Chip xử lý ARM cho máy Mac của Apple sẽ mạnh như thế nào?
Những con chip ARM của Apple liệu có đủ mạnh mẽ để thay thế cho chip xử lý của Intel hay AMD không?
Trong nhiều năm, Apple vẫn luôn tự tin khẳng định rằng những con chip dựa trên kiến trúc ARM của mình có thể sánh ngang với những con chip xử lý của máy tính. Vào năm 2018, Apple tuyên bố rằng iPad Pro mới mạnh hơn 92% máy tính xách tay hiện có trên thị trường. Hiển nhiên, Apple sẽ muốn đưa những con chip “mạnh mẽ” này lên những chiếc máy tính Mac của mình.
Trong sự kiện WWDC 2020 vừa diễn ra, Apple đã chính thức tuyên bố sẽ chuyển qua sử dụng những con chip ARM tự sản xuất trên máy Mac, không còn dùng chip xử lý của Intel nữa.
Apple tự sản xuất những con chip ARM cho máy Mac.
Tuy nhiên, những con chip ARM của Apple liệu có đủ mạnh mẽ để thay thế cho chip xử lý của Intel hay AMD không? Đó vẫn là một câu hỏi còn bỏ ngỏ, bởi Apple vẫn chưa đưa ra bất kỳ thông số kỹ thuật, điểm số benchmark hay thử nghiệm so sánh nào.
Thay vào đó, Apple tiết lộ những bản demo được dựng sẵn, phần nào hứa hẹn rằng những con chip ARM trong tương lai sẽ rất ấn tượng.
Sử dụng con chip A12Z Bionic được trang bị trong chiếc iPad Pro thế hệ đầu tiên, Apple đã cho thấy rằng một con chip ARM thế hệ cũ cũng có thể xử lý được tốt các ứng dụng đòi hỏi hiệu suất cao trên Mac.
Khả năng xử lý tốt các phần mềm đồ họa 3D, dựng phim, thiết kế chuyển động như Maya.
Trong bản demo này gồm có các ứng dụng:
Video đang HOT
- Các phiên bản Microsoft Office, Adobe Photoshop và Lightroom được thiết kế để chạy trên nền tảng ARM.
- Final Cut Pro với 3 luồng video 4K cùng lúc.
- Cinema 4D với thử nghiệm xoay quanh các mặt phẳng của một phiến đá giả lập.
- Autodesk Maya với một khung hình chuyển động bao gồm 6 triệu đa giác, có họa tiết bề mặt và đổ bóng.
- Hai tựa game Shadow of the Tomb Raider và Dirt: Rally, tuy nhiên thiết lập đồ họa ở mức thấp.
Tựa game TDirt: Rally ở mức thiết lập đồ họa thấp.
Apple đã sử dụng một phần mềm chuyển đổi có tên là Rosetta 2, để có thể tự động dịch một số phần mềm hỗ trợ nền tảng Intel sang nền tảng ARM. Đó là cách mà ứng dụng Autodesk Maya hay các tựa game Shadow of the Tomb Raider và Dirt: Rally có thể chạy được trên nền tảng ARM, vốn chưa thể hỗ trợ.
Apple muốn chứng minh rằng với con chip ARM thế hệ cũ của mình cũng có thể xử lý được các ứng dụng Mac đòi hỏi hiệu suất cao, thì những con chip ARM trong tương lai sẽ còn ấn tượng hơn nữa.
“Chip ARM sẽ giúp máy Mac dẫn đầu chỉ số hiệu năng/watt trong ngành công nghiệp máy tính”
Đó chính xác là những gì Apple đã nói trong thông cáo báo chí mới nhất. Vậy câu nói đó có ý nghĩa là gì? Liệu có phải những con chip ARM của Apple sẽ dẫn đầu về hiệu năng, sức mạnh và tốc độ? Chưa chắc đã là như vậy.
Apple lập luận rằng bằng cách tạo ra những con chip hiệu quả nhất có thể, nghĩa là có hiệu suất cao với mức tiêu thụ năng lượng thấp, thì việc tạo ra những con chip có hiệu năng cao là việc rất đơn giản. Bạn chỉ cần tăng điện năng tiêu thụ, thì tương ứng với hiệu năng sẽ được tăng lên.
Sơ đồ cho thấy chip ARM của Apple sẽ có hiệu năng trên mức tiêu thụ năng lượng rất ấn tượng.
Nói cách khác, nếu một con chip xử lý của iPhone được thiết kế với kích thước tương đương chip xử lý trong MacBook Pro, với bộ tản nhiệt tương đương và pin có kích thước tương đương MacBook. Về lý thuyết, con chip này sẽ có hiệu năng ấn tượng hơn cả con chip của MacBook Pro.
Tuy nhiên mọi chuyện không chỉ đơn giản như vậy. Có thể các bạn còn nhớ dòng chip Core M/Y series của Intel, được trang bị trong những chiếc MacBook mỏng nhất. Intel cũng nói đến tính hiệu quả của những con chip này, khi có chỉ số hiệu năng/watt ấn tượng. Nhưng thực tế là những con chip này chậm hơn và luôn bị đánh giá thấp hơn những con chip xử lý khác của Intel.
Do đó, những con chip ARM trong tương lai của Apple có thể sẽ không phải là những con quái vật hiệu năng. Mà những con chip này sẽ ở mức đủ dùng, với khả năng xử lý các tác vụ ở mức ổn định, đồng thời tiết kiệm điện năng. Nhờ đó mà mang lại một chỉ số hiệu năng/watt ấn tượng, như cách mà Apple đã nói.
Chip đồ họa GPU tích hợp sẽ mạnh hơn của Intel, nhưng chưa thể so sánh với chip đồ họa chuyên dụng Nvidia hay AMD.
Một điều nữa mà rất nhiều người dùng quan tâm, đó là khả năng xử lý đồ họa của GPU tích hợp bên trong những con chip ARM này. Apple nói rằng kiến trúc ARM sẽ mang đến những con chip đồ họa GPU với hiệu năng cao hơn, trong cả chơi game và các ứng dụng đồ họa. Điều đó không có nghĩa là những con chip ARM này có thể so sánh với chip đồ họa chuyên dụng của Nvidia hay AMD, nhưng nó hoàn toàn có thể là sự khác biệt lớn so với chip đồ họa tích hợp của Intel trong những chiếc MacBook Air.
Với tất cả những thông tin đó, khi mà chúng ta không có bất kỳ thông số, điểm benchmark hay so sánh nào, thì có thể tạm kết luận rằng chip ARM do Apple sản xuất để trang bị trên những chiếc máy Mac sẽ không có hiệu năng quá mạnh mẽ như những dòng chip cao cấp của Intel hay AMD. Nhưng những con chip ARM này sẽ vẫn đủ mạnh để bạn có thể làm mọi thứ trên một chiếc máy tính, trừ việc chơi game với cấu hình đồ họa cao.
Chip đồ họa GPU tích hợp cũng sẽ mạnh hơn so với của Intel. Bên cạnh đó, con chip ARM cho máy Mac có thể làm được nhiều thứ thú vị hơn, ví dụ như chạy các ứng dụng iOS gốc, kết nối 5G hay dễ dàng xuất hình ảnh ra iPad hơn.
Sự kiện WWDC 2020 của Apple có giá trị đến 50 tỷ USD
Tính từ khi sự kiện WWDC 2020 bắt đầu cho đến hết ngày giao dịch hôm qua, cổ phiếu Apple đã tăng giá 4%, mang lại cho các cổ đông công ty thêm 50 tỷ USD giá trị vốn hóa.
Gần như các sản phẩm phần cứng và phần mềm được Apple giới thiệu trong sự kiện nhà phát triển WWDC 2020 vừa qua đều chưa ra mắt trên thị trường, nhưng các phản ứng từ thị trường chứng khoán đã cho thấy sự lạc quan của các nhà đầu tư vào tương lai của chúng.
Không lâu sau khi kết thúc sự kiện giới thiệu phần mềm và phần cứng của mình, giá cổ phiếu Apple tiếp tục thiết lập một mức cao kỷ lục mới. Tính chung cả ngày giao dịch cổ phiếu hôm qua, cổ phiếu của nhà sản xuất iPhone đã tăng 4% chỉ sau hai ngày giao dịch. Điều này có nghĩa là buổi giới thiệu của sự kiện WWDC 2020 đã mang về cho các cổ đông Apple 50 tỷ USD chỉ sau hơn một ngày giao dịch.
Các điểm nhấn chính trong sự kiện WWDC 2020 vừa qua của Apple.
Nói một cách công bằng, hầu hết các cổ phiếu công nghệ đều tăng giá trong ngày giao dịch hôm qua, nhưng Apple lại là người tăng mạnh nhất so với các đồng nghiệp thuộc nhóm FAANG của mình. Sự khác biệt này cho phép Apple vẫn là công ty công nghệ giá trị nhất thế giới, xếp ngay sau Apple chính là Microsoft.
Kết quả này không chỉ cho thấy tương lai sáng sủa của Apple giữa đại dịch toàn cầu, mà còn là minh chứng cho sức mạnh của một màn thuyết trình được trình bày và thiết kế tinh tế như thế nào.
Cũng giống như màn giới thiệu sản phẩm của các hãng công nghệ khác trong năm nay, Apple phải live-stream sự kiện của mình qua internet. Nhưng điểm khác biệt là ở chỗ, Apple đã biết giải phóng bản thân ra khỏi sự nhàm chán của một sự kiện truyền hình trực tiếp, thay vào đó họ mang đến cho người xem một tour du lịch nhỏ qua các tính năng sản phẩm mới cũng như quang cảnh bên trong trụ sở chính của mình. Kết quả ấn tượng này cũng là một trong những lý do công ty không bị nhấn chìm trong đại dịch như nhiều công ty khác.
Thậm chí, thay vì cố gắng mang lại cho người xem cảm giác về một sự kiện với khán giả như bình thường, ông Cook còn chọn nói chuyện trước camera với các hàng ghế trống ở đằng sau. Rõ ràng thay vì chọn cách tránh né thực tế về đại dịch đang diễn ra, Apple còn nhấn mạnh đến nó và sau đó giới thiệu các đổi mới trong sản phẩm của mình.
Với mức giá cổ phiếu Apple đạt đến mức cao kỷ lục sau 2 tiếng thuyết trình về các cải thiện trong phần mềm cũng như các nét mới trong phần cứng sắp ra mắt trong tương lai cùng điểm nhấn về kế hoạch chuyển dịch máy Mac sang các chip ARM do công ty tự thiết kế, đây có thể xem như một trong những màn giới thiệu sản phẩm thành công nhất từ trước đến nay của công ty.
Điều hay nhất của Apple đêm qua không phải là sản phẩm Không phải là phần mềm hay quyết định chuyển đổi sang CPU Apple Silicon, màn thuyết trình trực tuyến của Apple mới là thứ có thể được 'sao chép' sớm nhất. David Lumb, biên tập viên TechRadar trao đổi về sự kiện giới thiệu của Apple Rạng sáng 23/6, Apple đã tổ chức lễ ra mắt trong sự kiện WWDC 2020. Do tình...