Chip và ô tô chiếm tỷ trọng lớn trong xuất khẩu của Hàn Quốc
Theo thống kê công bố ngày 11/8, chất bán dẫn và ô tô chiếm kỷ lục 31,7% tổng kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc trong quý II/2024.
Theo dữ liệu từ Hiệp hội Thương mại Quốc tế Hàn Quốc, chất bán dẫn chiếm 20,3% lượng hàng xuất khẩu của nước này từ tháng Tư đến tháng Sáu, tiếp theo là ô tô với 11,4%. Tổng cộng, chip và ô tô chiếm 31,7% tổng kim ngạch xuất khẩu, đánh dấu mức đóng góp cao nhất từ trước đến nay. Kỷ lục trước đó là 29,7% trong quý đầu tiên của năm nay.
Tổng giá trị xuất khẩu của hai phân khúc này đạt 54,3 tỷ USD, lập kỷ lục mới trong quý.
Sự cải thiện này là nhờ vào sự phục hồi của thị trường bán dẫn. Năm 2023, chip chiếm 13,6% và 14,5% tổng kim ngạch xuất khẩu trong quý I và quý II, nhưng sự cải thiện về giá bán trung bình và nhu cầu về bộ nhớ tăng cao trong năm nay đã dẫn đến sự phục hồi, nâng thị phần lên 19% trong quý I và 20,3% trong quý II. Các nhà phân tích thị trường dự báo nhu cầu về chất bán dẫn sẽ phục hồi mạnh mẽ trong nửa cuối năm nay, nhờ giá chip nhớ tăng và kế hoạch giao chip nhớ cho bộ xử lý trí tuệ nhân tạo (AI).
Các nhà cung cấp chip hàng đầu của Hàn Quốc, Samsung Electronics và SK hynix, đã báo cáo thu nhập mạnh mẽ trong quý II và dự báo nhu cầu tăng trưởng ổn định đối với chip nhớ tiên tiến cho máy chủ AI và dịch vụ AI trên thiết bị trong nửa cuối năm 2024.
Video đang HOT
Xuất khẩu ô tô cũng cho thấy xu hướng ổn định trong quý II, bất chấp nhu cầu xe điện (EV) toàn cầu chậm lại kéo dài. Xuất khẩu ô tô tính theo tiền đã tăng lên mức kỷ lục hàng quý là 19,5 tỷ USD trong quý II. Các quan chức trong ngành lạc quan rằng xuất khẩu xe sẽ sớm vượt qua mốc 20 tỷ USD, đánh dấu một cột mốc quan trọng 17 năm sau khi xuất khẩu ô tô theo quý lần đầu tiên vượt quá 10 tỷ USD trong quý IV năm 2007 lên 10,6 tỷ USD.
Mặc dù nhu cầu về xe điện chậm lại trong năm nay, các mẫu xe cao cấp như xe hybrid và SUV vẫn duy trì hiệu suất ổn định, đặc biệt là tại thị trường Bắc Mỹ.
Sự chú ý đang tập trung vào việc liệu các nhà sản xuất ô tô trong nước ở Hàn Quốc có thể duy trì xuất khẩu trong nửa cuối năm hay không trong bối cảnh lãi suất liên tục ở mức cao và sự cạnh tranh ngày càng tăng từ các đối thủ toàn cầu.
Theo Hiệp hội ô tô và di động Hàn Quốc, các nhà sản xuất ô tô Hàn Quốc đã xuất khẩu 199.018 xe vào tháng Bảy, giảm 13,4% so với cùng kỳ năm 2023 và thấp hơn 21,1% so với tháng Sáu. Tổng số xe xuất khẩu từ tháng 1-7/2024 đạt 1,67 triệu xe, tăng 1% so với cùng kỳ năm 2023, nhưng xu hướng giảm gần đây cho thấy con số cuối năm có thể thấp hơn năm 2023.
Xe điện 'mắc kẹt' giữa cuộc chiến thuế quan EU - Trung Quốc
Bất kỳ ai theo dõi Giải vô địch bóng đá châu Âu (Euro 2024) vào cuối tuần qua có thể dễ dàng nhận thấy logo của BYD, nhà sản xuất xe điện Trung Quốc, xuất hiện khắp mọi nơi với vai trò là nhà tài trợ chính và "đối tác di động" cho các trận đấu được tổ chức trên khắp các thành phố của Đức.
Ô tô điện được sản xuất tại nhà máy ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN
Cùng trong tuần đó, Liên minh châu Âu (EU) đã áp thuế lên xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc. Như vậy nghĩa là một mặt, châu Âu vẫn chào đón các thương hiệu Trung Quốc, mặt khác họ lại thẳng tay trừng phạt các doanh nghiệp nước này.
Những động thái này là điển hình cho cách ứng phó mâu thuẫn của EU đối với xe điện. Nỗ lực chống hàng nhập khẩu giá rẻ của Trung Quốc sẽ thất bại thảm hại - và hệ quả là nó có thể phá hủy ngành công nghiệp ô tô hùng mạnh một thời của "lục địa Già".
Chắc chắn việc EU tăng thuế sẽ gây khó khăn cho những "gã khổng lồ" xe điện Trung Quốc khi họ đang lên kế hoạch đưa các thương hiệu thâm nhập châu Âu. Ngày 12/6, EU tuyên bố sẽ áp thuế bổ sung lên tới 38% đối với xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc, cộng với mức thuế 10% hiện hành, khiến tổng thuế cho bất kỳ chiếc xe điện nào mà các thương hiệu Trung Quốc đưa vào khối lên tới gần 50%.
Động thái này diễn ra sau quyết định áp thuế 100% đối với xe điện nhập khẩu Trung Quốc của Tổng thống Mỹ Joe Biden.
Chỉ một "đòn đánh" này, lợi thế về giá mà các hãng xe điện như BYD, Geely và Nio định sử dụng để buộc các thị trường châu Âu mở cửa và bắt đầu xây dựng sự hiện diện trên châu lục này đã bị "xóa sổ". Xe điện Trung Quốc sẽ trở nên đắt hơn nhiều và EU sẽ thu được khoản thuế khổng lồ từ mặt hàng này.
Không khó để hiểu tại sao quyết định này được đưa ra. Brussels lo ngại các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc sẽ lấn át ngành công nghiệp ô tô châu Âu, hiện vẫn sử dụng khoảng 13,8 triệu lao động, chiếm 6% tổng lực lượng lao động của khu vực và tạo ra 150 tỷ euro (130 tỷ bảng Anh) kim ngạch xuất khẩu hàng năm.
Người ta có thể tranh luận về việc liệu xe Trung Quốc được trợ cấp để có giá rẻ hay chỉ đơn giản là được sản xuất hiệu quả hơn bởi các công ty đã nắm vững công nghệ một cách tuyệt vời trong thời gian ngắn, hoặc sự kết hợp của cả hai điều này. Nhưng thật khó để cạnh tranh khi các doanh nghiệp phải chịu mức thuế 50% cho mỗi chiếc xe bán ra.
Vấn đề là chính sách này có thể sẽ phản tác dụng đối với EU bởi lẽ Trung Quốc sẽ có hành động trả đũa. Đã có những báo cáo cho rằng Trung Quốc sẽ đáp trả bằng thuế quan đối với các mặt hàng nhập khẩu chủ lực từ EU, đặc biệt nhắm vào các loại xe sang trọng, cao cấp bán chạy nhất ở nước này.
Kim ngạch xuất khẩu xe sang của châu Âu sang Trung Quốc đạt 18 tỷ euro mỗi năm, và thậm chí nhiều tiền hơn được đầu tư vào các hoạt động liên doanh địa phương, điều sẽ gây ra rất nhiều khó khăn cho các nhà sản xuất xe châu Âu.
Thuế quan cũng có thể được nhắm vào các mặt hàng quan trọng khác của EU như sữa và nông phẩm. Trung Quốc không phải là không có một chính sách thương mại mạnh mẽ hoặc chậm chạp trong việc bảo vệ các ngành công nghiệp của họ. Các doanh nghiệp EU khó tránh khỏi việc phải trả giá đắt và cuối cùng sẽ bị loại khỏi thị trường lớn nhất thế giới.
Xe điện vẫn là một công nghệ mới và cần phải có những cải tiến lớn về quãng đường lái xe, thời lượng pin, trọng lượng xe và hơn hết là giá cả nếu chúng trở thành phương tiện di chuyển tiêu chuẩn. Điều đó sẽ chỉ xảy ra khi có sự cạnh tranh khốc liệt giữa nhiều công ty khác nhau. Ngay cả khi được nhà nước bảo hộ, các nhà sản xuất xe châu Âu sẽ dần dần kém cạnh tranh hơn trên thị trường toàn cầu, nơi họ không thể "trốn" sau các bức tường thuế quan.
Trong bối cảnh đó EU sẽ phá hủy một trong những ngành công nghiệp lớn nhất và chiến lược nhất của chính mình.
Xuất khẩu chip phục hồi giúp đầu tàu châu Á lấy lại vị thế Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK) cho biết nền kinh tế Hàn Quốc dự kiến sẽ tăng trưởng 2,5% trong năm nay nhờ xuất khẩu mạnh hơn dự kiến, nhờ các điều kiện bên ngoài thuận lợi. Triển vọng này tăng so với dự báo hồi tháng Hai là 2,1%. Cảng hàng hóa Busan, Hàn Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN Duy trì lãi suất...