Chính thức tăng mức trần lệ phí trước bạ lên 20%
Hôm nay, 1/9, mức trần lệ phí trước bạ của các loại ôt ô chở người dưới 10 chỗ theo Nghị định 45/2011 của Chính phủ chính thức có hiệu lực. Theo đó, mức trần sẽ tăng lên 20%, thay vì 15% như trước đây.
Theo nội dung Nghị định 45/2011, mức sàn của lệ phí trước bạ vẫn giữ nguyên ở mức 10%.
Ngoài ra, đối với mức thu lệ phí trước bạ đối với xe máy, Nghị định 45 cũng quy định: Xe máy của tổ chức, cá nhân ở các thành phố trực thuộc Trung ương; thành phố thuộc tỉnh; thị xã nơi Ủy ban nhân dân tỉnh đóng trụ sở nộp lệ phí trước bạ lần đầu với mức là 5%.
Đối với xe máy nộp lệ phí trước bạ lần thứ 2 trở đi được áp dụng mức thu là 1%. Trường hợp chủ tài sản đã kê khai, nộp lệ phí trước bạ đối với xe máy thấp hơn 5%, sau đó chuyển giao cho tổ chức, cá nhân (ở địa bàn như quy định trên) thì nộp lệ phí trước bạ theo mức là 5%.
Thuế trước bạ tăng còn được coi như một biện pháp kỹ thuật nhằm giảm gánh nặng giao thông tại các thành phố lớn
Tuy nhiên, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, đối với ô tô chở người dưới 10 chỗ ngồi (kể cả lái xe) tiếp tục áp dụng mức thu lệ phí trước bạ theo quy định hiện hành cho đến khi Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành mức thu lệ phí trước bạ mới theo quy định tại Nghị định này (dao động trong khoảng từ 10-20% tuỳ địa phương).
Hiện nay, mức thu lệ trước bạ đối ô tô chở người dưới 10 chỗ cao nhất là 12% được áp dụng tại Hà Nội, còn lại đa số các địa phương áp dụng mức sàn 10%.
Theo Dân Trí
Không tùy tiện lập quỹ bắt học sinh đóng góp tự nguyện
Đó là một trong các nội dung trong công văn Bộ GD&ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo, kiểm tra các khoản thu, chi trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn.
Theo đó, các cơ sở giáo dục phải tổ chức thu, quản lý và thông báo dự toán sử dụng, công khai quyết toán các khoản đóng góp tự nguyện theo đúng qui định của pháp luật; không tùy tiện lập các quỹ để ép buộc học sinh đóng góp dưới danh nghĩa đóng góp tự nguyện.
Bộ GD&ĐT cũng yêu cầu, tất cả các cơ sở giáo dục đều phải thực hiện công khai mức học phí. Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu học phí mới kịp thời để các cơ sở giáo dục thực hiện nghiêm túc các qui định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập cho học sinh theo đúng đối tượng đã quy định.
Đặc biệt, đối với những khoản đóng góp được thoả thuận giữa nhà trường và cha mẹ học sinh để thực hiện một số nhiệm vụ thay cha mẹ học sinh trong công tác nuôi, dạy học sinh như: tiền ăn, tiền chăm sóc bán trú, tiền nước uống... yêu cầu nhà trường phải thỏa thuận với phụ huynh học sinh về chủ trương, công khai mức thu, nội dung chi đảm bảo nguyên tắc thu đủ bù chi.
Các trường vận động phụ huynh học sinh tham gia bảo hiểm y tế cho con em mình theo đúng qui định của Luật Bảo hiểm y tế; Cần giải thích rõ nội dung và tính chất tự nguyện để phụ huynh không hiểu lầm khi mua các loại bảo hiểm thương mại.
Đối với những khoản thu để mua sắm phục vụ trực tiếp cho học sinh học tập, sinh hoạt như áo quần đồng phục, quần áo thể dục - thể thao, phù hiệu học sinh, vở học tập mang tên trường...: các cơ sở giáo dục cần thống nhất chủ trương, kiểu mẫu với phụ huynh học sinh, phụ huynh học sinh tự lựa chọn và quyết định hình thức tổ chức thực hiện thích hợp.
Bên cạnh đó, Bộ GD&ĐT cũng huyến khích đóng góp tự nguyện của các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân để hỗ trợ cơ sở vật chất nhà trường.
Theo VTC
5 sự kiện ô tô, xe máy đáng chú ý trong năm 2010 Năm 2010 sắp qua đi, đọng lại nhiều vấn đề cần suy ngẫm về thị trường ô tô, xe máy Việt Nam. Trước thềm năm mới 2011, hãy cùng Dân trí điểm lại những sự kiện đáng chú ý nhất liên quan đến lĩnh vực ô tô, xe máy tại Việt Nam trong năm 2010 vừa qua: 1- Thị trường ô tô trong...