Chính sách ưu đãi lệ phí môn bài chưa đến được với nhiều HTX
Thời gian qua, Nhà nước đã có những chính sách ưu đãi về thuế, phí cho HTX. Các chính sách này đã có hiệu lực trong thực tiễn một thời gian khá dài nhưng đến nay vẫn còn không ít HTX chưa được thụ hưởng, nhất là lệ phí môn bài.
HTX dịch vụ nông nghiệp Nha Mân (Đồng Tháp) đang thực hiện dịch vụ cung cấp phân bón, lúa giống và sản xuất gạo thương phẩm.
Chưa tiếp cận được với chính sách
Tuy nhiên, theo ông Huỳnh Văn Hưng, Giám đốc HTX, đến thời điểm này, ngành thuế vẫn chưa có được hướng dẫn cụ thể nào về thuế, phí cho HTX. Chính vì vậy mà đầu năm 2022, HTX vẫn phải đóng lệ phí môn bài 2 triệu đồng/năm.
Có thể thấy, kinh tế tập thể, HTX là một trong những loại hình kinh tế quan trọng, từng bước phát huy hiệu quả trong liên kết, phát triển sản xuất trên cả nước. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, trên lĩnh vực thuế, vẫn có những HTX chưa được miễn thuế, phí theo quy định của Nhà nước.
Thực tế, thuế, phí là một trong những vấn đề quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh không chỉ của doanh nghiệp mà còn của cả các HTX. Theo quy định, trước khi thành lập, HTX thực hiện đăng ký. Giấy chứng nhận thành lập HTX cũng là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Theo đó, mã đăng ký kinh doanh HTX cũng là mã số thuế để HTX thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước.
Video đang HOT
Nhiều HTX chưa được hưởng chính sách miễn lệ phí môn bài của Nhà nước (Ảnh minh họa: Int)
Khi đi vào hoạt động, ngoài thuế thu nhập cá nhân, thuế doanh nghiệp…, các HTX phải nộp thuế môn bài (nay là phí môn bài) tuỳ theo các mức độ khác nhau. Chẳng hạn, nếu HTX đăng ký vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng, tiền thuế môn bài cần phải nộp là 3 triệu đồng/năm. Còn nếu HTX đăng ký vốn điều lệ dưới 10 tỷ đồng thì phải nộp 2 triệu đồng/năm.
Tuy nhiên, theo quy định mới, từ năm 2020 trở về sau, HTX nông nghiệp là một trong những đối tượng được miễn thuế môn bài.
Cụ thể, tại Nghị định số 22/2020/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 25/2/2020) sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 139/2016/NĐ-CP quy định về lệ phí môn bài (trước đây gọi là thuế môn bài) có ghi “HTX, liên hiệp HTX (bao gồm cả chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh) hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp theo quy định của pháp luật về HTX nông nghiệp” là một trong những đối tượng được miễn lệ phí môn bài.
Còn trong Thông tư số 65/2020/TT-BTC ngày 09/7/2020 sửa đổi (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 23/8/2020), bổ sung một số điều của Thông tư số 302/2016/TT-BTC hướng dẫn về lệ phí môn bài cũng ghi “HTX, Liên hiệp HTX hoạt động theo Luật HTX năm 2012; lĩnh vực nông nghiệp được xác định theo quy định tại Điều 3 Thông tư số 09/2017/TT-BNNPTNT… bao gồm cả trường hợp HTX, liên hiệp HTX có hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực nông nghiệp”, là một trong 5 trường hợp được miễn lệ phí môn bài.
Nắm bắt được điều này, nhiều HTX nông nghiệp nghĩ mô hình sản xuất kinh doanh của mình thuộc đối tượng được miễn phí môn bài theo quy định của pháp luật nên không thực hiện khai, nộp phí môn bài. Vậy nhưng theo ông Nguyễn Văn Ba, Giám đốc HTX nông nghiệp hữu cơ An Phú Thuận (Đồng Tháp), chính vì suy nghĩ đó mà HTX đã nhận được thông báo của ngành thuế là chậm nộp phí môn bài. Mới đây, HTX phải thực hiện đóng phí và cả tiền phạt chậm nộp.
Cần đồng hành cùng HTX
Thời gian qua, Nhà nước có rất nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ HTX về phí môn bài, đặc biệt ưu tiên lĩnh vực nông nghiệp, thuỷ sản. Theo các chuyên gia, nhiều HTX chưa được miễn phí môn bài có thể do các HTX chưa nắm bắt được các quy định, chính sách ưu đãi của Nhà nước. Tuy nhiên, cũng có trường hợp chính sách của Nhà nước quy định HTX thuộc đối tượng được miễn lệ phí môn bài nhưng trong quá trình triển khai, các cơ quan thuế tại các địa phương có những cách hiểu khác nhau nên khiến chính sách của Nhà nước chưa đi vào thực tiễn.
Chẳng hạn như việc nhiều cơ quan thuế tại địa phương hiểu rằng HTX hoạt động trong các lĩnh vực như nông nghiệp, nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản và dịch vụ hậu cần nghề cá… cùng một lúc thì không được hưởng ưu đãi. Hay HTX chỉ được miễn lệ phí môn bài trong năm đầu thành lập hoặc năm đầu đăng ký kinh doanh… Những cách hiểu này là chưa đúng với định hướng chủ trương của Nhà nước và tạo ra sự hoài nghi, lo lắng với các HTX.
Theo thống kê của Bộ Tài chính, số thu lệ phí môn bài đối với HTX nông nghiệp vào giai đoạn 2018-2019 chỉ khoảng 170 triệu đồng/năm, chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số thu lệ phí môn bài (0,0073%). Chính vì vậy, việc miễn lệ phí môn bài đối với HTX sẽ không ảnh hưởng quá nhiều đến ngân sách nhà nước mà còn giúp HTX hạn chế chi phí đầu vào, yên tâm sản xuất kinh doanh. Nhất là trong điều kiện giá cả thị trường biến động, giá đầu vào nhiều loại nguyên liệu đang tăng cao làm ảnh hưởng đến nguồn thu, lợi nhuận của các HTX như hiện nay.
Tuy nhiên, trong thực tế vẫn có nhiều vướng mắc trong quá trình thực hiện, nên ưu đãi về lệ phí môn bài của Nhà nước chưa đến được với nhiều HTX. Trước vấn đề này, các chuyên gia cho rằng kinh tế tập thể, HTX đang là khu vực quan trọng, phù hợp với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nên các cơ quan quản lý cần có những động thái nhất định trong việc hỗ trợ HTX hưởng thụ chính sách này.
Cụ thể, các cơ quan quản lý cần hướng dẫn HTX về thủ tục giấy tờ hay phổ biến chính sách để HTX hiểu rằng với những dịch vụ HTX đăng ký hoạt động thì có được hưởng miễn lệ phí môn bài hay không. Nếu được hưởng thì HTX phải thực hiện những thủ tục nào. Hoặc với những HTX được hưởng nhưng vẫn đang bị cơ quan thuế buộc phải nộp thì phải làm những thủ tục gì để được hoàn hoặc khấu trừ. Và ngược lại, nếu không được miễn nhưng HTX không biết mà bị phạt vì chậm nộp thì có đảm bảo tính hợp lý theo quy định của pháp luật hay không?
Ngoài ra, trong thời đại 4.0 như hiện nay, nếu có điều kiện, các HTX nên áp dụng công nghệ để tiếp cận với các chính sách của Nhà nước. HTX cũng cần chủ động tiếp cận với các cơ quan quản lý để đảm bảo quyền lợi đối với khu vực kinh tế tập thể, HTX. Tuy lệ phí môn bài không phải quá nhiều nhưng khi được miễn sẽ giúp nhiều HTX vượt qua khó khăn, tin tưởng vào chính sách của Nhà nước và tiếp tục vươn lên trong sản xuất kinh doanh.
Nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX nông nghiệp
Năm 2017, HTX nông nghiệp Thọ Chung, xã Thọ Nguyên (nay là xã Xuân Hồng), huyện Thọ Xuân được thành lập với mục tiêu sản xuất và cung ứng các sản phẩm nông nghiệp an toàn, hữu cơ.
Tuy nhiên, chỉ 2 năm sau khi thành lập, năm 2019, HTX này đã phải dừng hoạt động. Theo bà Lương Thủy Chung, từng là người đại diện pháp lý của HTX, cho biết: Nguyên nhân là bởi khả năng liên kết, kết nối, chuyển giao quy trình sản xuất an toàn, hữu cơ của HTX với các hộ sản xuất kém, nên không xây dựng được vùng nguyên liệu.
Cán bộ HTX dịch vụ nông nghiệp xã Công Liêm (Nông Cống) hướng dẫn xã viên phát triển mô hình trồng riềng trên đất đồi dốc.
HTX nông nghiệp Thọ Chung chỉ là một trong số nhiều HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đã phải dừng hoạt động. Theo tổng hợp của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thời gian qua, toàn tỉnh đã có 53 HTX nông nghiệp dừng hoạt động. Trong đó, có 6 HTX đã thực hiện giải thể xong, 4 HTX hoàn thiện xong hồ sơ giải thể đang chờ công bố quyết định, 12 HTX đang trong quá trình hoàn thiện hồ sơ giải thể, các HTX còn lại hiện đang gặp khó khăn trong công tác giải thể.
Nguyên nhân chính khiến các HTX nông nghiệp dừng hoạt động là bởi quá trình hoạt động không phát huy được hiệu quả hoặc gặp khó khăn, bất cập trong việc quản lý, duy trì hoạt động của HTX. Ngoài các HTX đã dừng hoạt động, hiện nay, có không ít HTX nông nghiệp có hiệu quả hoạt động thấp, quy mô hoạt động và năng lực yếu, cơ sở vật chất của nhiều HTX nghèo nàn, lạc hậu; trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý HTX còn nhiều hạn chế. Việc tổ chức quản lý và sản xuất ở một số HTX chưa chặt chẽ, còn lúng túng trong định hướng hoạt động sản xuất, kinh doanh, khả năng cạnh tranh sản phẩm của HTX chưa cao. Tính liên kết, hợp tác kinh doanh nhằm tham gia chuỗi giá trị giữa các HTX với nhau, giữa HTX với các thành phần kinh tế khác, nhất là với các doanh nghiệp lớn, tập đoàn kinh tế có thương hiệu, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài còn hạn chế, chưa gắn kết trong kinh doanh, nhất là từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.
Trên cơ sở đánh giá những tồn tại, hạn chế và phân tích nguyên nhân, để nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX nông nghiệp, ngành nông nghiệp đã và đang phối hợp với các huyện, thị xã, thành phố tập trung thực hiện các nhóm giải pháp cho từng nhóm HTX. Đối với nhóm HTX hoạt động chưa hiệu quả, các địa phương, đơn vị đang tiến hành rà soát tình hình hoạt động và những khó khăn, vướng mắc của các HTX nông nghiệp trung bình, yếu; từ đó có các biện pháp cụ thể giúp các HTX nâng cao chất lượng hoạt động. Hướng dẫn các HTX xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, trong đó đẩy mạnh chuyển đổi phương thức hoạt động từ dịch vụ đầu vào sang sản xuất hàng hóa; đưa giống mới có năng suất, chất lượng tốt vào sản xuất, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn và kết nối sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm. Tập trung chỉ đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ quản trị, sản xuất cho cán bộ quản lý HTX và thành viên. Các doanh nghiệp liên kết với HTX để đầu tư vào sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời, hỗ trợ để HTX vay vốn tín dụng và tiếp cận được với các nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước để phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật, tổ chức sản xuất. Đối với nhóm HTX đang hoạt động có hiệu quả, hướng dẫn và hỗ trợ các HTX rà soát, nâng cao chất lượng phương án sản xuất, kinh doanh có hiệu quả. Quan tâm hỗ trợ xây dựng các mô hình sơ chế, đóng gói, bảo quản sau thu hoạch, xây dựng thương hiệu hàng hóa để nâng cao giá trị sản phẩm, định hướng cho các hoạt động xuất khẩu hàng hóa nông sản.
Xây dựng liên kết chuỗi giá trị: Gần 2.300 HTX nông nghiệp đã thành lập doanh nghiệp Phát biểu tại "Hội nghị tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW và 10 năm thi hành Luật hợp tác xã (HTX) năm 2012" ngày 15/2, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết, với việc thúc đẩy xây dựng liên kết chuỗi giá trị, cả nước hiện đã có 2.297 HTX nông nghiệp thành lập doanh nghiệp. HTX thay đổi...