Chính sách thuế của Mỹ: Châu Âu cân nhắc phản ứng – Đức kêu gọi hành động thống nhất toàn khối
Ngày 3/4, các nhà lãnh đạo châu Âu đã chỉ trích mức thuế quan mới của Mỹ, đồng thời khẳng định sẵn sàng đáp trả, song vẫn để ngỏ cánh cửa cho đàm phán.
Chủ tịch EC Ursula von der Leyen phát biểu trong một cuộc họp báo ở Brussels, Bỉ. Ảnh: THX/TTXVN
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC), bà Ursula von der Leyen, coi mức thuế này là “đòn giáng mạnh vào nền kinh tế thế giới”, khẳng định khối này đang “chuẩn bị các biện pháp đối phó tiếp theo”.
Phát biểu trong chuyến thăm Uzbekistan, bà von der Leyen nêu rõ: “Không có con đường rõ ràng nào để vượt qua sự phức tạp và hỗn loạn này, khi tất cả các đối tác thương mại của Mỹ đều bị ảnh hưởng”. Tuy nhiên, bà cho biết “chưa quá muộn để giải quyết các mối quan ngại thông qua đàm phán”.
Châu Âu cũng lo ngại rằng mức thuế quan cao hơn của Mỹ sẽ dẫn đến tình trạng hàng hóa giá rẻ từ các nước khác tràn vào. Bà von der Leyen khẳng định EU sẽ “theo dõi chặt chẽ những tác động gián tiếp mà các mức thuế quan này có thể gây ra” và cam kết bảo vệ các ngành công nghiệp của châu lục này.
Cùng ngày, Bộ trưởng Thương mại Anh, ông Jonathan Reynolds, cho biết tuy Anh bị áp mức thuế nhập khẩu thấp nhất (10%) nhưng nền kinh tế mở của nước này vẫn dễ bị tổn thương trước nguy cơ suy thoái toàn cầu và cuộc chiến thương mại do chính sách thuế của Mỹ với các nước khác.
Phát biểu trên đài phát thanh Times Radio, ông Reynolds cho biết thay vì trả đũa, Anh sẽ tăng cường nỗ lực để có được các điều khoản thương mại tốt hơn với Mỹ, chẳng hạn việc đề nghị hợp tác chặt chẽ hơn trong các lĩnh vực như công nghệ. Tuy nhiên, Bộ trưởng Reynolds nhấn mạnh vẫn có thể đáp trả thuế quan nếu cần.
Video đang HOT
Thủ tướng Italy Giorgia Meloni cũng coi mức thuế quan mới là “sai lầm” và cho biết EU sẽ làm mọi cách có thể “để đạt được một thỏa thuận với Mỹ, nhằm ngăn chặn một cuộc chiến thương mại làm suy yếu phương Tây”. Ngoại trưởng Italy Antonio Tajani thông báo kế hoạch gặp Ủy viên thương mại của EU Maros Sefcovic tại Brussels (Bỉ) trong ngày 3/4 để thảo luận cách thức phản ứng “dựa trên cách tiếp cận thực dụng và dựa trên đối thoại”.
Trong khi đó, Văn phòng Tổng thống Pháp cho biết Tổng thống Emmanuel Macron triệu tập tất cả đại diện của các ngành kinh doanh chịu ảnh hưởng bởi mức thuế nhập khẩu của Mỹ đến Điện Elysee vào cuối ngày 3/4 để thảo luận biện pháp ứng phó.
Chủ tịch nhóm xuất khẩu rượu vang và rượu mạnh Pháp (FEVS), ông Gabriel Picard, nhận định mức thuế 20% đối với đồ uống của EU là quá lớn và dự báo doanh số bán rượu vang và rượu mạnh của Pháp sẽ giảm ít nhất 20% tại Mỹ do mức thuế đối ứng mới.
Mỹ hiện là thị trường lớn nhất của rượu vang và rượu mạnh Pháp. Lượng hàng xuất khẩu sang Mỹ tăng 5% vào năm 2024 lên 3,8 tỷ euro (4,12 tỷ USD). Ông Picard cho biết thêm rằng: “Mức thuế mới sẽ tác động đáng kể đến hoạt động kinh doanh của các công ty đồ uống Pháp tại Mỹ… đồng thời cũng tác động không nhỏ đến người tiêu dùng Mỹ”.
Về phần mình, Tổng thống Thụy Sĩ Karin Keller-Sutter cho biết chính phủ sẽ nhanh chóng quyết định các bước tiếp theo sau khi nước này bị đánh thuế 31%. Ông nhấn mạnh cần tôn trọng luật pháp quốc tế và tự do thương mại.
Cùng ngày, Bộ trưởng Kinh tế liên bang Đức Robert Habeck kêu gọi EU đưa ra phản ứng thống nhất đối với thuế quan mà Mỹ áp đặt.
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, ông Habeck nhấn mạnh: “Sức mạnh của châu Âu là sức mạnh chung. Chúng ta có thị trường chung lớn nhất thế giới và phải tận dụng sức mạnh này”. Ông cho biết thêm EU “luôn thúc đẩy đàm phán thay vì đối đầu” nhưng nếu Mỹ không muốn có một giải pháp đàm phán, khối này sẽ “đưa ra phản ứng cân bằng, rõ ràng và kiên quyết”.
Bộ trưởng Habeck chỉ trích việc Mỹ áp đặt thuế quan mới, gây thiệt hại kinh tế to lớn trên toàn thế giới. Đề cập đến việc Tổng thống Donald Trump sử dụng thuật ngữ “Ngày Giải phóng” để nói đến thuế quan mới, ông Habeck cho rằng “đối với người tiêu dùng ở Mỹ, ngày đó sẽ không phải là Ngày Giải phóng, mà là Ngày Lạm phát”.
Cũng trong ngày 3/4, trong một bài đăng trên mạng xã hội X, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Antonio Costa cho biết: “Chúng tôi sẽ hợp tác với tất cả các đối tác của mình và tiếp tục củng cố và mở rộng mạng lưới thương mại. Bây giờ là lúc phê chuẩn các thỏa thuận với Khối Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR), Mexico và tiến hành đàm phán quyết định với Ấn Độ và các đối tác quan trọng khác”.
EU đã kết thúc khoảng 20 năm đàm phán thỏa thuận thương mại tự do với MERCOSUR vào tháng 12/2024, nhưng thỏa thuận này vẫn cần được ít nhất 15 trong số 27 quốc gia thành viên EU phê chuẩn.
Chính sách thuế của Mỹ: Lãnh đạo nhiều nước châu Âu bày tỏ lo ngại
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, lãnh đạo nhiều quốc gia trong châu lục này đã có những phản ứng bước đầu sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố biểu thuế cơ sở và thuế đối ứng mới vào cuối giờ chiều ngày 2/4 theo giờ Mỹ, tức rạng sáng nay theo giờ Việt Nam.
Trên mạng xã hội X, Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson đánh giá: "Doanh nghiệp tự do và cạnh tranh đã đặt nền tảng cho thành công của phương Tây. Đây là lý do vì sao người Mỹ có thể nghe nhạc trên Spotify của Thụy Điển và chúng tôi, những người Thụy Điển, có thể nghe cùng một bản nhạc trên iPhone của Mỹ... Tôi vô cùng tiếc nuối về cách thức mà Mỹ đã lựa chọn khi tìm cách hạn chế thương mại thông qua việc áp thuế quan cao hơn".
Cũng trên trang mạng X, Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk đăng dòng trạng thái: "Tình bạn đồng nghĩa với quan hệ đối tác. Quan hệ đối tác bao gồm thuế quan ương ứng. Cần có những quyết định phù hợp".
Từ Đan Mạch, Ngoại trưởng Lars Lokke Rasmussen bình luận: "Tôi thấy bối rối... Không có ai thắng, mà tất cả đều thua. Thay vì xây tường, chúng ta nên phá bỏ rào cản. Châu Âu cần đoàn kết. Châu Âu sẽ đưa ra những phản ứng mạnh mẽ và tương xứng".
Trong khi đó, trả lời phỏng vấn của đài NRK, Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Na Uy Cecilie Myrseth nói: "Chúng tôi đang tính toán và phân tích tình hình. Nhưng rõ ràng là tình hình hiện nay rất nghiêm trọng đối với kinh tế toàn cầu và có ý nghĩa sống còn đối với Na Uy".
Quang cảnh cảng container ở thị trấn Felixstowe, Suffolk, Anh. Ảnh: Getty Images/TTXVN
Từ London, Thủ tướng Anh Keir Starmer cũng nhấn mạnh: "Chiến tranh thương mại không có lợi cho bất kỳ ai". Theo phóng viên TTXVN tại Anh, Thủ tướng Starmer cam kết sẽ có cách tiếp cận thận trọng với chính sách thuế của Chính quyền Tổng thống Trump và tránh để bị cuốn vào cuộc chiến thương mại với Mỹ. Bên cạnh đó, nhà lãnh đạo Anh cũng nói rõ London đã chuẩn bị cho mọi tình huống và không loại trừ "bất cứ điều gì".
Thủ tướng Starmer cũng cho biết Anh và Mỹ đang có các cuộc đàm phán mang tính xây dựng về một thỏa thuận kinh tế tiềm năng mà ông hy vọng sẽ có thể kéo giảm mức thuế của Mỹ đối với Anh. Trong các cuộc đàm phán, Anh đề nghị bãi bỏ hoặc giảm thuế dịch vụ kỹ thuật số và chỉ áp mức thuế 2% đối với doanh thu của một số công ty công nghệ lớn nhất thế giới, bao gồm các "gã khổng lồ" công nghệ của Mỹ như Google, Amazon và Microsoft.
Trong khi đó, lãnh đạo đảng Dân chủ Tự do Sir Ed Davey kêu gọi Thủ tướng Starmer hợp tác với Liên minh châu Âu (EU) và các đồng minh khác để xây dựng các biện pháp trả đũa trong cái mà ông gọi là "liên minh kinh tế của những người sẵn sàng".
Tuy nhiên, Bộ trưởng Tài chính Anh Rachel Reeves, trong một phát biểu tại Ủy ban Tài chính của Quốc hội, lại cho rằng không nên vội vàng đáp trả thuế quan của Mỹ khi xét đến những nỗ lực liên tục của Anh trong thời gian qua nhằm đạt được một thỏa thuận kinh tế với nền kinh tế hàng đầu thế giới. Bà Reeves cũng cho biết đã trao đổi với Ủy viên kinh tế châu Âu Valdis Dombrovskis trong khuôn khổ các cuộc thảo luận với nhiều quốc gia khác cũng như với EU về cách ứng phó thuế quan của Mỹ. Người đứng đầu ngành tài chính Anh nhắc lại mong muốn các rào cản thương mại sẽ được hạ thấp, đồng thời cảnh báo Anh có thể sẽ chịu ảnh hưởng từ những hậu quả toàn cầu rộng lớn hơn từ bất kỳ mức thuế nào của Mỹ.
Lý do các nước châu Âu cảnh báo công dân về du lịch Mỹ Ngày càng có nhiều quốc gia châu Âu cảnh báo công dân về những rủi ro tiềm ẩn khi đến Mỹ. Vậy nguyên nhân nào khiến họ cảnh giác như vậy với "xứ Cờ hoa"? Người dân tắm biển tránh nóng tại Chicago, Mỹ. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN Đức, Anh, Đan Mạch và Phần Lan đã cập nhật các khuyến cáo du lịch...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Giấc mơ Giáo hoàng người châu Phi có thành hiện thực?

Tổng thống Zelensky điện đàm với Thủ tướng Canada về lệnh trừng phạt Nga

Ấn Độ đóng cửa không phận đối với toàn bộ máy bay Pakistan

Ukraine vạch trần bê bối vụ 120.000 đạn cối 'tịt ngòi' chuyển ra chiến trường

Quân đội Triều Tiên thay đổi thế nào dưới sự huấn luyện của Nga

Tổng thống Trump lên tiếng sau khi Mỹ ký thoả thuận khoáng sản với Ukraine

Biến đổi khí hậu thổi bùng 'giặc lửa' tại Hàn Quốc

Thuế quan của Mỹ làm giảm lợi nhuận của ngành vận tải biển

Sudan bổ nhiệm quyền Thủ tướng mới

Ngoại giao hạt nhân kiểu mới: Iran đề xuất cơ hội 'nghìn tỷ đô' giúp nước Mỹ làm giàu

Nga vạch rõ Mỹ không thể ký thỏa thuận hòa bình hộ Ukraine

Israel đối mặt cháy rừng quy mô lớn nghi do 'khủng bố'
Có thể bạn quan tâm

Phương Mỹ Chi nói về tiết mục gây sốt đại lễ: "Đó là ký ức không thể quên"
Nhạc việt
16:19:00 01/05/2025
Hoàng Doãn Minh Hà: "Nam thần cứu hoả" 1 thời, giờ thay đổi chóng mặt, đã có vợ
Netizen
16:12:42 01/05/2025
"Nữ thần học đường" xóa sạch mọi giấu vết về bạn trai "phim giả tình thật", xem phản ứng khán giả càng không ngờ!
Sao châu á
16:11:02 01/05/2025
Bảo Liêm: Nam danh hài kín tiếng, ở VN là thiếu gia, đi Mỹ lấy vợ 2 giờ ra sao?
Sao việt
16:09:46 01/05/2025
Doanh thu của Meta vượt kỳ vọng làm nhà đầu tư thở phào, Mark Zuckerberg nói về khoản đầu tư vào AI
Thế giới số
15:21:55 01/05/2025
Các mẫu điện thoại giá rẻ dưới 3 triệu đồng đáng mua trong tháng 5
Đồ 2-tek
15:14:14 01/05/2025
Royal Enfield Hunter 350 2025 chính thức lên kệ, giá chỉ 45 triệu đồng
Xe máy
15:08:00 01/05/2025
6 loại thực phẩm ít calo, giúp sản sinh collagen không lo bị béo
Làm đẹp
15:07:46 01/05/2025
17 cuốn nhật ký bí mật của Freddie Mercury sẽ được công bố
Sao âu mỹ
15:07:10 01/05/2025
Thành phố Hà Nội có nhiều điểm ngập sau cơn mưa lớn
Tin nổi bật
15:05:34 01/05/2025