Chính thức chuyển Trường ĐH Bách khoa Hà Nội thành ĐH Bách khoa Hà Nội
Bộ GD-ĐT vừa công bố quyết định chuyển Trường ĐH Bách khoa Hà Nội thành ĐH Bách khoa Hà Nội; Hiệu trưởng ĐH Bách khoa Hà Nội trở thành Giám đốc.
Ngày 17/3, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn công bố quyết định chuyển Trường ĐH Bách khoa Hà Nội thành ĐH Bách khoa Hà Nội và trao các quyết định công nhận Hội đồng đại học, Chủ tịch hội đồng, Giám đốc ĐH Bách khoa Hà Nội nhiệm kỳ 2020-2025.
Cụ thể, GS.TS Lê Anh Tuấn, Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội trở thành Chủ tịch Hội đồng ĐH Bách khoa Hà Nội.
PGS.TS. Huỳnh Quyết Thắng, Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội trở thành Giám đốc ĐH Bách khoa Hà Nội.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn trao các quyết định công nhận Chủ tịch hội đồng, Giám đốc ĐH Bách khoa Hà Nội nhiệm kỳ 2020-2025.
Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho hay, việc chuyển đổi mô hình, cơ cấu từ trường thành đại học của ĐH Bách khoa là dấu ấn của sự phát triển, khi “chiếc áo cũ” đã quá chật hẹp và cần phải có sự “lột xác”.
Video đang HOT
Theo Bộ trưởng, một chữ “trường” và “đại học”, tuy chỉ là ngôn từ nhưng có sự khác biệt rất lớn, thể hiện việc chọn lựa mô hình phát triển phù hợp.
Thực tế, việc thay đổi cái tên không dễ và phải mất nhiều năm. Để thay đổi từ mô hình đến vận hành cũng là một khoảng cách rất lớn.
Hội đồng của một trường và một đại học nhiều cấp là khác nhau, cần có sự điều chỉnh và tham gia của các đơn vị thành viên và cấp dưới.
Nếu vận hành không tốt, nguy cơ phức tạp và chia cắt, thiếu thống nhất từ bên trong rất có thể diễn ra, hoặc làm phát sinh thêm sự cồng kềnh của bộ máy hành chính.
Do đó, Bộ trưởng Kim Sơn cho rằng, ĐH Bách khoa cần phải xác định chặng đường đổi mới chỉ là đang bắt đầu.
Cũng tại buổi lễ, ĐH Bách khoa Hà Nội công bố chuyển các chức vụ Phó Chủ tịch Hội đồng, Phó Giám đốc Đại học, Thư ký Hội đồng và Kế toán trưởng.
ĐH Bách khoa Hà Nội là trường đầu tiên được Thủ tướng ký quyết định chuyển từ “trường đại học” thành “đại học”.
Hiện, nhiều trường đại học khác như Trường ĐH Cần Thơ, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, Trường ĐH Y Dược TP.HCM, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, Trường ĐH Y Hà Nội… cũng đang có kế hoạch phát triển thành đại học.
Từng gây cười dư luận, luận án tiến sĩ áo ngực bảo vệ thành công với 7/7 phiếu
Với 7/7 thành viên Hội đồng bỏ phiếu tán thành, luận án tiến sĩ nghiên cứu về áo ngực của nghiên cứu sinh (NCS) tại Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội từng 'gây tranh cãi' trên mạng xã hội, đã được bảo vệ thành công.
Ngày 12/10, tại Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, nghiên cứu sinh Lưu Thị Hồng Nhung đã hoàn tất quá trình bảo vệ luận án Tiến sĩ ngành Công nghệ dệt, may với đề tài "Nghiên cứu ảnh hưởng của đặc điểm nhân trắc ngực nữ sinh Bắc Việt Nam tới áp lực và độ tiện nghi áp lực của áo ngực" trước Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp trường.
Luận án của nghiên cứu sinh Lưu Thị Hồng Nhung do PGS.TS Nguyễn Nhật Trinh và PGS.TS Nguyễn Thị Lệ hướng dẫn. Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ gồm: Chủ tịch hội đồng, Thư ký hội đồng, 3 chuyên gia phản biện và 2 Ủy viên hội đồng.
Với 7/7 thành viên Hội đồng bỏ phiếu tán thành, luận án về áo ngực của NCS đã được bảo vệ thành công.
Với kết quả 7/7 thành viên Hội đồng bỏ phiếu tán thành (trong đó có 3 phiếu xếp loại xuất sắc), Hội đồng đề nghị Trường Đại học Bách khoa Hà Nội công nhận học vị và cấp bằng tiến sĩ cho nghiên cứu sinh Lưu Thị Hồng Nhung.
Trước đó, như Báo CAND đã thông tin, tên đề tài luận án tiến sĩ "Nghiên cứu ảnh hưởng của đặc điểm nhân trắc ngực nữ sinh Bắc Việt Nam tới áp lực và độ tiện nghi áp lực của áo ngực" của NCS tại Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã khiến dư luận và mạng xã hội xôn xao bình luận với 2 luồng ý kiến trái chiều.
Luồng ý kiến thứ nhất cho rằng đề tài này có phần "gây cười" và chưa xứng tầm của một luận án tiến sĩ.
Luồng ý kiến thứ hai lại cho rằng, đây là một vấn đề có ý nghĩa khoa học lẫn ý nghĩa thực tiễn và đã được thế giới nghiên cứu từ lâu, do đó đề tài luận án này hoàn toàn khả thi.
Khu kinh tế Vân Đồn thu hút được hơn 35.400 tỷ đồng vốn đầu tư ngoài ngân sách Được Chính phủ cho phép thí điểm thành lập từ tháng 5/2020, sau 2 năm đi vào hoạt động, đến nay, Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Đồn (Quảng Ninh) đã thu hút được trên 35.400 tỷ đồng vốn đầu tư ngoài ngân sách vào địa bàn. Khu đô thị Ao Tiên - Cát Linh. Cụ thể, Khu kinh tế Vân Đồn...