Chính thức siết giao dịch ví điện tử: Giao dịch không quá 100 triệu đồng/tháng, mở ví phải cung cấp thông tin cá nhân
Theo quy định mới của Ngân hàng Nhà nước, tổng hạn mức giao dịch thông qua ví điện tử cá nhân sẽ không được quá hạn mức 100 triệu đồng/tháng và các cá nhân phải cung cấp các thông tin để mở ví điện tử.
Theo quy định mới của Ngân hàng Nhà nước, tổng hạn mức giao dịch thông qua ví điện tử cá nhân sẽ không được quá hạn mức 100 triệu đồng/tháng. Ảnh: Internet
Ngân hàng Nhà nước vừa ký ban hành Thông tư 23/2019/TT-NHNN với nội dung sửa đổi một số quy định trong dịch vụ trung gian thanh toán. Theo đó, ngân hàng sẽ siết lại hạn mức giao dịch cá nhân qua ví điện tử.
Cụ thể, theo quy định tại Thông tư mới của Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các khách hàng mở ví điện tử phải cung cấp các thông tin cá nhân định danh như CMND hoặc thẻ căn cước, hộ chiếu…Người dùng muốn nạp tiền vào ví điện tử phải thông qua tài khoản thanh toán hoặc thẻ ATM của khách hàng là chủ ví điện tử; nhận tiền từ ví khác do cùng tổ chức cung ứng dịch vụ ví mở.
Đáng chú ý, Ngân hàng Nhà nước cũng quy định hạn mức giao dịch thông qua ví điện tử không quá 100 triệu đồng/tháng. Hạn mức này không áp dụng với Ví điện tử của người ký hợp đồng hoặc có thỏa thuận làm đơn vị chấp nhận thanh toán với tổ chức cung ứng dịch vụ.
Khách hàng được sử dụng Ví điện tử để thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ hợp pháp; chuyển tiền cho Ví điện tử khác do cùng tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử mở và rút tiền ra khỏi Ví điện tử về tài khoản thanh toán hoặc thẻ ghi nợ của khách hàng tại ngân hàng.
Quy định mới đặc biệt nghiêm cấm sử dụng Ví để thực hiện các giao dịch cho mục đích rửa tiền, tài trợ khủng bố, lừa đảo, gian lận và các hành vi vi phạm pháp luật khác cũng như thuê, cho thuê, mượn, cho mượn hoặc mua, bán thông tin Ví điện tử.
Video đang HOT
Tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử không được phép cấp tín dụng cho khách hàng sử dụng Ví điện tử, trả lãi trên số dư Ví điện tử hoặc bất kỳ hành động nào có thể làm tăng giá trị tiền tệ trên Ví so với giá trị tiền khách hàng nạp vào Ví.
Bên cạnh đó, tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử phải cung cấp công cụ để Ngân hàng Nhà nước giám sát hoạt động cung ứng dịch vụ Ví điện tử. Công cụ giám sát phải bảo đảm cho phép giám sát tổng số lượng Ví điện tử; Thông tin về 10 Ví điện tử có số lượng giao dịch nhiều nhất và 10 Ví điện tử có giá trị giao dịch cao nhất theo từng đối tượng khách hàng…
Thông tư chính thức có hiệu lực từ ngày 7/1/2020.
Duy Vũ
Theo ictnews.vn
Phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước top 10 ví điện tử có số lượng giao dịch nhiều nhất mỗi tháng
Đây là điểm mới trong Thông tư sửa đổi, bổ sung thông tư số 39 hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán mà Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành.
Ảnh minh họa.
Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 39/2014/TT-NHNN ngày 11/12/2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán
Trong đó, một trong những nội dung quan trọng là tổng hạn mức giao dịch qua các Ví điện tử cá nhân của 01 khách hàng tại 01 tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử (bao gồm giao dịch thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ hợp pháp và giao dịch chuyển tiền từ Ví điện tử cho Ví điện tử khác do cùng tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử mở) tối đa là 100 triệu đồng trong một tháng.
Như vậy, sau khi tham khảo ý kiến của các bên, Ngân hàng Nhà nước đã quyết định bỏ hạn mức thanh toán 20 triệu đồng/ngày cho ví điện tử của cá nhân như đã nêu ra trong dự thảo thông tư trước đó.
Cũng theo Thông tư sửa đổi, tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử phải cung cấp công cụ để Ngân hàng Nhà nước giám sát hoạt động cung ứng dịch vụ Ví điện tử.
Theo đó, công cụ giám sát phải đảm bảo:
Một là, cho phép giám sát tổng số lượng Ví điện tử (đã phát hành, đã kích hoạt và đang hoạt động), tổng số dư Ví điện tử của tất cả khách hàng tại thời điểm truy cập công cụ giám sát;
Hai là, cho phép giám sát tổng số dư tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ Ví điện tử, thông tin của từng tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ Ví điện tử mở tại các ngân hàng hợp tác, bao gồm tên tài khoản, số hiệu tài khoản, số dư tại thời điểm truy cập công cụ giám sát;
Ba là, cho phép khai thác số liệu theo kỳ báo cáo tháng (tính từ ngày 01 của tháng đến ngày cuối cùng của tháng) vào chậm nhất là ngày 05 tháng tiếp theo, bao gồm:
Bốn là, tổng số lượng và tổng số dư Ví điện tử (đã phát hành, đã kích hoạt và đang hoạt động) vào cuối ngày của ngày cuối cùng của kỳ báo cáo; tổng số lượng và tổng giá trị giao dịch nạp tiền, giao dịch rút tiền, giao dịch thanh toán và các giao dịch khác của Ví điện tử được thống kê theo từng ngày trong tháng;
Năm là, tổng số lượng giao dịch bên Nợ, tổng giá trị giao dịch bên Nợ, tổng số lượng giao dịch bên Có, tổng giá trị giao dịch bên Có của tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ Ví điện tử được thống kê theo từng ngày trong tháng;
Và đặc biệt, tổ chức cung ứng ví điện tử phải cung cấp cho Ngân hàng Nhà nước thông tin về 10 Ví điện tử có số lượng giao dịch nhiều nhất và 10 Ví điện tử có giá trị giao dịch cao nhất theo từng đối tượng khách hàng (đơn vị chấp nhận thanh toán; khách hàng cá nhân, khách hàng tổ chức nhưng không bao gồm cá nhân, tổ chức là đơn vị chấp nhận thanh toán) bao gồm số dư đầu kỳ, số dư cuối kỳ; tổng số lượng và tổng giá trị giao dịch nạp tiền, rút tiền theo từng ngân hàng liên kết; tổng số lượng và tổng giá trị giao dịch thanh toán, chuyển tiền; tổng số lượng và tổng giá trị các giao dịch khác nếu có (chỉ thống kê các giao dịch do hệ thống xử lý thành công).
Số lượng Ví điện tử cần báo cáo có thể thay đổi theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước. Đây chính là một trong những điểm mới quan trọng trong thông tư sửa đổi lần này.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 07/01/2020.
TRẦN THÚY
Theo Bizlive.vn
Ngân hàng số phát triển mạnh, thanh toán tiền mặt sẽ sớm biến mất? Thanh toán dùng tiền mặt chắc chắn sẽ còn tồn tại trong thời gian dài nữa nhưng với sự phát triển của thanh toán điện tử và lợi ích mà hệ thống thanh toán điện tử mang lại thì trong tương lai với chi phí ngày càng giảm và độ bảo mật càng cao thì việc thanh toán bằng tiền mặt sẽ dần...