Chính thức: TP.HCM công bố kế hoạch chống dịch từ 1/10
Phương án nới lỏng sau ngày 30/9 vừa được công bố, bà con sinh sống và làm việc tại TP.HCM đã tỏ ra khá phấn khởi.
Sáng ngày 30/9, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tại TP.HCM đã tổ chức họp báo, công bố phương án mới liên quan tới biện pháp phòng chống dịch trên địa bàn từ ngày 1/10.
Dân quân tiến hành dỡ bỏ chốt kiểm soát tại một tuyến đường trên địa bàn thành phố. (Ảnh: Pháp Luật TP.HCM)
Thông tin từ báo Tuổi Trẻ, ông Lê Hải Bình – Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết, sau ngày 30/9, thành phố sẽ từng bước nới lỏng theo lộ trình tương ứng với diễn biến dịch bệnh tại TP.HCM và kết quả đánh giá từ Bộ Y tế.
Một số thông tin mới công bố như sau:
Bà con khi tham gia lưu thông trên địa bàn TP.HCM phải sử dụng mã QR của ứng dụng Y tế TP.HCM có hiển thị số mũi tiêm. Trường hợp không có mã QR thì phải xuất trình được một số giấy tờ liên quan như:
- Là F0 khỏi bệnh dưới 180 ngày.
- Người đã tiêm chủng (ít nhất 1 mũi đối với loại vaccine tiêm 2 mũi và ít nhất 14 ngày sau tiêm) khi được cơ quan chức năng yêu cầu.
Ngoài ra, bà con phải thực hiện nghiêm quy định 5K của Bộ Y tế. Trường hợp cần hỗ trợ khẩn cấp về lương thực, thực phẩm thì liên hệ với Tổ An sinh xã hội của địa phương. Song song đó, bà con không tự ý di chuyển, đi lại giữa các địa phương, thành phố khác.
Nhân viên y tế hỗ trợ trao túi an sinh, chăm sóc sức khỏe cho bà con. (Ảnh: Ngô Trần Hải An)
Một số lĩnh vực tiếp tục được hoạt động bao gồm:
Kinh doanh, thương mại dịch vụ: Cung cấp lương thực, thực phẩm; Trung tâm thương mại, siêu thị, siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng tạp hóa; chợ đầu mối, chợ truyền thống; Xăng, dầu, gas, hóa chất, điện nước, nhiên vật liệu; Dịch vụ mua bán, sửa chữa, bảo trì các loại xe, máy móc, thiết bị dân dụng, công nghiệp; Dịch vụ quản lý, vận hành, bảo trì, sửa chữa, ứng cứu hệ thống hạ tầng, trang thiết bị của các cơ quan, tòa nhà, chung cư.
Hoạt động tập trung ngoài trời, trong nhà: Hội thảo, tập huấn tập trung tối đa 10 người (nếu người tham gia đã được tiêm đủ 2 liều vaccine hoặc khỏi Covid-19 thì được phép tổ chức trong khuôn khổ 70 người).
Video đang HOT
Ngoài ra, tổ chức cá nhân sản xuất kinh doanh sử dụng lao động trực tiếp có thẻ xanh Covid được quyền tham gia các hoạt động, nhưng phải đảm chấp hành toàn bộ quy định an toàn chống dịch. Bao gồm:
Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, công viên phần mềm Quang Trung và trên địa bàn quận, huyện và TP.Thủ Đức;
- Hợp tác xã, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh nông lâm ngư nghiệp, dịch vụ hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, cơ sở thú ý, đối tượng hành nghề thú y;
- Công trình giao thông, xây dựng;
- Hoạt động thương mại, dịch vụ: khám chữa bệnh, dịch vụ thẩm mỹ; cung cấp lương thực, thực phẩm; xăng, dầu, hóa chất, điện, nước, nhiên liệu, sửa chữa; dịch vụ công ích, bảo vệ, hoạt động tang lễ, dịch vụ cưới hỏi, giao thông vận tải, vệ sinh môi trường…; tổ chức tín dụng, ngân hàng…; bưu chính viễn thông; trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, tạp hóa, cơ sở bán lẽ hàng hóa các loại. Riêng nhà hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống chỉ được bán mang đi, trừ trường hợp địa điểm kinh doanh được cơ quan có thẩm quyền cho phép bán ăn uống tại chỗ; chợ đầu mối, chợ truyền thống, chợ bán lẻ.
- Cắt tóc, gội đầu được hoạt động tối đa 50% công suất.
- Cơ sở, địa điểm nghỉ dưỡng, tham quan du lịch, tham quan bảo tàng hoạt động tối đa 30% công suất và điều kiện khách đã được tiêm đủ liều vắc xin hoặc F0 đã khỏi bệnh hoặc có kết quả xét nghiệm âm tính còn có hiệu lực.
- Địa điểm hoạt động thể dục, thể thao, văn hóa nghệ thuật: những sự kiện, thi đấu thể dục, thể thao tổ chức quy mô tối đa 30% công suất, và điều kiện 100% người tham gia đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc F0 khỏi bệnh, được cơ quan có thẩm quyền cho phép tổ chức.
- Hoạt động của người dân: Tối đa 10 người. Trường hợp có 100% người tham gia được tiêm đủ liều vắc xin hoặc F0 khỏi bệnh được hoạt động tối đa 50 người.
- Tổ chức đám cưới tối đa 50 người tham dự cùng một thời điểm và có sự giám sát của nhân viên y tế địa phương.
- Tổ chức đám tang tối đa 20 người tham dự cùng một thời điểm và có sự giám sát của nhân viên y tế địa phương.
Đường phố TP.HCM trong thời gian thực hiện giãn cách. (Ảnh: Người Lao Động)
- Hoạt động giáo dụng, đào tạo: tiếp tục dạy – học gián tiếp từng bước củng cố các điều kiện có thể kết hợp dạy – học trực tiếp. Các loại hình đào tạo nhóm 18 tuổi trở lên, đã được tiêm đủ liều vắc xin, có thể dây – học trực tiếp nếu đảm bảo các tiêu chí an toàn theo quy định…
Hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao:
Hoạt động tham quan bảo tàng được hoạt động với điều kiện đáp ứng Bộ Tiêu chí đánh giá an toàn phòng, chống dịch, mỗi nhóm tham quan tại từng khu vực trưng bày tối đa 10 người cùng một thời điểm.
Những sự kiện biểu diễn văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, thi đấu được tổ chức quy mô tối đa 70 người với điều kiện 100% người tham gia đã được tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 được cơ quan có thẩm quyền cho phép tổ chức.
Các hoạt động thể dục thể thao, rèn luyện sức khỏe hàng ngày của người dân được hoạt động, nếu hoạt động theo từng nhóm tối đa 15 người/nhóm. Trường hợp có 100% người tham gia đã được tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19, được hoạt động tối đa 100 người.
Tổ chức đám tang, đám cưới hạn chế tối đa 20 người cùng một thời điểm.
Các hoạt động tiếp tục dừng
Quán bar, spa, massage, dịch vụ làm đẹp, dịch vụ ăn uống tại chỗ, rạp chiếu phim, vũ trường, karaoke, trò chơi điện tử.
Các hoạt động, sự kiện văn hóa, nghệ thuật, tôn giáo, tín ngưỡng, mít tinh, lễ phát động, trừ trường hợp được cơ quan thẩm quyền cho phép.
Hoạt động của các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự.
Hoạt động bán hàng rong, vé số dạo.
Hoạt động của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác trừ các trường hợp được cho phép hoạt động đã nêu trên.
Mặc dù thành phố đã nới lỏng một số hoạt động, lĩnh vực kinh doanh và lưu thống, tuy nhiên mọi người vẫn cần cẩn trọng. Việc thực hiện đầy đủ, nghiêm túc quy định của cơ quan chức nàng và khuyến cáo từ Bộ Y tế sẽ giúp tình hình kiểm soát dịch ngày càng có nhiều thông tin khả quan, đồng thời bảo vệ sức khỏe bản thân, cộng đồng tốt hơn.
Đà Nẵng cho người ngoài tỉnh vào nếu được cấp mã QR
Sau thời gian chống dịch nghiêm ngặt, TP Đà Nẵng đã cho phép người từ địa phương khác có nhu cầu được vào TP.
Việc ra vào kèm theo một số điều kiện chống dịch cụ thể, đặc biệt là phải đăng ký và được Đà Nẵng cấp mã QR.
Người dân di chuyển từ Quảng Nam qua chốt kiểm soát Đà Nẵng - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG
Theo đó, UBND TP Đà Nẵng cho biết từ tối 29-9, TP bắt đầu tiếp nhận công dân ngoại tỉnh đăng ký được vào địa bàn.
Người dân được vào là người về từ các khu vực thôn xóm không có ca mắc cộng đồng trong vòng 14 ngày, các khu vực không phải là khu vực cách ly, phong tỏa, nơi có xã, phường không áp dụng chỉ thị số 15, chỉ thị số 16, khu vực không phải là khu vực nguy cơ cao, nguy cơ rất cao theo quyết định 2686.
Cùng với đó, người dân muốn vào TP Đà Nẵng phải có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 trong vòng 72 giờ.
Tuy nhiên điều kiện bắt buộc, công dân trước khi vào TP phải thực hiện đăng ký trực tuyến để được cấp mã QR vào TP. Mã QR này sẽ thay thế cho khai báo y tế vào TP.
Theo đó, quy trình vào TP được thực hiện theo 2 bước như sau:
Đầu tiên, trước khi có ý định vào TP Đà Nẵng, người dân cần vào đăng ký trực tuyến tại địa chỉ: https://khaibaoyte.danang.gov.vn (hoặc tải app Danang Smart City trên điện thoại) rồi vào mục "Đăng ký vào Đà Nẵng" để đăng ký và được cấp mã QR để sử dụng khi di chuyển vào TP.
Việc khai báo phải đảm bảo chính xác địa chỉ tại nơi đi, địa chỉ lưu trú tại Đà Nẵng và các thông tin liên quan để UBND các xã, phường quản lý, theo dõi tại địa phương. Trường hợp có thay đổi nơi lưu trú thì cập nhật ngay thông tin theo cách trực tuyến như trên.
Tiếp theo, khi di chuyển đén chốt kiểm soát dịch liên ngành cửa ngõ ra, vào TP, sân bay, nhà ga, bến xe, bến cảng, người dân phải xuất trình mã QR đã được cấp kèm theo giấy tờ tùy thân và kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 để di chuyển thẳng về nơi lưu trú đã đăng ký tại bước 1.
Việc di chuyển vào TP đối với trường hợp cấp cứu và người trên phương tiện hoạt động trên "luồng xanh" vận tải toàn quốc khi vào TP Đà Nẵng vẫn áp dụng như trước đây.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, một cán bộ có liên quan cho biết việc cấp mã QR cho công dân vào TP Đà Nẵng sẽ được kiểm soát chặt chẽ. Theo đó, các phường xã nơi người dân đăng ký tới Đà Nẵng sẽ là đơn vị xét duyệt cấp mã QR và giám sát việc thực hiện khi đi vào địa bàn Đà Nẵng.
Do vậy người này lưu ý người dân phải đăng ký và được cấp mã QR trước khi rời khỏi nơi lưu trú để đến TP Đà Nẵng. Tránh trường hợp tới chốt mới đăng ký nhưng không đủ điều kiện được cấp mã QR.
Sau ngày 30.9: Xin giấy đi đường tỉnh khác, có thể về lại TP.HCM được không? Một số người dân có hộ khẩu hoặc tạm trú tại TP.HCM đang kẹt ở địa phương khác mấy tháng ròng thắc mắc: "Sau ngày 30.9, xin được giấy đi đường của các tỉnh, có thể qua chốt kiểm soát cửa ngõ ở TP.HCM được không?". CSGT TP.HCM giải đáp dưới đây. Nhiều người có hộ khẩu TP.HCM kẹt nơi khác nhiều tháng...