Chính sách phù hợp giảm nguy cơ doanh nghiệp phá sản
Trong dịch bệnh cần có những chính sách nâng đỡ một cách thiết thực để doanh nghiệp có thể bứt phá khi dịch bệnh được khống chế và đẩy lùi hoàn toàn.
Dịch Covid-19 lan rộng trên toàn cầu đang là một thách thức với tất cả các nền kinh tế và dẫn tới nguy cơ kinh tế thế giới tăng trưởng bằng 0, thậm chí không loại trừ khả năng sẽ có những quốc gia tăng trưởng âm nếu dịch kéo dài hết năm nay. Là một nền kinh tế có độ mở lớn nhưng nội lực thấp, kinh tế Việt Nam chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn cả giai đoạn trong và sau dịch.
Ngoài những khó khăn có thể nhìn thấy trước mắt như hoạt động sản xuất kinh doanh đình trệ, nhiều cửa hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ phải tạm đóng cửa trong thời gian giãn cách xã hội, hàng triệu người lao động sẽ phải tạm ngừng việc, không có thu nhập; tình trạng khan hiếm nguyên liệu sản xuất, khó tìm được đầu ra bởi các thị trường nhập khẩu hàng hóa Việt Nam cũng đang lao đao vì dịch bệnh sẽ khiến nhiều doanh nghiệp có thể đứng trên bờ vực phá sản. Dự kiến doanh thu của các tập đoàn, Tổng công ty quý 1/2020 có thể giảm khoảng 27.376 tỉ đồng so với cùng kỳ năm 2019. Cả năm 2020, nếu dịch bệnh kéo dài, giá dầu không phục hồi, doanh thu của các tập đoàn, tổng công ty sẽ giảm khoảng 279.767 tỷ đồng so với kế hoạch.
Nếu có chính sách phù hợp sẽ giảm nguy cơ doanh nghiệp phá sản. (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Để ngăn chặn nguy cơ phá sản của doanh nghiệp, Chính phủ đã yêu cầu các Bộ ngành chức năng tìm ra những giải pháp tháo gỡ, như gói 250.000 tỷ đồng của các ngân hàng dành cho khách hàng là doanh nghiệp, các đề xuất giảm thuế, giãn thuế, giảm giá điện hay việc giảm giá xăng dầu xuống mức thấp nhất trong vòng nhiều năm qua cũng được coi là những giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp.
Tuy nhiên, theo đánh giá của cộng đồng doanh nghiệp, những việc làm này vẫn thiếu tính thực tiễn. Mức giảm 10% giá điện không đủ để bù đắp chi phí đang chiếm tới 10% – 50% giá thành sản xuất. Nhiều doanh nghiệp than phiền vì rất khó tiếp cận gói 250.000 tỷ đồng của các ngân hàng. Dù được giảm giá xăng dầu nhưng nguy cơ ngành vận tải vẫn phải đối mặt với thua lỗ lớn…
Theo ý kiến của nhiều doanh nghiệp, trong bối cảnh khó khăn hiện nay, việc cần làm nhất là các Bộ ngành chức năng rà soát, sửa đổi các chính sách không còn phù hợp với thực tiễn phát triển của kinh tế cũng như yêu cầu của doanh nghiệp.
Ví dụ như, những vướng mắc khi Bộ Tài chính không cho hồi tố với những doanh nghiệp có giao dịch liên kết đã bị áp trần lãi vay trong Nghị định 20/NĐ-CP về quản lý thuế với doanh nghiệp có giao dịch liên kết. Mặc dù bất cập trần lãi vay đã được Bộ Tài chính sửa đổi nâng từ 20% lên 30%, song không áp dụng hồi tố cho các năm tài chính 2017, 2018 khiến nhiều doanh nghiệp chịu thiệt thòi.
Trong suốt 5 năm qua, Chính phủ nỗ lực kiến tạo, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh nhằm nâng sức cạnh tranh của doanh nghiệp và nền kinh tế. Trong dịch bệnh càng cần những chính sách nâng đỡ một cách thiết thực để khối doanh nghiệp có thể bứt phá khi dịch bệnh được khống chế và đẩy lùi hoàn toàn./.
PV
Lãi 21 tỷ, công ty 'chơi trội' chi 47 tỷ trả cổ tức
Công ty Cổ phần May Xuất khẩu Phan Thiết quyết định chi cổ tức 2019 bằng tiền mặt với tỷ lệ 100%, tương ứng 10.000 đồng/cổ phiếu trong khi giá giao dịch trên sàn chỉ 2.100 đồng.
Công ty Cổ phần May Xuất khẩu Phan Thiết vừa thông qua nghị quyết chi trả cổ tức năm 2019 bằng tiền mặt với tỷ lệ 100%, tương đương 10.000 đồng/cổ phiếu. Ngày chốt danh sách cổ đông và thời gian chi trả dự kiến trong tháng 4.
Tỷ lệ chi trả cổ tức bằng tiền mặt 100% là con số "trong mơ" với nhiều nhà đầu tư. Hầu hết doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán có mức chi cổ tức bằng tiền mặt dưới 50%. Những năm trước, May Phan Thiết trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ ổn định 20%.
Với 4,7 triệu cổ phiếu đang niêm yết trên sàn UPCoM, Công ty May Phan Thiết sẽ chi 47 tỷ đồng trong đợt trả cổ tức lần này.
Trong khi đó, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp năm 2019 chỉ đạt 21 tỷ đồng. Với mức lợi nhuận trên, Công ty May Phan Thiết trích thêm từ quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu (53 tỷ) bao gồm lợi nhuận các năm trước chưa phân phối để trả cổ tức.
Công ty May Phan Thiết thành lập năm 2002 và niêm yết trên sàn UPCoM vào năm 2010. Tuy nhiên, cổ phiếu của doanh nghiệp này gần như không có thanh khoản khi không phát sinh giao dịch mua bán nhiều năm qua.
Cổ phiếu của Công ty May Phan Thiết hầu như không có giao dịch suốt 10 năm lên sàn. Ảnh: VnDirect.
Hiện cổ phiếu của May Phan Thiết đang được giao dịch ở vùng giá 2.100 đồng/cổ phiếu. Như vậy, số tiền cổ tức mà các cổ đông của doanh nghiệp may mặc này nhận được bằng 5 lần giá trị cổ phiếu đang nắm giữ.
Trong cơ cấu cổ đông của May Phan Thiết, Chủ tịch HĐQT công ty Huỳnh Văn Nghi là người có tỷ lệ sở hữu lớn nhất với 14,2% cổ phần. Ngoài ra, vợ và con ông Nghi cũng giữ 17% cổ phần doanh nghiệp. Nhờ đó, số tiền gia đình Chủ tịch May Phan Thiết nhận được trong đợt chia cổ tức lần này là 15 tỷ đồng.
Khôi phục kinh tế trong dịch COVID-19 - Bài 2: Đoàn kết vượt khó Sau khi phát hiện ca nhiễm COVID-19 đầu tiên tại thành phố Đà Nẵng ngày 8/3, chính quyền và người dân nơi đây đã nhận thấy các tác động nghiêm trọng của dịch COVID-19 lên nhiều lĩnh vực kinh tế cũng như đời sống hàng ngày. Karaoke Idol (Đà Nẵng) nơi thu hút nhiều khách hàng đến giải trí đã dán thông báo...