chơi” với kỳ nghỉ tính bằng… “đô”
(Dân trí) – Dự tiệc tại khách sạn 5 sao, đi du lịch nước ngoài, du lịch “cao cấp” trong nước… nhiều bạn trẻ “ chịu chơi” với kỳ nghỉ tết Tây tính bằng tiền “đô”.
Tại TPHCM, nhiều khách sạn hàng 5 sao tổ chức tiệc năm mới với thực đơn buffer, chương trình ca nhạc đón năm mới, rút thăm trúng thưởng… với giá vài trăm USD/người nhưng gần như đều cháy vé. Kiểu đón năm mới “cao cấp” này, phần lớn chỉ dành cho gia đình, doanh nhân… nhưng giờ không ít bạn trẻ cũng “góp mặt” trong cuộc vui được xem là “xa xỉ”.
Trong đêm giao thừa năm Canh Dần 1/1/2010, khi nhiều con đường ở thành phố trở nên sôi động, tập nập người dân đổ đi xem các chương trình biểu diễn nghệ thuật chào năm mới thì các khách sạn cũng không kém phần nhộn nhịp. Không khí trang trọng, nhộn nhịp mà chỉ những người đặt vé từ trước mới có chỗ. Vậy nhưng không khó để nhìn thầy rất nhiều bạn trẻ, thậm chí có bạn tuổi teen vẫn có vé “lưu thông” ra vào nơi đây.
Nhiều bạn trẻ có kỳ nghỉ tết Tây tính bằng tiền “đô”. (Ảnh minh họa: Hoài Nam).
Cùng nhóm bạn 6 người đi vào một khách sạn sang trọng bậc nhất Sài Gòn trên đường Đồng Khởi (Q.1), Thành, sinh viên năm thứ nhất trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng cho hay, nhóm mình đã đặt tiệc đón năm mới tại khách sạn này cách đây một tuần. “Kỳ nghỉ tết trúng dịp cuối tuần, được nghỉ tới ba ngày lận, bọn em đã tính đi Ma Cao chơi nhưng có mấy đứa trục trặc hộ chiếu nên hoãn. Noel đi Đà Lạt rồi nên đành đón năm mới tại khách sạn vậy”, Thành nói.
Ngoài giá vé 320 USD/người, theo Thành phí phát sinh chắc chắn không dưới 100 USD/người. Cậu dự định: “Hai ngày còn lại bọn em cũng chỉ đi vũ trường thôi, cao hứng lên thì đạp “xế” đến nơi nào đó”.
Thành quê Bình Dương, bố mẹ kinh doanh trong ngành bất động sản. Nhóm bạn của Thành, đều là sinh viên, có bạn học cùng trường với cậu, có bạn học trường Văn Hiến, Tôn Đức Thắng…
Video đang HOT
“Thật ra cũng không quá tốn kém, kỳ nghỉ thế này hết khoảng chục triệu, bằng tiền trợ cấp từ ông bà già… trên lý thuyết. Hơn nữa, ngày thường bọn em cũng đi vũ trường, cũng uống rượu Tây… cũng đâu có kém hơn là bao. Chẳng qua lấy chỗ vui chơi, tụ họp vào chính thôi”, cô nữ sinh trong nhóm, học trường Tôn Đức Thắng cho hay.
Theo chị Thanh, người phụ trách một nhà hàng cao cấp nằm trên Q.3 cho biết, tiệc năm mới tại nhà hàng có giá không dưới 200 USD/người kín chỗ, trong đó có không ít các bạn trẻ: “Cách đây mấy năm chủ yếu là những người thành đạt, doanh nhân hay gia đình… mới đến đây nhưng hai năm trở lại đây, khách hàng chủ yếu là giới trẻ, có nhiều nhóm còn còn tuổi học trò”, chị Thanh nói.
Đi du lịch nước ngoài trong kỳ nghỉ cũng là lựa chọn của nhiều bạn trẻ, đặc biệt là những đôi uyên ương. N.M, ĐH Công nghệ Sài Gòn cùng nhóm bạn có kỳ nghỉ tết Tây 4 ngày tại quốc đảo Sư tử với giá tour là 700 USD. M nói: “Bọn em lên danh sách hoài cuối cùng mới quyết định đi Sing. Ở đó có chương trình bắn pháo hoa, đường phố đẹp… Đặc biệt cả mấy đứa đều khoái đi mua sắm bên đó”. M dự định, chuyến đi của mình sẽ “đốt” hết không dưới 2.000 USD. “Cũng nằm trong khoảng cho phép của ông bà già em thôi”, M cười.
Mạnh Đức, 23 tuổi, làm việc ở một công ty viễn thông lại cùng bạn gái là cô nữ sinh năm thứ nhất một trường ĐH trên Q.5 đi nghỉ ở Hàn Quốc với giá vé 1.500 USD/người. Đức cho biết, “chịu chi” cho kỳ nghỉ vì để bù cho ngày lễ Valentine năm nay vì hôm đó trùng ngày mùng Một tết ta. “Bạn bè mình cũng đi nhiều, chứ đâu phải mình mình. Đi Sing, đi Thái, Hàn, rồi đi châu Âu”.
Dự định sang tận Pháp chơi nhưng cuối cùng nhóm bạn của Uyên, 20 tuổi, nhà ở Q.11 đành bỏ kế hoạch, và chuyển hướng đi chơi ở khu vui chơi cao cấp VinpearlLand trong nước. Uyên nói: “Cũng vì trục trặc giấy tờ, mấy đứa không bay được nên đành vì nhau mà chấp nhận ở nhà. Nhờ “vỡ kế hoạch” mà kỳ nghỉ này bọn em tiết kiệm được khối”.
Theo một khảo sát về chất lượng sống của sinh viên Đại học Quốc gia TPHCM, thực hiện trong năm 2008, gần 57% sinh viên cho biết họ tiêu từ 700.000 đến một triệu đồng mỗi tháng, 17% chi trên một triệu đồng mỗi tháng. Trong khi đó, vẫn có một số sinh viên tiêu mỗi tháng đến 10 triệu đồng.
Hoài Nam
"Chơi" hàng thùng
Giá đến mấy triệu bạc nhưng cũng chỉ mua được một chiếc quần hoặc áo cũ, trong khi đồ mới nguyên đai, nguyên nẹp thì chỉ có vài trăm ngàn đồng. Điều này thoạt nghe khó tin, nhưng những chuyện thật đến trăm phần trăm này đang ngày càng phổ biến ở Hà Nội.
Chịu chơi
Dù đã tốt nghiệp nhưng sinh viên lớp Luật kinh tế, trường Đại học Luật vẫn nhắc lại cô bạn Nguyễn Ngân Hà, biệt danh Nấm. Từ bộ quần áo, túi xách cho tới giầy dép của cô đều là của những thương hiệu nổi tiếng. Nhưng tất cả đều là hàng... second hand.
Ảnh minh họa
Không có vài nghìn đô la để dùng giầy mới của Nike, túi xách của Louis Vuitton nên cô chuyển sang dùng hàng second hand. Một chiếc áo, một đôi giày hay ví của Hà có giá ít nhất từ 500.000 đồng trở lên. Hà sẵn sàng bỏ ra cả triệu đồng để sở hữu một đôi giày đã mòn gót vì nó là hàng độc.
Không chỉ có mình Hà, rất nhiều người thuộc nhiều tầng lớp khác nhau, công việc khác nhau như diễn viên, ca sĩ, giáo viên, doanh nhân... đều chung sở thích dùng hàng độc. Mặc dù chị Tô Mai Lan ở ngay trung tâm thành phố Lạng Sơn, chị Tô Mai Lan có thể mua sắm nhiều thứ thuận tiện với giá rẻ, nhưng chị rất ít khi mua hàng mới.
Từ mấy năm nay, giầy dép của chị đều là hàng second hand được mua trong những lần xuống Hà Nội. Chị kể, đôi giầy chị đang đi được mua cách đây hai năm với giá 400.000 đồng. "Hồi đó, bạn bè kêu ầm lên khi biết tôi mua giày cũ với giá đó. Nhưng bây giờ thì không ai nói gì nữa, lại còn hỏi xem tôi mua ở đâu. Đôi giầy này càng đi lâu, da càng bóng và đẹp", chị cười nói.
Chị Sĩ Thị Thường, một công chức ngành thuế, là "tín đồ" hàng second hand đã ngót hai chục năm. Từ những chiếc valy cho hai cô con gái đi du học, cho tới quần áo mặc trên người của chị đều là hàng second hand. Trong lần chuẩn bị cho cô con gái đi du học vừa qua, chị bỏ ra hơn hai triệu đồng để mua chiếc valy có nhãn hiệu nổi tiếng ở chợ Hàng Da.
Theo chị Thường chất liệu của chiếc valy đó tốt, kiểu dáng đẹp, đặc biệt còn thể hiện đẳng cấp mà không cần phải bỏ số tiền lớn. Thực tế, cái giá của sự độc đáo, sang trọng tính ra cũng không hề đắt. Chị Thường tâm sự: "Nhiều chiếc áo sau khi mua về, tôi giặt lại và mặc lên nhìn không khác gì áo mới, vẫn rất lịch sự và sang trọng".
Nếu như ở Kim Liên, với 50.000 hoặc 70.000 đồng khách hàng có thể sở hữu một chiếc áo khá đẹp, thì ở khu Hàng Da và Phan Bội Châu, giá sẽ đắt hơn. Có thể kể đến một số nơi là điểm đến quen thuộc của giới "sành điệu" như giầy dép, túi xách Cường Sơn, Hợp Đạt (Phùng Hưng), Hàng Thùng số 2 Phan Bội Châu... Hàng ở đây đã được chọn lọc nên nói chung toàn đồ xịn. Ví dụ như túi của Louis Vuitton, D&G, Chanel và Calvin Klein, ví Boss... Giá nhiều mặt hàng ở đây lên đến vài triệu đồng.
Hiếm có khó tìm
Hàng second hand có nhiều ở Hà Nội, nhưng tìm được một món đồ ưng ý, không đụng hàng thì rất tốn thời gian và công sức. Muốn mua được chiếc valy cho con gái, chị Thường đã phải dành các buổi trưa của cả tuần để vào chợ Hàng Da, đồng thời còn đặt trước từ chủ cửa hàng quen. Để có được những bộ quần áo ưng ý. Hà đã mất khá nhiều thời gian cho việc săn lùng đồ cũ.
Tuy khó là vậy, nhưng theo chị Dung, một người bán ví, túi xách hơn 20 năm ở phố Phùng Hưng, thì dù đã qua sử dụng nhưng do độc đáo, không đụng hàng nên đồ second hand vẫn được rất nhiều người thích.
Nhưng đồ hiếm, giá cao cũng không chắc đã tỷ lệ với lãi nhiều. Đó là chưa nói đôi khi còn rủi ro. Hàng ở đây chủ yếu phụ thuộc vào đầu nậu mang từ Campuchia sang. Khi có hàng, đầu nậu sẽ gọi điện báo. Phần lớn hàng của chị Dung là "nước một" cực đẹp và hợp thời trang. "Nhưng cũng có nhiều kiện mở ra toàn hàng xấu, chất đống mà bán, không có được những thứ mình mong muốn", chị nói thêm. Còn chủ cửa hàng quần áo ở 83 Thợ Nhuộm thì cho biết hàng second hand giá cao thường phải có khách đặt thì mới dám lấy. Cũng vì thế nên không phải ai cũng mạo hiểm buôn dòng hàng này. Chị Ngọc Lan, chủ cửa hàng quần áo ở Phùng Hưng chia sẻ: "Tôi hiếm khi nhập hàng giá độc và đắt, vì giá cao lại kén khách. Kể cả không lỗi mốt, không bị lỗ nhưng nếu bán chậm thì dễ bị đọng vốn".
Dù không nhiều, nhưng đồ second hand cũng còn một nguồn nữa là từ chính cư dân ở Hà Nội. Nhiều người mặc đồ một thời gian đâm chán vì lỗi mốt (hay bị chê), nên đã "ký gửi". Nếu chủ hàng bán được với giá cao thì ăn phần chênh lệch, còn không thì để đó.
Theo Giáo dục thời đại
Y án kẻ đặt bom 'khủng bố' khách sạn 5 sao Hành vi đe dọa đặt bom, khủng bố của bị cáo là đặc biệt nghiêm trọng, gây hoang mang trong dư luận, không có tình tiết giảm nhẹ... nên tòa đã ra quyết định y án 12 năm tù. Sáng nay ngày 8/10, TAND tối cao tại TP HCM đưa ra xử phúc thẩm, tuyên bác đơn kháng cáo xin giảm nhẹ, y...