Chính thức bị luận tội, chuyện gì sẽ xảy ra với ông Donald Trump?
Hạ viện Mỹ vừa thông qua Nghị quyết luận tội Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Khoanh khac lich su khi Chu tich Ha vien gõ búa thông qua nghị quyết luận tội Tổng thống Mỹ Donald Trump lần thứ 2
Sáng 14/1, theo giờ VN, Hạ viện Mỹ chính thức thông qua luận lội Tổng thống Mỹ Donald Trump lần thứ 2 với tỷ lệ 232 phiếu ủng hộ/197 phiếu chống.
Tuy Hạ viện do Đảng dân chủ kiểm soát nhưng trong số những người ủng hộ động thái luận tội lần này, có ít nhất 10 Nghị sĩ Đảng Cộng hoà.
Theo nghị quyết luận tội của Hạ viện do đảng Dân chủ chiếm đa số, ông Donald Trump bị buộc tội xúi giục người biểu tình ủng hộ ông dẫn đến vụ bạo loạn Quốc hội nghiêm trọng vừa qua, chống lại quốc gia.
Về phần mình, ông Trump luôn phản đối cáo buộc cho rằng đây là trò lừa đảo, gây đau đớn, chia rẽ và tức giận.
Video đang HOT
Hiện tại, nghị quyết này đã được chuyển lên Thượng viện. Lãnh đạo Thiểu số tại Thượng viện ông Mitch McConnell cho biết, quy trình xem xét của Thượng viện sẽ bắt đầu tại cuộc họp bình thường đầu tiên, sau khi nhận được văn bản từ Hạ viện”. Tức là Thượng viện, hiện đang trong thời gian nghỉ, sẽ không triệu tập khẩn cấp như một số chính trị gia kêu gọi.
Ông McConnell khẳng định trong thời gian từ nay tới khi ông Joe Biden nhậm chức Tổng thống vào ngày 20/1 tới, sẽ không có phán quyết nào được đưa ra, phế truất ông Donald Trump.
Trong trường hợp bị luận tội, lúc này ông Trump đã là cựu Tổng thống, ông sẽ bị cấm tham gia giữ chức vụ ở mọi văn phòng cộng đồng, đặc biệt là không thể chạy đua Tổng thống vào năm 2024.
Lần đầu tiên ông Tổng thống Trump bị luận tội vào năm 2019 vì cáo buộc gây áp lực lên Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, buộc điều tra con trai ông Joe Biden. Nhưng sau đó ông được Thượng viện Mỹ tuyên vô tội.
Pompeo - người trung thành bên Trump đến phút cuối
Giữa lúc từng thành viên nội các rời đi trong những ngày cuối của Trump tại Nhà Trắng, Ngoại trưởng Mike Pompeo vẫn ở lại.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đang hứng chịu cơn thịnh nộ cả trong công chúng lẫn chính quyền, từ đảng Dân chủ đến Cộng hòa, sau khi đám đông ủng hộ ông gây ra vụ bạo loạn ở Đồi Capitol hôm 6/1, giữa phiên kiểm phiếu đại cử tri nhằm xác nhận chiến thắng của Tổng thống đắc cử Joe Biden.
Bộ trưởng Giao thông Mỹ Elaine Chao, vợ của lãnh đạo phe Cộng hòa tại Thượng viện Mitch McConnell, là người đầu tiên trong nội các của Trump từ chức để phản đối vụ bạo loạn, kéo theo một loạt quan chức và cố vấn khác hành động tương tự. Gabriel Noronha, cố vấn thuộc nhóm Hành động Iran của Bộ Ngoại giao Mỹ, thậm chí công khai nói Trump "không còn đủ khả năng cầm quyền và cần ra đi", sau đó bị sa thải.
Mối quan hệ giữa Trump với Phó tổng thống Mike Pence, người được cho là luôn hết lòng phụng sự ông chủ Nhà Trắng, cũng không còn êm ấm, sau khi Pence từ chối tham gia nỗ lực đảo ngược kết quả bầu cử và xác nhận Biden đắc cử tổng thống hôm 6/1. Theo các nguồn tin, Pence cảm thấy "bị tổn thương" và "khó chịu" vì bị gây áp lực phải thực hiện điều mà ông vốn không có thẩm quyền.
Khi tất cả hầu như đều đã quay lưng với Trump, Ngoại trưởng Pompeo vẫn không né tránh việc đề cập đến Tổng thống. Trong cuộc phỏng vấn hôm 12/1, Pompeo lên án những kẻ gây rối ở tòa nhà quốc hội là "tội phạm" cần bị truy tố, nhưng vẫn dành lời tốt đẹp cho Trump.
Tổng thống Donald Trump (phải) tại lễ tuyên thệ nhậm chức ngoại trưởng của Mike Pompeo ở Bộ Ngoại giao Mỹ hồi tháng 5/2018. Ảnh: AP .
"Lịch sử sẽ chứng minh những điều tốt đẹp mà Tổng thống và chính quyền của chúng tôi đã làm", Ngoại trưởng Mỹ cho hay, nói thêm rằng "sẽ có những cuốn sách viết về sự thay đổi" mà chính quyền Trump đã tạo ra trên thế giới.
Tương tự nhiều đảng viên Cộng hòa khác, Pompeo không phải người ủng hộ Trump ngay từ đầu. Tuy nhiên, từ khi được Trump bổ nhiệm giữ chức ngoại trưởng sau khoảng thời gian làm giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA), Pompeo đã trở thành quan chức hiếm hoi trụ vững trong chính quyền, cư xử cẩn trọng và chưa bao giờ thể hiện mâu thuẫn với Tổng thống.
Những chính sách của Trump đã được Pompeo thúc đẩy, đáng chú ý là sự dẫn dắt của Ngoại trưởng Mỹ trong quá trình đàm phán với Triều Tiên, một trong những thành tựu ngoại giao nổi bật dưới thời Trump. Pompeo cũng nỗ lực ủng hộ Israel nhiệt tình và gây áp lực tối đa lên Iran, những vấn đề chủ chốt khác trong chiến lược đối ngoại của Tổng thống.
Sau khi truyền thông xướng tên Biden là người chiến thắng trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng hồi tháng 11, Pompeo đã gây tranh cãi trong một động thái tỏ ý đứng về phía Trump. Ông từ chối công nhận chiến thắng của Tổng thống đắc cử, đồng thời cam kết về "quá trình chuyển giao suôn sẻ sang nhiệm kỳ thứ hai của chính quyền Trump".
"Chúng tôi sẽ kiểm tất cả phiếu bầu. Thế giới nên tin tưởng rằng quá trình chuyển giao cần thiết, giúp đảm bảo hoạt động và thành công của Bộ Ngoại giao hiện nay, cũng như thành công với tổng thống sẽ nhậm chức vào ngày 20/1, cũng sẽ suôn sẻ", Pompeo phát biểu trong cuộc họp báo ngày 10/11/2020.
Ngay cả khi tất cả đã được an bài, Pompeo vẫn tiếp tục đưa ra các động thái phù hợp với những mục tiêu Trump theo đuổi, như đưa Cuba trở lại danh sách "nước bảo trợ khủng bố", hay dỡ bỏ toàn bộ quy tắc hạn chế giao thiệp giữa quan chức Mỹ với đảo Đài Loan, khiến Trung Quốc tức giận. Những diễn biến này có khả năng làm phức tạp chính sách đối ngoại của Biden trong tương lai.
Cách hành động của Pompeo làm dấy lên suy đoán ông có khả năng đang hướng đến cuộc đua vào Nhà Trắng vào năm 2024. Theo giới phê bình, quan chức 57 tuổi này dường như cũng không giấu tham vọng nắm giữ vị trí cao hơn, thể hiện qua việc ông nhấn mạnh niềm tin vào đạo Tin lành nhằm thu hút người ủng hộ.
Trước vụ bạo loạn ở Đồi Capitol, các cuộc khảo sát cho thấy nền tảng ủng hộ Pompeo khá yếu, không đủ sức cạnh tranh vào năm 2024, khi hầu hết đảng viên Cộng hòa vẫn một lòng với Trump. Tuy nhiên, nếu Trump bị truất quyền tái tranh cử, mục tiêu mà phe Dân chủ đang theo đuổi bằng nỗ lực luận tội, hoặc từ chối chạy đua một lần nữa, Pompeo sẽ có vị thế vô cùng thuận lợi, đặc biệt trong bối cảnh Pence trở thành "con dê tế thần" bị đám đông ủng hộ Trump trút giận.
Stephen Walt, giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Harvard, nhận định Pompeo giờ đây còn đảm nhiệm vai trò gây ảnh hưởng trên mạng xã hội, nơi Trump đã bị cấm cửa.
Tuy nhiên, chuyên gia lưu ý Ngoại trưởng Mỹ có nguy cơ "tự đập lưng", gây ác cảm với các nhà ngoại giao cả trong và ngoài nước, nếu tiếp tục hậu thuẫn Trump.
Lãnh đạo Cộng hòa 'phẫn nộ' với Trump Lãnh đạo phe Cộng hòa tại Thượng viện Mitch McConnell được cho là "phẫn nộ" với Trump và có thể ủng hộ xem xét bãi nhiệm Tổng thống. Các nguồn tin giấu tên am hiểu vấn đề hôm 12/1 tiết lộ McConnell đã nói với những cộng sự của ông rằng việc luận tội sẽ giúp đảng Cộng hòa thoát khỏi Tổng thống...