Chính thức: U23 Uzbekistan phải thi đấu trên sân không khán giả, nộp phạt hơn 1 tỷ đồng vụ CĐV ném đá vào sân
Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) đã ban hành quyết định kỷ luật dành cho Hiệp hội bóng đá Uzbekistan (UFA) vào tối 14/6.
AFC quyết định xử phạt UFA 50.000 USD (khoảng 1,2 tỷ đồng), đóng phạt trong 90 ngày kể từ khi có thông báo.
Đội tuyển thuộc UFA phải chơi một trận trên sân không khán giả. Theo đó, lệnh trừng phạt này sẽ áp dụng ngay vào trận bán kết U23 châu Á 2022 giữa U23 Uzbekistan và U23 Nhật Bản ngày 15/6.
CĐV Uzbekistan không được vào sân theo dõi đội nhà đấu U23 Nhật Bản ở bán kết U23 châu Á 2022 tối 15/6 tại SVĐ Milliy (Ảnh: AFC)
Tuy nhiên, AFC tuyên bố chủ nhà Uzbekistan vẫn phải mở cửa cho khoảng 500 cổ động viên Nhật Bản vào sân theo dõi và cổ vũ trận đấu trên. Đồng thời, AFC cảnh cáo UFA nếu tái phạm tình trạng như trận tứ kết với U23 Iraq sẽ dẫn đến một án phạt nghiêm khắc hơn.
U23 Uzbekistan đánh bại U23 Iraq sau loạt luân lưu cân não ở trận tứ kết U23 châu Á 2022 diễn ra tại SVĐ Pakhtakor ngày 11/6. Tuy nhiên, biến cố xảy ra sau khi thủ môn U23 Uzbekistan phải nhận thẻ đỏ trong hiệp 1 dẫn đến quả phạt đền.
CĐV đội chủ nhà đã ném nhiều vật thể lạ xuống sân dẫn đến một số quan chức, phóng viên phải chạy vào sân thi đấu. Trận đấu bị gián đoạn gần 10 phút để lực lượng an ninh đảm bảo an toàn.
AFC chỉ ra hàng loạt sai phạm của chủ nhà Uzbekistan. Đầu tiên, ban tổ chức để khán giả ném một lượng lớn vật thể lạ xuống sân bao gồm các mảnh xi măng, tiền xu, chai nước ở nhiều thời điểm khác nhau trong trận. Một số vật thể lạ đã trúng các cá nhân bao gồm cả quan chức điều hành trận đấu. Một số trường hợp đã phải nhờ sự can thiệp của y tế.
Video đang HOT
Thứ hai, ban tổ chức để khán giả vào quá đông dẫn đến quá tải SVĐ.
Thứ ba, ban tổ chức không đảm bảo an toàn ở khu vực hành lang, cầu thủ; để cho khán giả ngồi tại những khu vực này mà không có biện pháp ngăn cản.
Thứ tư, ban tổ chức không thiết lập hệ thống ghi số lượng khán giả có mặt trong sân.
Thứ năm, ban tổ chức không đảm bảo việc chỉ những người có vé mới được tiếp cận các lối vào sân.
Cuối cùng, ban tổ chức không thực hiện biện pháp soi chiếu chính xác và cấm khán giả mang những đồ vật bị cấm vào sân.
Những mảnh xi măng được CĐV Uzbekistan ném xuống sân Pakhtakor ở trận tứ kết ngày 11/6 (Ảnh: AFC)
Các phóng viên phải chuyển sang ngồi ở trước khán đài A, dùng ghế nhựa làm mũ bảo hiểm (Ảnh: AFC)
Ngoài Hiệp hội bóng đá Uzbekistan và đội U23 gặp bất lợi, thủ môn Nematov Abduvakhid cũng nhận án phạt bổ sung từ AFC. Anh cố tình đánh nguội cầu thủ U23 Iraq dẫn đến phải nhận thẻ đỏ và là nguồn cơn dẫn đến bất ổn tại SVĐ Pakhtakhor.
Thủ môn của U23 Uzbekistan bị treo giò 3 trận bao gồm trận đấu với U23 Iraq. Anh phải nộp phạt 500 USD (khoảng 11,5 triệu đồng). Trong đó, 125 USD là tiền nộp phạt bắt buộc, 375 USD sẽ được AFC giữ trong hai năm và tự động trừ đi nếu Nematov vi phạm các quy định của Liên đoàn.
Trận U23 Uzbekistan – U23 Nhật Bản diễn ra vào lúc 21h00 (giờ địa phương), tức 23h00 (giờ Việt Nam) tại SVĐ Milliy. Trước đó, U23 Australia chạm trán U23 Saudi Arabia lúc 20h00 (giờ Việt Nam) tại SVĐ Pakhtakor.
Vòng chung kết U23 châu Á 2022: Hướng tới trận chung kết Đông-Tây
Dù được đá sân nhà, nhưng U23 Uzbekistan không được đánh giá cao bằng U23 Nhật Bản, trong khi ở trận bán kết còn lại U23 Saudi Arabia được xem là 'cửa trên' so với U23 Australia.
Các cầu thủ U23 Nhật Bản. (Nguồn: AFC)
Trong những nhận định về trận bán kết thứ nhất, dù được đá sân nhà, nhưng U23 Uzbekistan không được đánh giá cao bằng U23 Nhật Bản, trong khi ở trận bán kết còn lại, U23 Saudi Arabia được xem là "cửa trên" so với U23 Australia.
Ở vòng tứ kết, U23 Nhật Bản đã biến U23 Hàn Quốc thành cựu vương khi giành chiến thắng 3-0 với cú đúp của Yuito Suzuki, còn U23 Saudi Arabia duy trì thành tích giữ sạch lưới từ đầu giải với chiến thắng 2-0 trước U23 Việt Nam.
Hai đối thủ của họ thì chật vật hơn nhiều khi U23 Australia chỉ thắng tối thiểu U23 Turkmenistan 1-0, trong khi U23 Uzbekistan chỉ vượt qua U23 Iraq trên chấm luân lưu.
Bốn năm trước, U23 Nhật Bản đến Trung Quốc với tư cách đương kim vô địch. Đội hình trẻ trung U21 của huấn luyện viên Hajime Moriyasu không quá khó khăn để vượt qua vòng bảng với 3 trận toàn thắng, nhưng tại tứ kết, họ đã thảm bại tới 0-4 trước U23 Uzbekistan.
Về phần mình, sau chiến thắng tưng bừng đó, U23 Uzbekistan tiếp tục đè bẹp U23 Hàn Quốc 4-1 và thắng kịch tính U23 Việt Nam 2-1 để lên ngôi vô địch.
Năm nay, người Nhật tiếp tục coi U23 châu Á là sân chơi cho các cầu thủ U21. Đội hình của họ chỉ có 4 cầu thủ 21 tuổi, 13 cầu thủ 20 tuổi, 5 cầu thủ 19 tuổi, và một cầu thủ thậm chí mới chỉ 17 tuổi. Họ khởi đầu giải bằng chiến thắng 2-1 trước U23 UAE, song sau đó càng thi đấu càng thể hiện bản lĩnh của mình.
Chiến thắng thuyết phục 3-0 trước U23 Hàn Quốc với tỷ lệ dứt điểm trúng khung thành lên tới 7-2 là một minh chứng. U23 Hàn Quốc chính là đương kim vô địch của giải và mang tới đội hình rất mạnh với những ngôi sao như Cho Young Wook, Oh Se Hun và nhất là nhạc trưởng Lee Kang In.
Trong khi đó, U23 Uzbekistan từng khiến nhiều người sốc khi đè bẹp U23 Qatar 6-0 ở vòng bảng. Song phải thừa nhận rằng lứa U23 Qatar này không được đánh giá cao. Việc U23 Uzbekistan chỉ thắng U23 Turkmenistan 1-0 và hòa U23 Iran 1-1 cho thấy đội bóng này cũng không quá mạnh.
Ở tứ kết, họ phải trầy trật mới vượt qua được U23 Iraq với tỷ số 3-2 trên chấm luân lưu (2-2 ở thời gian chính thức). Thêm nữa, sự cố khán giả ném chai lọ, đồ vật xuống sân khiến hai phóng viên nhập viện khiến U23 Uzbekistan phải đá trên sân không khán giả, vì thế lợi thế sân nhà cũng không đáng kể nữa. Sẽ không ngạc nhiên nếu U23 Uzbekistan dừng bước ở giai đoạn này.
U23 Saudi Arabia đã trải qua một hiệp đấu khó khăn trước U23 Việt Nam và nếu như cú dứt điểm của Lê Minh Bình không đi dội xà ngang thì chưa rõ thế trận sẽ như thế nào sau giờ nghỉ. Song bằng bản lĩnh của mình, đội bóng Tây Á đã biết tận dụng những cơ hội tốt nhất của mình để giành chiến thắng 2-0 và góp mặt vào bán kết.
Hàng thủ chắc chắn là điểm mạnh nhất của U23 Saudi Arabia bởi tới thời điểm này, họ vẫn chưa phải nhận bàn thua nào. Nhưng với những gì đã thể hiện từ đầu giải, đội bóng này còn có một lối chơi đa dạng, kết hợp sự khéo léo với nền tảng thể lực. Lối chơi của họ cũng rất linh hoạt với nhiều mảng miếng, từ đánh biên đến tấn công trung lộ, từ bóng ngắn đến bóng dài và à họ không chiến cũng không tồi. Bàn ấn định chiến thắng 2-0 vào lưới U23 Việt Nam là một minh chứng.
U23 Australia mới lần đầu tiên trong lịch sử lọt vào bán kết U23 châu Á và thực tế đội bóng này cũng không gây ấn tượng mấy khi chơi khá bế tắc và chỉ vượt qua U23 Turkmenistan, đội bóng bị đánh giá thấp nhất ở tứ kết bằng một bàn đá phản lưới nhà của đối phương. Lối đá của U23 Australia khá đơn điệu khi chỉ thiên về sức mạnh, đua tốc độ và không chiến.
Xét về cả lối chơi cũng như con người, U23 Saudi Arabia đều được đánh giá cao hơn và sẽ không ngạc nhiên nếu họ đi tiếp./.
U23 châu Á 2022: Xác định được 4 đội bóng góp mặt ở tứ kết Hai cặp tứ kết đầu tiên tại vòng chung kết U23 châu Á 2022 đã được xác định, đó là chủ nhà U23 Uzbekistan gặp U23 Iraq trong khi U23 Australia đối đầu U23 Turkmenistan. U23 Uzbekistan vào tứ kết với thành tích bất bại. (Nguồn: AFC) Sau lượt trận đêm 7/6, vòng tứ kết giải U23 châu Á 2022 đã chính thức...