Chính sách tiền tệ nới lỏng đã mang đến kết quả
Ba đợt cắt giảm lãi suất điều hành cùng hàng loạt biện pháp điều hành chính sách tiền tệ đã mang lại kết quả ban đầu.
Còn nhớ, thời điểm qua Tết Nguyên đán 2020, mọi sự chú ý đổ dồn về tình hình bệnh dịch tại Trung Quốc rồi lan ra Hàn Quốc, Nhật Bản, Ý… Việc vi rút Corona chủng mới lây lan một cách dễ dàng được nhận định là điềm báo xấu cho mong muốn tăng tốc kinh tế của các quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Doanh nghiệp Việt bắt đầu lao đao khi các đơn hàng nhập khẩu từ Trung Quốc vốn đang tạm dừng bởi công nhân nghỉ Tết Nguyên đán có nguy cơ dừng vô thời hạn trước lệnh giới nghiêm, phong tỏa của Trung Quốc. Nhưng quan trọng hơn, các đơn hàng xuất khẩu bắt đầu báo hủy hoặc hoãn vô thời hạn…
Trong cuộc trao đổi với Báo Đầu tư Chứng khoán, giới chủ các ngân hàng lòng như lửa đốt bởi kế hoạch kinh doanh năm 2020 được xây dựng từ cuối năm 2019 có nguy cơ lớn không thực hiện được do hoạt động sản xuất, kinh doanh của khách hàng bị đình trệ.
Phương án điều chỉnh kế hoạch kinh doanh theo từng cấp độ đã được đưa ra thảo luận trong hội đồng quản trị và ban điều hành ngân hàng trước khi chính thức công bố tại cuộc họp cổ đông. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp khiến việc họp cổ đông của hầu hết ngân hàng phải tạm hoãn.
Việt Nam là nền kinh tế ASEAN duy nhất được các định chế tài chính quốc tế duy trì dự báo có tăng trưởng khả quan trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 tác động xấu trên toàn thế giới.
“Các ngân hàng nhìn nhau xem có điều chỉnh kế hoạch kinh doanh không, mức điều chỉnh lợi nhuận như thế nào, rồi hướng về cơ quan quản lý bởi những định hướng điều hành của Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ tác động mạnh mẽ tới hoạt động kinh doanh của các ngân hàng”, chủ tịch Hội đồng quản trị một ngân hàng cổ phần chia sẻ.
Video đang HOT
Tính đến hiện tại, chính sách tiền tệ với xu hướng nới lỏng có kiểm soát đã mang lại những kết quả nhất định, khi Việt Nam là nền kinh tế ASEAN duy nhất được các định chế tài chính quốc tế duy trì dự báo có tăng trưởng khả quan trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 tác động xấu trên toàn thế giới.
Động thái đầu tiên được bắt đầu ngày 17/3/2020, Ngân hàng Nhà nước giảm các mức lãi suất điều hành từ 0,5-1%/năm, giảm 0,25-0,3%/năm trần lãi suất tiền gửi các kỳ hạn dưới 6 tháng và giảm 0,5%/năm trần lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên.
Tiếp theo, ngày 13/5/2020, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục giảm đồng bộ 0,5%/năm các mức lãi suất điều hành để phát tín hiệu mạnh mẽ và nhất quán về định hướng điều hành giảm lãi suất, sẵn sàng hỗ trợ thanh khoản cho các tổ chức tín dụng; giảm 0,3-0,5%/năm trần lãi suất tiền gửi và giảm 0,5%/năm trần lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên nhằm tiếp tục giảm chi phí vay vốn của khách hàng.
Tới ngày 1/10/2020, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục giảm đồng bộ 0,5%/năm các mức lãi suất điều hành, giảm 0,25%/năm trần lãi suất tiền gửi và giảm 0,5%/năm trần lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên.
Trao đổi với Báo Đầu tư Chứng khoán, bà Trịnh Thị Thanh, Quyền Giám đốc khối Quản trị tài chính và nguồn vốn SCB chia sẻ: “Ngân hàng Nhà nước cũng đã hoãn lộ trình giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn thêm 1 năm để giúp các ngân hàng giảm áp lực cơ cấu lại nguồn vốn trong bối cảnh còn phải hỗ trợ doanh nghiệp gặp khó khăn về mặt thanh khoản thông qua việc giảm lãi suất cho vay, giãn nợ và cơ cấu lại nợ”.
Tổng giám đốc một ngân hàng cổ phần nêu quan điểm: “Về tổng thể, các chính sách tiền tệ nhằm đối phó với dịch Covid-19 của Ngân hàng Nhà nước chủ yếu sử dụng nguồn lực từ các ngân hàng, cho nên mức tác động đến cung tiền không quá lớn so với việc bơm tiền trực tiếp thông qua mua trái phiếu như của các ngân hàng trung ương trên thế giới”.
“Cùng với các giải pháp điều hành đồng bộ, linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ, việc giảm mạnh các mức lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước đã góp phần tháo gỡ khó khăn và hỗ trợ phục hồi kinh tế”, một lãnh đạo cao cấp Ngân hàng Nhà nước nói.
Cuộc điều tra xu hướng kinh doanh của các tổ chức tín dụng quý IV/2020 vừa được Vụ Dự báo – Thống kê (Ngân hàng Nhà nước) công bố cho biết, trong quý III/2020, 58% tổ chức tín dụng đánh giá tổng thể các nhân tố nội tại đã góp phần giúp “cải thiện” tình hình kinh doanh của đơn vị và trong năm 2020, 62,6% tổ chức tín dụng dự kiến các nhân tố chủ quan tiếp tục giúp “cải thiện” tình hình kinh doanh của đơn vị. Trong đó, các nhân tố dự kiến có ảnh hưởng quan trọng nhất là “chính sách và năng lực quản trị rủi ro” và “khả năng sáng tạo, cải tiến sản phẩm”.
Tuy nhiên, vẫn có 9,3% tổ chức tín dụng dự kiến tổng thể các yếu tố nội tại làm “suy giảm” tình hình kinh doanh của đơn vị trong năm 2020, chủ yếu do yếu tố “năng lực tài chính” và “chính sách lãi suất, tín dụng, tỷ giá” của đơn vị.
Ngân hàng bước vào đợt giảm lãi suất mới
Nhiều ngân hàng vừa tuyên bố giảm lãi suất cho vay đối với lĩnh vực sản xuất, kinh doanh. Đây có thể là làn sóng giảm lãi suất cho vay mới của các ngân hàng trong những tháng cuối năm.
Hoạt động nghiệp vụ tại VietcomBanhk, chi nhánh Hà Nội. Ảnh: Thanh Hải
Giảm lãi suất cho vay để kích cầu tín dụng
Ngân hàng Agribank công bố gói 30.000 tỷ đồng cho vay DN vừa và nhỏ (SME) với lãi suất ngắn hạn 4,8%/năm và 7,5%/năm với khoản vay trung dài hạn. Tương tự, Ngân hàng Vietcombank cũng công bố gói cho vay khách hàng SME với lãi suất kinh doanh từ 5,9%/năm, áp dụng cho các khoản giải ngân mới từ ngày 13/10. Các khoản vay tiêu dùng cũng được ưu đãi cố định lãi suất trong 6 hoặc 12 tháng đầu tiên với lãi suất từ 6,79%/năm.
Không chỉ các ngân hàng quốc doanh, mà nhiều ngân hàng cổ phần cũng giảm sâu thêm lãi suất cho vay. Đơn cử như VPBank mới đây cũng công bố cho vay sản xuất, kinh doanh với lãi suất từ 5,99%/năm dành cho cá nhân, hộ gia đình với hạn mức lên đến 20 tỷ đồng, nhằm bổ sung vốn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh giai đoạn hậu Covid-19. MBBank áp dụng lãi suất cho vay kinh doanh từ 6,8%/năm với hạn mức 80% nhu cầu vốn trong thời hạn tối đa 180 tháng. Mới đây, SHB đã phối hợp với Quỹ Phát triển DN nhỏ và vừa (SMEDF) triển khai cho vay gián tiếp đối với các DN nằm trong chuỗi giá trị liên kết xuất khẩu với mức lãi suất ngắn hạn chỉ 4,16%/năm và trung dài hạn là 6%/năm.
Theo phân tích của Công ty chứng khoán SSI, việc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục giảm thêm 0,5%/năm trần lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND là cơ sở để các ngân hàng thương mại giảm lãi suất cho vay các kỳ ngắn hạn trong quý IV/2020; đặc biệt là các khoản vay đối với 5 nhóm lĩnh vực ưu tiên. Dự báo của giới chuyên môn, làn sóng này sẽ ngày càng diễn ra mạnh mẽ hơn trong những tháng cuối năm nay. Hiện thanh khoản của hệ thống đang dư thừa khá lớn do tín dụng tăng trưởng chậm hơn nhiều so với nguồn vốn huy động. Cũng chính bởi vậy, ngân hàng giảm lãi suất để kích cầu tín dụng.
Doanh nghiệp mong giãn nợ
Khảo sát mới nhất của Vụ Dự báo thống kê (NHNN) bên cạnh kỳ vọng giảm lãi suất huy động, có hơn 50% tổ chức tín dụng cũng kỳ vọng nhu cầu vay vốn của khách hàng sẽ tăng trở lại, dù vẫn thấp hơn con số 59,2% theo khảo sát trong quý trước. NHNN dự kiến tăng trưởng tín dụng cả năm 2020 có thể đạt 8 - 10%, tương đương có khoảng 150.000 - 320.000 tỷ đồng tín dụng tăng thêm trong quý IV/2020, trong đó mức trên 9% là khả thi. Về lý thuyết, lãi suất giảm là cơ hội để DN khôi phục lại hoạt động sản xuất kinh doanh, kéo theo đó cầu tín dụng cũng tăng nhanh. Hơn thế, hiện mặt bằng lãi suất đang đứng ở mức thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây cũng sẽ là một yếu tố tích cực hỗ trợ cho tăng trưởng tín dụng.
Hiện lãi suất cho vay đã giảm rất sâu, song theo nhiều DN, mức này vẫn còn cao so với khả năng chống chịu của họ. "Lãi suất cho vay đã hạ nhiệt, song vẫn còn cao trong bối cảnh doanh thu của DN vận tải sụt giảm 50 - 80% như hiện nay. Vì vậy, chúng tôi hy vọng thời gian tới, các ngân hang tiếp tục giảm lãi suất cho vay với DN, đồng thời giải quyết nhanh các thủ tục vay vốn" - Phó Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Nam Cường Nguyễn Thiện Thức bày tỏ.
Một số DN SME chia sẻ họ cần những khoản vay với lãi suất từ 0 - 3%/năm để vực dậy sản xuất kinh doanh. Nhiều hiệp hội đã kiến nghị giảm mạnh lãi suất cho vay. Hiệp hội DN trẻ Việt Nam đề nghị giảm lãi suất cho vay về 0 - 5%/năm. Đồng thời, các chính sách giãn, hoãn nợ cần kéo dài ít nhất đến hết năm 2020.
Có chính sách giảm thêm lãi vay Hiện mặt bằng lãi suất cho vay đã giảm từ 2 - 4% so với năm ngoái. Tuy nhiên, việc tiếp cận vốn với nhiều DN vẫn không phải dễ dàng. Điều DN cần lúc này là được hỗ trợ vốn để tồn tại, cùng với đó là phải có chính sách giảm thêm lãi suất vay, giảm thuế cho DN... Phó Tổng Giám đốc Vietravel Phan Phương Hòa Lãi suất huy động giảm còn chưa tới 3% Ghi nhận từ đầu tháng 10 đến nay, sau khi NHNN điều chỉnh giảm lãi suất lần thứ ba trong năm, lãi suất tiền gửi ở nhiều ngân hàng tiếp tục đi xuống, thấp hơn mức trần giới hạn 4%/năm, thậm chí có ngân hàng trả lãi chưa tới 3%/năm cho khoản tiền gửi ngắn hạn 1 - 2 tháng.
Chính sách tiền tệ đang nâng bước cho thị trường chứng khoán Việc nhiều ngân hàng trung ương lớn trên thế giới thi hành chính sách nới lỏng tiền tệ đã dẫn tới việc dòng tiền đổ mạnh vào thị trường chứng khoán. Việt Nam không phải là một ngoại lệ. Lãi suất liên tiếp giảm Sau quyết định giảm lãi suất điều hành thêm 50 điểm cơ bản của Ngân hàng Nhà nước hôm...