Chính trị gia ăn cắp hơn 200… cuộn giấy toilet
Một chính trị gia đến từ Stralsund, miền bắc Đức, đã bị bắt quả tang ăn cắp giấy vệ sinh từ phòng vệ sinh nam của Hội đồng thành phố, các nhà chức trách địa phương cho biết hôm thứ 4 vừa qua.
Anh Frank-Michael John, 23 tuổi, một thành viên Đảng cánh tả của Đức bị nghi ngờ ăn cắp hơn 200 cuộn giấy vệ sinh đặt trong toilet của Hội đồng thành phố trong vài tháng qua.
Tối thứ 2 vừa qua, người quản lý công sản của Hội đồng thành phố đã nấp trong phòng vệ sinh để theo dõi và bắt quả tang John cầm trên tay một cuộn giấy vệ sinh và một cuộn khác giấu trong ba lô của anh ta.
Theo các phương tiện truyền thông, hiện nay, các nhà chức trách chưa xác định được lý do anh chàng chính trị gia trẻ tuổi này ăn cắp giấy vệ sinh. Nếu bị kết tội, John có thể bị phạt tiền hoặc bị tống giam.
Theo Dân Việt
"Cô Lượm" có lỗi chứ không có tội
Luật sư bảo vệ quyền lợi cho Thùy Dương ("cô Lượm" giả trong chương trình Người xây tổ ấm) cho rằng thân chủ của ông có lỗi chứ không có tội.
Câu chuyện về cô Lượm và chương trình "Người xây tổ ấm" khiến hàng nghìn người rơi nước mắt rồi sau đó phẫn nộ vì cảm giác bị lừa dối tưởng như khép lại khi Trần Thị Thuỳ Dương xuất hiện công khai xin lỗi khán giả, chuyển tiền cho Lượm thật, đồng thời trả lại tiền cho những người hảo tâm. Tuy nhiên, Thuỳ Dương bị một số người trong cuộc "kết tội" Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Video đang HOT
Phóng viên đã có cuộc trò chuyện với LS Nguyễn Văn Tú, giám đốc Công ty Luật TNHH Fanci - người bảo vệ cho Thùy Dương.
Tôi cho rằng Thuỳ Dương không có tội
Tôi được biết ông sẽ nhận lời bảo vệ quyền lợi cho cô Trần Thị Thuỳ Dương nếu cô ấy bị cơ quan công an khởi tố hình sự về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Có lý do đặc biệt nào khiến ông muốn tham gia vụ việc này?
Luật pháp quy định trách nhiệm của luật sư là bào chữa, bảo vệ quyền lợi cho người đang đứng trước sự phán xét của luật pháp. Nhiều bị cáo phạm tội, luật sư còn phải đứng ra bào chữa cho họ, huống hồ trong vụ việc này, tôi cho rằng Thuỳ Dương không có tội.
LS Nguyễn Văn Tú, giám đốc Công ty Luật TNHH Fanci - người bảo vệ cho Thùy Dương
Trái ngược với ý kiến của ông, một số luật sư khác cho rằng Thuỳ Dương phạm tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản?
Trách nhiệm của luật sư là bào chữa. Trong khi các cơ quan tố tụng còn chưa có kết luận cuối cùng thì dù là luật sư hay nhà báo cũng không có chức năng kết tội người khác.
Khởi đầu chuyện cô Lượm là từ cuộc thi "Mối tình đầu của tôi" do trang web tin tức online (TTOL) phát động rồi mới đến đài truyền hình. Ông có cho rằng về mặt trách nhiệm, có lẽ cả ban biên tập của TTOL và "Người xây tổ ấm" đều không thể "phủi tay"?
Đầu tiên phải kể đến trách nhiệm của ban biên tập TTOL. Họ kêu gọi mọi người viết bài thì 87 triệu dân Việt Nam đều có quyền viết. Trong số 87 triệu người đó, có người là tiến sĩ, có người đạp xích lô, cũng có người gàn dở và câu chuyện của họ dù xảy ra ở viện nghiên cứu hay là chuyện buôn xoài ở đầu đường thì cũng đều đáng quý. Còn trách nhiệm của ban biên tập TTOL là phải kiểm soát thông tin, dữ liệu mà người viết gửi đến trước khi đăng tải. Họ cần xem lại trước khi phát động cuộc thi họ có đề ra chuẩn quy tắc nào để sàng lọc những thông tin trong bài đó là sự thật không. Cuộc thi có tiêu chí nào quy định người viết không được vay mượn, không được hư cấu?
TTOL và VTV3 có trách nhiệm liên đới
Theo ông thì TTOL và VTV3 đã thiếu trách nhiệm trong kiểm soát thông tin?
Cái sai của TTOL và VTV3 hoàn toàn giống nhau: không kiểm duyệt thông tin trước khi đăng. Như vậy, TTOL cũng như VTV3 phải chịu trách nhiệm trước độc giả chứ không phải chỉ một mình nhân vật chịu trách nhiệm với độc giả.
Tôi cho rằng khán giả tin ở Lượm một phần nhưng khán giả tin ở thương hiệu của TTOL và đặc biệt hơn là tin ở VTV3, chứ giả sử câu chuyện của Dương chỉ được viết trên một tờ giấy và rồi Dương mang đi rải như rải truyền đơn hoặc in trên một số tờ báo nhỏ, trang web chưa có tên tuổi, thì liệu có khiến hàng nghìn người tin, lay động trái tim hàng nghìn người để họ phải rút hầu bao mà chuyển tiền cho nhân vật hay không?
Tức là nếu cô Thuỳ Dương có trách nhiệm pháp lý trong vụ việc này thì TTOL và VTV3 cũng bị liên đới?
Nếu với một chút ít sự thật, Thuỳ Dương đã thêu dệt nên một câu chuyện thì những người làm truyền hình có kĩ năng hơn cô Thuỳ Dương lại "thêu dệt" hơn nữa. Những điều mà Dương cung cấp chỉ là một nhưng để làm nên một tác phẩm truyền hình còn rất nhiều thứ, nào âm thanh, ánh sáng, quay phim, nào những lời dẫn của MC, những lời bình luận, tương tác của khán giả tại trường quay... tất cả những cái đó là để hoàn thiện một tác phẩm truyền hình gây rung động mạnh mẽ cho người xem.
Nếu có trách nhiệm pháp lý thì tại sao lại chỉ một mình Thùy Dương phải gánh chịu? Tại sao lại đổ dồn mọi việc lên Thuỳ Dương? Những người góp phần "thổi" cho câu chuyện của cô "bay" lên cũng phải có phần trách nhiệm.
Đi tù vì đóng giả ăn xin?
Ông có khi nào thử lý giải vì sao các nhà báo liên quan đến vụ việc này lại muốn đẩy câu chuyện ra pháp luật, còn luật sư thì thay cơ quan điều tra kết tội một con người?
Nhà báo Kim Ngân bức xúc vì chương trình của chị ấy "ăn" khách, mức độ tổn hại uy tín vì thế cũng rất cao. Tôi nghĩ đơn giản rằng việc đề nghị xử lý Dương trước pháp luật là vì muốn lấy lại uy tín cho chương trình, cho người làm chương trình. Tuy nhiên, phải thấy rằng tác phẩm truyền hình về chuyện cô Lượm có sự gia công rất nhiều của nhà báo, một mình Thuỳ Dương không làm được. Tác phẩm ấy thuộc bản quyền VTV3, không thuộc của Dương hay bất kì ai khác. Do đó, nói ở góc độ đạo đức, Dương có lỗi với khán giả và đã xin lỗi. Khán giả có thể buồn, trách, chứ không trừng phạt. Người dân, người hảo tâm gửi tiền tức bên bị hại không đòi trừng phạt thì pháp luật sao có thể trừng phạt.
Những căn cứ nào khiến ông tin tưởng việc kết tội cô Thuỳ Dương là không thoả đáng?
Dương viết bài về mối tình đầu của Lượm, Dương hay bất kì ai khác cũng khó lòng hình dung được đây lại là cơ hội kiếm tiền. Muốn kết tội Dương lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì phải chứng minh được mục đích chiếm đoạt tiền của cô ấy. Nhưng về bản chất, các hành vi của Dương chỉ giúp cho người ta hiểu Dương là nhân vật trong truyện, không phải là hành vi phạm pháp. Dương không làm mọi cách để người ta gửi tiền, chuyện gửi tiền là tự nguyện. Hành vi của Dương không trái pháp luật, chỉ trái sự thật. Trái sự thật và trái pháp luật là hai vấn đề không đồng nhất.
Nếu ép cô Thuỳ Dương vào tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản nghĩa là chúng ta đang hình sự hoá câu chuyện này?
Tôi nói thế này, nếu một người giàu có nhưng ăn mặc rách rưới đi ra đường nói rằng "tôi có hoàn cảnh cực kì bi đát, cho tôi xin tiền". Mọi người tin lời và cho tiền thì không lẽ lại bắt anh ta đi tù, nếu bắt anh ta thì quả là khiên cưỡng. Xã hội có thể lên án việc anh ta không có hoàn cảnh bi đát mà lại bịa chuyện để đánh vào lòng thương của người khác rồi xin tiền, chứ về mặt pháp luật thì đó không phải là tội.
Tôi cho rằng, trong chuyện này, cả TTOL, VTV3 và cô Thuỳ Dương đều có lỗi, nhưng không có tội. Vì vậy không cần thiết phải hình sự hoá câu chuyện này.
VGT (Bee.net.vn)
Cô bé dị ứng với giấy vệ sinh Tôi năm nay 35 tuổi, có bạn trai và chúng tôi đã quan hệ với nhau. Vì bạn trai tôi làm việc ở xa, nên khoảng 1-2 tuần chúng tôi mới quan hệ với nhau. Chúng tôi đã quan hệ rất nhiều lần và không có vấn đề gì xảy ra. Hiện nay, một tháng rồi chúng tôi không quan hệ vì cả...