Chính sách “tổng lực” phục hồi kinh tế hậu Covid-19
Ngày 20-5, Đại học Kinh tế – Luật cùng Viện Nghiên cứu phát triển công nghệ ngân hàng ĐH Quốc gia TPHCM tổ chức hội thảo “Lựa chọn chính sách phục hồi kinh tế Việt Nam giai đoạn Covid-19″. Hội thảo tập trung vào 2 chủ đề: lựa chọn chính sách phục hồi kinh tế sau đại dịch; khung pháp lý nào để Việt Nam ứng dụng công nghệ tài chính (Fintech) hiệu quả – kinh nghiệm thế giới và khuyến nghị cho Việt Nam.
Các chuyên gia thảo luận tại hội thảo “Lựa chọn chính sách phục hồi kinh tế Việt Nam giai đoạn Covid-19″
Thêm nhiều hỗ trợ trực tiếp
Khai mạc hội nghị, TS Nguyễn Tiến Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế – Luật, cho rằng dịch Covid-19 tác động lớn đến nền kinh tế thế giới và việc xử lý khủng hoảng lần này sẽ không giống như những lần trước, bởi phải cân đối giữa bảo vệ sức khỏe người dân và tăng trưởng kinh tế. Do vậy, chính sách cũng sẽ thay đổi, không chỉ hỗ trợ ngắn hạn mà phải tính trung hạn, dài hạn. Dù Chính phủ đang thực hiện nhiều chính sách tài khóa để hỗ trợ kinh tế với quy mô gói hỗ trợ tương đương 4,3% GDP nhưng theo TS Trần Hùng Sơn, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển công nghệ ngân hàng, gói kích thích hiện nay của Việt Nam có tác động giới hạn đối với doanh nghiệp (DN) đang lâm vào tình trạng kiệt quệ tài chính (vì các chính sách chỉ làm giảm hoặc ngăn dòng tiền ra của DN) chứ chưa có chính sách hỗ trợ làm tăng dòng tiền vào cho DN.
Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú thừa nhận: “DN lỗ thì đâu có nộp thuế, như vậy chính sách giảm, giãn thuế không có tác dụng trực tiếp tới DN khó khăn”. Do vậy, theo NHNN, chính sách tạo dòng tiền vào cho DN quan trọng và mang lại hiệu quả tốt hơn. Nói cách khác, phải bơm tiền thật cho DN mới tạo nhiên liệu kích hoạt cỗ máy kinh doanh tái khởi động. Thứ trưởng Bộ KH-ĐT Trần Quốc Phương cho rằng, cần tổng hòa các giải pháp, xây dựng những chính sách mới, không thể áp dụng các chính sách như những lần khủng hoảng kinh tế trước đây. Theo đó, cần tăng chi tiêu, kích tiêu dùng và đầu tư; thực hiện chính sách tài khóa ngắn hạn cho hạch toán chi phí lương để DN không sa thải người lao động…
Xác định ngành ưu tiên hỗ trợ
Các chuyên gia cho rằng, thay vì chỉ theo đuổi mục tiêu chung của tăng trưởng tín dụng cần đặt ra mục tiêu hỗ trợ các ngành ưu tiên như công nghiệp chế biến – chế tạo xuất khẩu, thương mại, thủy sản, nông nghiệp… Việc xác định ngành ưu tiên hỗ trợ nên dựa trên ít nhất 2 yếu tố là tốc độ phục hồi và mức độ ổn định của đầu ra sản phẩm. Những DN hồi phục nhanh sẽ giúp nâng đỡ nền kinh tế và từ đó tác động lan tỏa để các DN khác phục hồi. Như vậy, chính sách cần có sự tập trung theo nhóm ngành chứ không nên dàn trải.
Bên cạnh những chính sách ngắn hạn, trực tiếp, cần chính sách trung hạn, ổn định. Chẳng hạn, bên cạnh việc chi 62.000 tỷ đồng hỗ trợ giải quyết khó khăn do dịch bệnh cần có nhiều chính sách tiền tệ khác để hỗ trợ DN tiếp cận được nguồn vốn, hỗ trợ DN khó khăn không trả được nợ. Các chuyên gia cũng đề nghị Bộ KH-ĐT nhanh chóng giải ngân khối tiền đầu tư công 700.000 tỷ đồng trong năm 2020. Đề nghị cơ quan thuế cho phép DN được hạch toán lỗ ngược về những năm trước. Việc này, ông Nguyễn Văn Phụng, Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp lớn Tổng cục Thuế, cho biết sẽ ghi nhận và đề xuất vào dự thảo luật sửa đổi sắp tới.
Hầu hết DN tham gia hội thảo đều lên tiếng về vấn đề khó tiếp cận vốn và gánh nặng lãi vay khi lãi suất vay hiện khá cao trong bối cảnh dịch bệnh, kinh doanh khó khăn. Ông Nguyễn Quốc Hùng, Vụ tín dụng NHNN, cho biết, từ đầu năm đến nay NHNN đã đề nghị các ngân hàng thương mại giảm phí cho khách hàng, giảm và giãn lãi vay cho DN. Tuy nhiên, quá trình triển khai có một số vướng mắc, nhưng vướng đến đâu gỡ đến đó. Phó Thống đốc Đào Minh Tú cũng khẳng định sẽ điều hành theo hướng lãi suất giảm, đồng thời giữ ổn định tỷ giá bằng các công cụ dự trữ bắt buộc. Cố gắng không để xảy ra tình trạng găm giữ ngoại tệ và nhà nước cũng không bảo lãnh ngoại tệ cho các dự án đầu tư như trước.
Ủy ban Kinh tế nói gì về việc tăng vốn cho Agribank?
Ủy ban Kinh tế của Quốc hội vừa có báo cáo thẩm tra về việc bổ sung vốn điều lệ cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank).
Ảnh minh họa.
Báo cáo nêu: Agribank là ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế đất nước và đóng vai trò chủ đạo trong cấp tín dụng cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
Video đang HOT
Tuy vậy, trong nhiều năm qua tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của Agribank bị suy giảm do tốc độ tăng vốn điều lệ luôn thấp hơn tốc độ tăng tổng tài sản.
Mặc dù đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính nhưng Agribank vẫn chưa đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn theo chuẩn mực Basel II có hiệu lực từ ngày 01/01/2020.
Không phải là "ngân hàng chính sách"
Có ý kiến cho rằng việc bổ sung vốn điều lệ của Agribank thuộc phạm vi điều chỉnh quy định tại khoản 5 Điều 6 Luật Đầu tư công, theo đó đối tượng đầu tư công bao gồm "cấp vốn điều lệ cho các ngân hàng chính sách".
Tuy nhiên, Thường trực Ủy ban Kinh tế nhận thấy, Agribank là ngân hàng thương mại nhà nước, không phải là loại hình "ngân hàng chính sách" theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng, nên việc cấp vốn điều lệ cho Agribank không thuộc đối tượng điều chỉnh quy định tại Điều 6 Luật Đầu tư công.
Với địa vị pháp lý của Agribank nêu trên, đồng thời theo báo cáo của Chính phủ, Agribank sẽ không thể đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ phát triển kinh tế, đặc biệt là vốn tín dụng cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nếu không được tăng vốn điều lệ trong năm 2020. Thường trực Ủy ban Kinh tế cho rằng, Agribank là đối tượng được đầu tư bổ sung vốn điều lệ và thuộc trường hợp được bổ sung vốn điều lệ theo quy định tại Điều 13 Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp (Luật số 69).
Về thẩm quyền quyết định đầu tư bổ sung vốn điều lệ, theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật số 69, Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư bổ sung vốn điều lệ đối với doanh nghiệp do mình quyết định thành lập.
"Do vậy, thẩm quyền quyết định đầu tư bổ sung vốn điều lệ cho Agribank là của Thủ tướng Chính phủ", báo cáo nêu.
Về trình tự, thủ tục đầu tư bổ sung vốn điều lệ, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 15 Luật số 69 quy định về trình tự, thủ tục đầu tư bổ sung vốn điều lệ đối với doanh nghiệp đang hoạt động do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập.
Theo đó, Agribank lập và trình cơ quan đại diện chủ sở hữu (Ngân hàng Nhà nước) phương án đầu tư bổ sung vốn điều lệ; Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính thẩm định phương án đầu tư bổ sung vốn điều lệ; sau đó trình phương án để Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Đồng thời, trình tự, thủ tục cũng phải thực hiện theo Nghị định số 91/2015/NĐ-CP của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp (Nghị định số 91).
Căn cứ các quy định trên, Thường trực Ủy ban Kinh tế nhận thấy, hồ sơ của Chính phủ trình Quốc hội gồm nhiều tài liệu (Tờ trình, kế hoạch vốn giai đoạn 2019-2021 của Agribank, phương án bổ sung vốn điều lệ Agribank giai đoạn 2019-2021, các văn bản thể hiện chủ trương của cấp có thẩm quyền về tăng vốn điều lệ cho Agribank, ý kiến của các cơ quan liên quan) nhưng chưa có quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc đầu tư bổ sung vốn điều lệ cho Agribank.
Tuy nhiên, về nguyên tắc, quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc đầu tư bổ sung vốn điều lệ cho Agribank sẽ bao gồm nội dung về nguồn tăng vốn, đồng thời việc quyết định đầu tư bổ sung vốn điều lệ cho Agribank từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước sẽ không phù hợp với việc "không sử dụng ngân sách Nhà nước để cấp vốn điều lệ cho tổ chức tín dụng thương mại" quy định tại Nghị quyết số 25/2016/QH14 của Quốc hội về Kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2016 - 2020.
Do vậy, Thường trực Ủy ban Kinh tế cho rằng, việc Quốc hội xem xét, chấp thuận bổ sung vốn điều lệ cho Agribank từ nguồn ngân sách Nhà nước sẽ tạo cơ sở pháp lý cho Thủ tướng Chính phủ quyết định về việc đầu tư bổ sung vốn điều lệ cho Agribank.
Sau khi được Quốc hội thông qua, Thủ tướng Chính phủ sẽ thực hiện thẩm quyền của mình theo quy định của Luật số 69 và Luật Ngân sách nhà nước.
Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đã có Nghị quyết số 70/NQ-CP ngày 14/5/2020 về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 năm 2020, theo đó Chính phủ đã thống nhất việc cấp bổ sung vốn điều lệ cho Agribank từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách trung ương năm 2019; mức bổ sung vốn điều lệ tương ứng với số lợi nhuận sau thuế thực nộp ngân sách nhà nước năm 2020 của Agribank, tối đa không quá 3.500 tỷ đồng.
Như vậy, Chính phủ đã có chủ trương tăng vốn điều lệ cho Agribank. Thường trực Ủy ban Kinh tế cho rằng, đây là căn cứ quan trọng, cần thiết để Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH), Quốc hội xem xét, quyết định việc bổ sung vốn điều lệ cho Agribank từ nguồn ngân sách Nhà nước.
"Sẽ có tính lan tỏa"
Về mức vốn và nguồn bổ sung vốn điều lệ, theo báo cáo của Chính phủ và phương án bổ sung vốn điều lệ giai đoạn 2019-2021, phương thức xác định mức vốn điều lệ bổ sung cho Agribank là 3.500 tỷ đồng được thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 9 Nghị định số 91 và phù hợp với các chỉ tiêu tăng trưởng dự kiến của ngân hàng cũng như mức vốn thiếu hụt cần bù đắp bằng vốn điều lệ bổ sung trong năm 2020.
Theo báo cáo của Chính phủ, do các nguồn khác không có khả năng bố trí nên Chính phủ đề nghị bổ sung từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách trung ương năm 2019.
Thực hiện quy định tại khoản 2 Điều 59 Luật Ngân sách nhà nước, Chính phủ đã xây dựng phương án phân bổ sử dụng nguồn tăng thu và kinh phí còn lại của ngân sách trung ương năm 2019, báo cáo UBTVQH tại phiên họp thứ 44. Theo khoản 5 Điều 2 Nghị quyết số 936/NQ-UBTVQH ngày 05/5/2020, UBTVQH cho phép phân bổ 14.124,2 tỷ đồng để bù hụt thu ngân sách trung ương năm 2020 và thực hiện một số nhiệm vụ cấp bách trong phát triển kinh tế-xã hội năm 2020 và giao Chính phủ phân bổ cụ thể, báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Do vậy, Thường trực Ủy ban Kinh tế nhất trí với ý kiến của Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách, Thường trực Ủy ban Pháp luật về đề xuất của Chính phủ đối với sử dụng nguồn tăng thu, tiết kiệm chi theo Nghị quyết số 936 để bổ sung vốn điều lệ cho Agribank. Tuy nhiên, cần báo cáo Quốc hội về việc bổ sung vào dự toán chi ngân sách Nhà nước năm 2020 để bảo đảm quy định tại Luật Ngân sách nhà nước.
Thường trực Ủy ban Kinh tế cho rằng, tăng vốn điều lệ cho Agribank sẽ góp phần tăng năng lực tài chính, năng lực cạnh tranh, tăng cường vai trò và đóng góp của Agribank cho nền kinh tế, phù hợp với quá trình cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020; đồng thời, đáp ứng được tỷ lệ bảo đảm an toàn của Agribank nói riêng và an toàn hệ thống tài chính quốc gia nói chung, hỗ trợ cho tăng trưởng tín dụng, qua đó đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế.
Bên cạnh đó, việc bổ sung vốn điều lệ cho Agribank sẽ có tính lan tỏa cao, tăng dư nợ tín dụng cho khách hàng, nhất là hỗ trợ các đối tượng chính sách, vùng đặc biệt khó khăn, thực hiện các chính sách, chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới, góp phần xóa đói giảm nghèo. Qua đó, góp phần hỗ trợ kịp thời hệ thống ngân hàng trong việc giảm tác động tiêu cực do đại dịch Covid-19 đối với các đối tượng yếu thế, thực hiện nhiệm vụ cấp bách phục hồi kinh tế-xã hội.
Một số ý kiến để nghị Chính phủ cần báo cáo bổ sung về dự kiến phân bổ số tiền 14.124 tỷ đồng theo Nghị quyết số 936, bên cạnh việc tăng vốn điều lệ cho Agribank còn các nhiệm vụ cấp bách nào khác, qua đó đánh giá rõ tác động đối với các nhiệm vụ chi khác trong năm 2020.
Trường hợp được Quốc hội chấp thuận bổ sung vốn điều lệ cho Agribank, Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo Agribank thực hiện các giải pháp tích cực hơn, nhằm tăng thêm vốn cấp 2 để bảo đảm hệ số an toàn vốn theo quy định pháp luật.
Sẽ xử phạt nếu doanh nghiệp bán bảo hiểm xe cơ giới sai quy định Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, Bộ Tài chính vừa yêu cầu các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ phải thực hiện đúng quy tắc trong việc bán bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Sẽ xử phạt nếu doanh nghiệp bán bảo hiểm xe cơ giới sai quy định. Ảnh Internet. Tại công văn...