Chính sách thuế, phí, tiền thuê đất góp phần tái khởi động nền kinh tế
Để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn của dịch bệnh Covid-19, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế đã chủ động nghiên cứu, báo cáo cấp có thẩm quyền ban hành nhiều chính sách giảm, gia hạn thuế, tiền thuê đất để hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn và thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tái khởi động nền kinh tế.
Chính sách kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp, người dân
Ông Cao Anh Tuấn – Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cho biết, để hỗ trợ doanh nghiệp (DN), người dân ứng phó với dịch bệnh Covid-19, đồng thời sớm khôi phục sản xuất, kinh doanh phù hợp với bối cảnh, điều kiện của đất nước; cùng với tiếp tục thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ về phát triển kinh tế xã hội và ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2020 theo chủ trương, chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, nhiều chính sách thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất để hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn và thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tái khởi động nền kinh tế đã được Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế triển khai, thực hiện.
Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Cao Anh Tuấn (bìa phải) tại Chương trình Bình luận và sự kiện trên VTV1 sáng ngày 20/3/2021. Ảnh: Bùi Dương
Nhiều chính sách đã được triển khai, cụ thể như: gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất cho các đối tượng gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19; giảm thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) phải nộp của năm 2020 đối với DN, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp và tổ chức khác; tiếp tục miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2025; tăng mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân (TNCN) qua đó giảm nghĩa vụ thuế của cá nhân; giảm tiền thuê đất phải nộp của năm 2020 đối với các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19; giảm mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay đến hết ngày 31/12/2020; giảm mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước đến hết ngày 31/12/2020.
Video đang HOT
“Bộ Tài chính cũng thực hiện miễn thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng để phục vụ việc phòng chống dịch bệnh như khẩu trang y tế, nguyên liệu để sản xuất khẩu trang, nước rửa tay sát trùng…; giảm thuế nhập khẩu đối với một số nhóm mặt hàng nhằm tháo gỡ khó khăn cho DN và thúc đẩy phát triển các ngành nông nghiệp, cơ khí, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp ô tô…” – ông Cao Anh Tuấn chia sẻ thêm.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng đã phối hợp với các bộ rà soát, xây dựng và ban hành theo thẩm quyền 21 thông tư điều chỉnh mức thu phí, lệ phí đang được quy định tại 31 thông tư thu phí, lệ phí hiện hành, qua đó giảm mức thu nhiều khoản phí, lệ phí với mức giảm cao. Tổng số tiền thuế và thu ngân sách đã gia hạn, miễn, giảm theo các chính sách đã ban hành ươc thưc hiên ca năm đạt khoảng 123,6 nghìn tỷ đồng. Trong đó, số tiền thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất được gia hạn khoảng 87,2 nghìn tỷ đồng; số được miễn, giảm khoang 36,4 nghin ty đông.
Các giải pháp trong thời gian tới
Chia sẻ thêm về giải pháp hỗ trợ DN trong thời gian tới, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Cao Anh Tuấn cho biết, để tiếp tục hỗ trợ DN, người dân vượt qua khó khăn và thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, Bộ Tài chính đang tiếp tục theo dõi sát tình hình thực tế để nghiên cứu việc xây dựng và triển khai các giải pháp hỗ trợ tiếp.
Thứ nhất, tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay trong năm 2021 theo Nghị quyết số 1148/2020/UBTVQH14 ngày 21/12/2020 vừa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành để hỗ trợ ngành hàng không, ước tính số tiền thuế được giảm để hỗ trợ DN khoảng 900 tỷ đồng.
Thứ hai, tiếp tục rà soát, giảm mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch bệnh Covid-19 từ ngày 1/1/2021 đến ngày 30/6/2021 (trên cơ sở kế thừa các mức thu khoản phí, lệ phí đã quy định tại các thông tư giảm phí, lệ phí hỗ trợ Covid-19 đã ban hành năm 2020) với số tiền phí, lệ phí ước giảm khoảng 1.000 tỷ đồng.
Thứ ba, trình Chính phủ hướng dẫn việc cho phép được tính vào chi phí được trừ của DN, tổ chức các khoản chi ủng hộ, tài trợ cho các hoạt động phòng, chống dịch Covid-19 khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định tại khoản 8 điều 3 Nghị quyết số 128/2020/QH14 của Quốc hội về dự toán NSNN năm 2021, ước tính số tiền thuế DN được giảm nghĩa vụ khoảng 170 tỷ đồng.
Thứ tư, trình Chính phủ ban hành nghị định tiếp tục gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất trong năm 2021 cho các đối tượng gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, ước tính số tiền thuế, tiền thuê đất được gia hạn khoảng 115.000 tỷ đồng.
Đồng thời, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục theo dõi sát diễn biến thực tế về tình hình dịch bệnh Covid-19, về hoạt động của DN cũng như thị trường và các định hướng, chủ trương của Đảng, Nhà nước để xem xét, nghiên cứu báo cáo cấp có thẩm quyền các giải pháp về thuế, phí, lệ phí phù hợp.
“Cùng với việc xây dựng, triển khai các giải pháp về chính sách nêu trên, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác hoàn thiện thể chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy, cải cách thủ tục hành chính và đẩy mạnh hiện đại hoá toàn diện các lĩnh vực của ngành Tài chính, đặc biệt là trong các lĩnh vực thuế, hải quan, vốn được xem là các lĩnh vực có liên quan nhiều và trực tiếp tới DN…, góp phần kiến tạo môi trường đầu tư kinh doanh lành mạnh, tạo điều kiện để DN hoạt động ổn định và phát triển” – ông Cao Anh Tuấn chia sẻ./.
Yêu cầu Vĩnh Phúc thu hồi quyết định bổ nhiệm cán bộ không đúng quy định
Theo Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đã vi phạm nguyên tắc, quy định của Đảng trong việc bổ nhiệm một số cán bộ.
Trong các ngày 18, 19 và 22/3, Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XIII đã họp Kỳ thứ hai. Ông Trần Cẩm Tú - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp.
Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra Trung ương xem xét báo cáo kết quả kiểm tra về công tác cán bộ tại tỉnh Vĩnh Phúc thời gian qua. Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận thấy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, Quy chế làm việc, quy định về trách nhiệm nêu gương và các quy định của Đảng, Nhà nước trong việc bổ nhiệm một số cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý.
Trong quá trình kiểm tra, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã nghiêm túc, tự giác nhận trách nhiệm và chủ động khắc phục các khuyết điểm, vi phạm nêu trên. Ủy ban Kiểm tra Trung ương yêu cầu Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc thu hồi, hủy bỏ các nghị quyết, quyết định không đúng quy định về công tác cán bộ, đồng thời kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Cũng liên quan đến công tác bổ nhiệm cán bộ tại tỉnh Vĩnh Phúc thời gian qua, dư luận hết sức quan tâm đến việc bổ nhiệm bà Trần Huyền Trang (31 tuổi), con gái Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thuý Lan làm Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh này.
Theo hồ sơ, bà Trang từng du học Trung Quốc, về làm chuyên viên của Thành đoàn TP.VĩnhYên (Vĩnh Phúc) từ đầu năm 2013, sau đó được vào biên chế thông qua xét tuyển.
Năm 2014, bà Trang được bổ nhiệm giữ chức Phó Bí thư Thành đoàn TP Vĩnh Yên; đến giữa năm 2016 chuyển sang làm chuyên viên sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnhVĩnh Phúc.
Năm 2017, bà Trang được cử đi học ở Singapore. Năm 2018, bà Trang trở về nước và được bổ nhiệm giữ chức Phó phòng tại sở Kế hoạch và Đầu tư, rồi Giám đốc Trung tâm nghiên cứu, xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp (sở Kế hoạch và Đầu tư).
Với quyết định bổ nhiệm mới đây, bà Trần Huyền Trang trở thành một trong những nữ Phó giám đốc sở trẻ nhất tỉnh Vĩnh Phúc, cũng như cả nước.
Doanh nghiệp cần gì ở gói hỗ trợ Covid-19 lần hai Các doanh nghiệp cho rằng gói hỗ trợ tiếp theo cần bám sát thực tiễn kinh doanh để có điều kiện, thủ tục thực thi hợp lý hơn. Từ khi đại dịch Covid-19 xuất hiện đến hết năm 2020, Chính phủ đã ban hành 95 văn bản nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động với 4 gói chính sách lớn nhất,...