Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 3
Tiêu chí mới về chuẩn nghèo, từ chối bồi thường bảo hiểm với tái xế có cồn… là những quy định nổi bật từ tháng 3.
Từ chối bồi thường bảo hiểm với tài xế có nồng độ cồn
Từ 1/3, Chính phủ quy định một số điểm mới trong Nghị định 03/2021 như đơn vị bảo hiểm sẽ có quyền từ chối bồi thường thiệt hại với tài xế lái xe khi trong hơi thở có nồng độ cồn, sử dụng ma túy. Tài xế bị thu hồi Giấy phép lái xe cũng sẽ bị coi như không có Giấy phép lái xe, do đó doanh nghiệp bảo hiểm không thanh toán.
Thời hạn được ghi trên bảo hiểm theo Nghị định này cũng tăng so với quy định trước đây. Với xe môtô hai bánh, ba bánh, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe có kết cấu tương tự theo Luật Giao thông đường bộ, thời hạn bảo hiểm tối thiểu là một năm và tối đa là ba năm (quy định cũ là một năm)…
Điểm mới về bảo hiểm bắt buộc đối với ôtô, xe máy. Đồ hoạ: Việt Chung – Bá Đô
Tăng mức phạt với hành vi cho mượn văn bằng, chứng chỉ
Từ 10/3, hành vi sử dụng văn bằng, chứng chỉ của người khác; cho người khác sử dụng văn bằng, chứng chỉ của mình hay sử dụng văn bằng, chứng chỉ bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung sẽ bị phạt 5-10 triệu đồng thay vì mức phạt tối đa 8 triệu đồng như trước đây. Đây là quy định được Chính phủ sửa đổi trong Nghị định 04/2021 quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giáo dục.
Hành vi tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung một trong các quyết định thành lập, quyết định cho phép thành lập; quyết định sáp nhập, chia, tách, giải thể, chuyển đổi loại hình cơ sở giáo dục cũng được tăng mức phạt tối đa từ 10 lên 20 triệu đồng…
Tiêu chí mới về chuẩn hộ nghèo
Video đang HOT
Từ ngày 15/3, các địa phương bắt đầu bình xét chuẩn hộ nghèo cho năm 2022 theo Nghị định 07/2021. Theo đó, tiêu chí nghèo đa chiều đã được đưa ra khắt khe, với nhiều tiêu chỉ số hơn. Ví dụ, thu nhập bình quân trên đầu người mỗi tháng ở khu vực nông thôn phải thấp hơn hoặc bằng 1.500.000 đồng; ở thành vị phải thấp hơn hoặc đến 2.000.000 đồng. Quy định tiêu chí về thu nhập này với hộ nghèo đã tăng gấp đôi so với trước đây.
Các trường hợp được bình xét cũng buộc phải có thêm các tiêu chí khác như thiếu hụt từ 3 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên (ví dụ: gia đình có ít nhất một người không được đi học, không có việc làm và không có bảo hiểm y tế)…
Bỏ quy định giáo viên phải có chứng chỉ tin học, ngoại ngữ
Từ ngày 20/3, giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và phổ thông công lập không bắt buộc có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học như hiện nay. Đây là quy định được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành trong 4 thông tư 01, 02, 03, 04, quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục từ mầm non đến trường phổ thông công lập.
Các yêu cầu về ngoại ngữ không còn quy định “cứng” phải đảm bảo bậc 1 hay bậc 2, bậc 3 như trước đây mà chuyển thành “có khả năng sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số trong một số nhiệm vụ cụ thể được giao”. Yêu cầu về trình độ tin học chuyển thành “có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện các nhiệm vụ”.
Ngoài ra, các thông tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng bỏ quy định về trình độ ngoại ngữ thứ hai với giáo viên dạy ngoại ngữ.
Bộ Giáo dục bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học địa phương tuyển giáo viên thế nào?
Nhiều địa phương chuẩn bị tiến hành thi tuyển giáo viên phải họp rà soát lại các phương án, kế hoạch để phù hợp với các quy định mới ban hành.
Theo lãnh đạo một sở Nội vụ thì trong việc tuyển dụng giáo viên thì trước đây, căn cứ vào các thông tư liên tịch giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ để thực hiện. Theo đó, ứng viên phải có đầy đủ các chứng chỉ về tin học và ngoại ngữ.
Bãi bỏ các chứng chỉ về Ngoại ngữ, Tin học giúp giáo viên bớt đi một "gánh nặng". Ảnh: AN
Tuy nhiên, mới đây Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành bốn Thông tư mới số 01 đến 04 quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các trường từ mầm non đến trung học phổ thông.
Thông tư này được ban hành để thay thế các Thông tư liên tịch trước đây giữa hai Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ.
Trong đó, đã không còn quy định cứng yêu cầu phải có chứng chỉ Tin học và Ngoại ngữ như trước đây, vốn "làm khổ" giáo viên suốt nhiều năm qua.
Tuy nhiên, cả bốn Thông tư này đều nói rõ: " Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện các nhiệm vụ... và có khả năng sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số trong một số nhiệm vụ cụ thể được giao".
Vậy sau khi Bộ Giáo dục bãi bỏ chứng chỉ Tin học và Ngoại ngữ, thay bằng quy định nêu trên thì việc đánh giá khả năng Tin học và Ngoại ngữ của giáo viên sẽ được thực hiện như thế nào?
Ông Đỗ Văn Phu - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ngãi cho biết, các Thông tư này mới ban hành và chưa có hướng dẫn cụ thể. Trước đó thì Quảng Ngãi đã tuyển dụng giáo viên theo các quy định cũ.
Tuy nhiên, ông Phu cho rằng, việc tuyển dụng cũng như các yêu cầu về chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các trường thì cần phải có sự hướng dẫn, hỗ trợ từ phía Bộ Nội vụ vì đây là cơ quan quyết định việc tuyển dụng.
Do đó, sắp tới nếu tuyển dụng giáo viên thì cũng chưa biết phải giải quyết vấn đề Tin học và Ngoại ngữ làm sao? Bỏ chứng chỉ rồi thì phải thi kiểm tra năng lực hay sao?
Còn việc Bộ mới có quyết định cấp phép cho 16 trường Đại học được quyền cấp chứng chỉ Ngoại ngữ thì để dùng vào việc gì, cũng chưa có hướng dẫn rõ ràng.
"Theo quan điểm của tôi thì chuẩn đầu ra của các trường sư phạm đều quy định rõ yêu cầu về trình độ ngoại ngữ, tin học đối với sinh viên tốt nghiệp.
Do đó, những giáo viên này khi tham gia giảng dạy đều đã đáp ứng được những yêu cầu cơ bản về trình độ tin học, ngoại ngữ ở từng cấp học.
Nếu muốn nâng cao trình độ này cho các giáo viên thì tổ chức thêm các lớp bồi dưỡng về ứng dụng công nghệ thông tin hay ngoại ngữ.
Do đó, đặt ra những quy định về năng lực ngoại ngữ, tin học trong tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các trường là không cần thiết".
Cô giáo Hoàng Thị Kim Loan (giáo viên một trường Trung học cơ sở ở Quảng Nam) chia sẻ: "Lâu nay, quy định về chứng chỉ Tin học và Ngoại ngữ đã khiến nhiều giáo viên bị "hành" đến khổ sở, nhất là với những giáo viên đã lớn tuổi.
Thực tế thì cả Tin học và Ngoại ngữ đều rất cần thiết cho mỗi người trong thời đại này, nhất là với giáo viên. Khi việc giảng dạy trực tuyến càng phát triển thì sẽ có những đòi hỏi nhất định về công nghệ.
Nhưng khi quy định cứng nhắc đòi hỏi về chứng chỉ khiến nhiều giáo viên phải chạy đôn, chạy đáo đi học để thi. Việc này vừa gây lãng phí về thời gian, tiền bạc và thậm chí còn nảy sinh tiêu cực khi nhiều người đặt vấn đề mua chứng chỉ để hợp thức hóa hồ sơ.
Tôi nghĩ, các Thông tư mới của Bộ Giáo dục bãi bỏ quy định về chứng chỉ Tin học, Ngoại ngữ là điều đúng đắn, phù hợp với nguyện vọng của giáo viên", cô Loan chia sẻ.
Bà Lê Thị Bích Thuận - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Đà Nẵng cho biết, địa phương này sắp thi tuyển giáo viên trung học phổ thông nên đang họp lại với Sở Nội vụ để ban hành kế hoạch thi tuyển.
Trên cơ sở căn cứ những quy định mới ban hành để tổ chức thi tuyển, còn vướng mắc ở quy định nào (quy định về tin học, ngoại ngữ) thì sẽ có đề xuất điều chỉnh.
Ma trận chiêu sinh chứng chỉ chức danh nghề nghiệp, giáo viên chạy đâu cho thoát "Chứng chỉ thay thế" sẽ là chứng chỉ chứng nhận bồi dưỡng thường xuyên đáp ứng yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp"... Giáo viên bị vây giữa cả rừng thông báo Học 4 năm đại học mà vẫn phải cần một tờ giấy chứng nhận gọi là chứng chỉ chức danh nghề nghiệp. Nực cười hơn, nhiều giáo viên đi dạy đã vài...