Chính thức bàn giao SCIC về Ủy ban Quản lý vốn nhà nước
Ngày 12/11, Bộ Tài chính đã chính thức bàn giao Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước ( SCIC) với tổng tài sản tính đến cuối quý II/2018 hơn 41.000 tỷ đồng về Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Ngày 12/11, Bộ Tài chính chính thức bàn giao SCIC về Ủy ban Quản lý vốn nhà nước.
Các nội dung bàn giao lần này, gồm các tài liệu pháp lý của doanh nghiệp như: Quyết định thành lập doanh nghiệp; điều lệ tổ chức và hoạt động; Quyết định phê duyệt Kế hoạch đầu tư phát triển 5 năm và kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm của doanh nghiệp; Quyết định phê duyệt Quy chế tài chính, vốn điều lệ; Quyết định bổ nhiệm các chức danh; Báo cáo tài chính hợp nhất…
Video đang HOT
Theo Báo cáo tài chính hợp nhất bán niên 2018, vốn điều lệ của SCIC được phê duyệt theo Nghị định của Chính phủ là 50.000 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư đã góp tính đến ngày 30-6-2018 là hơn 22.000 tỉ đồng. Tổng tài sản của SCIC đến cuối quý 2/2018 đạt hơn 41.000 tỷ đồng.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, trong hơn 12 năm hoạt động, trong hơn 12 năm qua kể từ khi đi vào hoạt động, vượt qua nhiều khó khăn trong giai đoạn đầu hình thành và phát triển, khắc phục những tồn tại, hạn chế và triển khai có hiệu quả định hướng củng cố và hoàn thiện mô hình hoạt động theo Kết luận 78 của Bộ Chính trị, hoạt động của SCIC đã đạt được một số kết quả tích cực.
Sau khi chuyển giao về Ủy ban, với sự chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và đặc biệt là chỉ đạo trực tiếp của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp cùng với nỗ lực của SCIC cũng như sự phối hợp, hỗ trợ tích cực của các Bộ, ngành, địa phương thì SCIC sẽ tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được thời gian qua, góp phần thực hiện thành công nhiệm vụ sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước theo chủ trương của ảng.
Trước đó, Bộ Công Thương cũng bàn giao 6 tập đoàn, tổng công ty lớn về Siêu ủy ban gồm: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV), Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) và Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam (Vinataba).
Theo infonet.vn
Vi phạm về chứng khoán, một doanh nghiệp bị phạt 240 triệu đồng
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa ra quyết định xử phạt một loạt doanh nghiệp vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, trong đó có doanh nghiệp bị phạt 240 triệu đồng.
(ảnh minh họa, nguồn: Internet)
Theo thông tin được UBCKNN công bố trên website, cơ quan quản lý này ra quyết định xử phạt về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Công ty cổ phần Văn hóa Phương Nam (quận 11, TP Hồ Chí Minh) do Công ty này công bố thông tin không đúng thời hạn theo quy định pháp luật; công bố thông tin sai lệch; vi phạm quy định pháp luật quản trị công ty về bầu thành viên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, về triệu tập, tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông, về giao dịch với người có liên quan của thành viên Hội đồng quản trị.
Vì vậy, Công ty cổ phần Văn hóa Phương Nam bị phạt tổng cộng 240 triệu đồng.
UBCKNN cũng vừa ban hành quyết định xử phạt Công ty cổ phần Dịch vụ ô tô Hàng Xanh (quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh) 60 triệu đồng vì công ty công bố thông tin không đầy đủ nội dung theo quy định pháp luật.
Công ty cổ phần Xây dựng 1369 (TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương) cũng bị phạt 60 triệu đồng do công bố thông tin không đúng thời hạn theo quy định pháp luật.
T.Hương
Theo hanoimoi.com.vn
Danh mục 'khủng' của Ủy ban quản lý vốn 1,55 triệu tỷ đồng Chỉ mới 3/19 doanh nghiệp trong danh sách của siêu Ủy ban đang giao dịch trên sàn chứng khoán. Thành lập vào tháng 2/2018, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước dự kiến sẽ chính thức đi vào hoạt động trong thời gian rất ngắn tới đây sau 7 tháng chuẩn bị. Chiều 30/9 tới đây, Siêu ủy ban sẽ chính thức ra...