Chính sách nhập khẩu gạo thay đổi, nửa đầu năm 2020 Vinafood II tăng gấp 3 lần mức lỗ lên hơn 160 tỷ đồng
Được biết, Vinafood II hiện là công ty sản xuất gạo lớn nhất nước và sở hữu cổ phần tại hàng loạt công ty con. Năm 2018, Công ty chính thức cổ phần hoá và chuyển hình thức hoạt động sang CTCP.
Tổng Công ty Lương thực Miền Nam – CTCP (Vinafood II, VSF) vừa công bố BCTC quý 2/2020 với doanh thu thuần công ty mẹ đạt 3.290 tỷ đồng, giảm nhẹ 4% so với cùng kỳ. Giá vốn ngược lại tăng khiến lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ chỉ còn 129 tỷ đồng, giảm hơn một nửa so với cùng kỳ năm ngoái.
Doanh thu tài chính tăng, chủ yếu nhờ lãi tiền gửi, tiền cho vay tăng và khoản lãi từ chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ. Ngược lại, lãi tiền vay giảm mạnh, theo đó Công ty có lãi tài chính, trong khi cùng kỳ năm ngoái lỗ 27 tỷ đồng.
Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp cũng được tiết giảm đáng kể, Vinafood II vẫn báo lỗ thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh 30 tỷ đồng, giảm 57% so với con số lỗ 69 tỷ nửa đầu năm 2019. Tương ứng, lỗ sau thuế Công ty hơn 43 tỷ đồng.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ của Vinafood II chỉ đạt 181 tỷ đồng, giảm hơn 70% so với cùng kỳ năm ngoái. Lỗ thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm là 139 tỷ đồng, tăng gần 2,5 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Khấu trừ chi phí, lỗ sau thuế của Vinafood II lên tới 160,5 tỷ đồng, gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái (lỗ 55,6 tỷ đồng).
Video đang HOT
Theo giải trình, nguyên nhân khiến Tổng Công ty thua lỗ là do chính sách nhập khẩu gạo của các nước có nhiều thay đổi theo khuynh hướng tự do hóa thương mại, gia tăng các rào cản để bảo hộ sản xuất, cạnh tranh gay gắt.
Được biết, Vinafood II hiện là công ty sản xuất gạo lớn nhất nước và sở hữu cổ phần tại hàng loạt công ty con. Năm 2018, Công ty chính thức cổ phần hoá và chuyển hình thức hoạt động sang CTCP. Đáng chú ý, tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2019, HĐQT của Tổng công ty sẽ trình cổ đông về việc bổ sung ngành nghề kinh doanh bất động sản; Đại lý, môi giới, đấu giá hàng hóa… và sửa đổi, bổ sung vào Điều lệ Tổng công ty. Tuy nhiên, doanh thu bất động sản vẫn chưa ghi nhận trên BCTC Công ty, duy chỉ ghi nhận giá vốn đầu tư bất động sản với giá trị không quá lớn.
Một vấn đề đáng lưu ý tại thời điểm 30/6/2020, Vinafood II còn khoản nợ xấu 1.350 tỷ đồng, trong đó đã trích lập dự phòng 1.331 tỷ đồng.
Cổ phiếu Vietnam Airlines (HVN) và Petrolimex (PLX) bị cắt margin do lợi nhuận âm
Trên sàn HoSE, tính đến ngày 1/9, danh sách chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ đã lên tới 85 doanh nghiệp.
Ảnh minh họa.
Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) vừa công bố danh sách bổ sung chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ (margin) gồm cổ phiếu HVN và PLX. Nguyên nhân do lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ trên báo cáo tài chính (BCTC) hợp nhất soát xét 6 tháng đầu năm là số âm.
Vietnam Airlines (mã HVN) là một trong những doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi Covid-19 do các quốc gia áp dụng biện pháp cách ly và hạn chế đi lại. Ghi nhận trên BCTC hợp nhất soát xét 6 tháng đầu năm, doanh thu của Vietnam Airlines sụt giảm hơn 1 nửa, chỉ còn 24.944 tỷ đồng. Các chi phí dù được tiết giảm nhưng vẫn ở mức cao khiến Vietnam Airlines lỗ ròng hơn 6.559 tỷ đồng trong khi cùng kỳ vẫn lãi 1.412 tỷ đồng.
"Dịch bệnh Covid-19 đã và đang tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. Khả năng hoạt động liên tục của Tổng công ty sẽ phụ thuộc vào sự hỗ trợ tài chính của Chính phủ và việc được gia hạn thanh toán các khoản vay, các khoản phải trả từ các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng và các nhà cung cấp cũng như diễn biến của dịch Covid-19", báo cáo kiểm toán nêu. Theo đó, kiểm toán đã lưu ý khả năng hoạt động liên tục của Vietnam Airlines trong thời gian tới.
Chịu tác động kép bởi dịch Covid-19 và biến động giá dầu, kết quả kinh doanh của Petrolimex (mã PLX) cũng ghi nhận sự sụt giảm mạnh so với cùng kỳ. Doanh thu hợp nhất nửa đầu năm đạt hơn 65.223 tỷ đồng, giảm 29% so với cùng kỳ, đồng thời lỗ gần 693 tỷ đồng. Con số này giảm đáng kể so với khoản lỗ hơn 1.000 tỷ đồng trên báo cáo tự lập trước đó nhờ điều chỉnh mạnh khoản chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại.
Theo giải trình của Petrolimex, quý đầu năm trước ảnh hưởng của dịch Covid-19, giá dầu thế giới (WTI) giảm mạnh và liên tục từ 61,18 USD/thùng đầu quý xuống còn 20,48 USD/thùng. Bước sang quý II/2020, giá xăng dầu thế giới đã tăng trở lại sau chu kỳ giảm mạnh (giá dầu thô thế giới tăng từ 20,31 USD/thùng đầu quý lên 39,27 USD/thùng).
Tuy nhiên trước sự bùng phát mạnh của dịch bệnh trong tháng 4 khi cả nước phải cách ly xã hội khiến hoạt động kinh doanh phải chịu tác động về giá dầu cũng như cung - cầu thị trường và sự sụt cầu trong giai đoạn giảm giá cùng sức ép nguồn cung trong giai đoạn tăng giá với thương nhân đầu mối đóng vai trò chủ đạo trên thị trường như Petrolimex.
Trên sàn HoSE, tính đến ngày 1/9, danh sách chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ đã lên tới 85 doanh nghiệp. Trong đó, nhiều mã xuất hiện khi kết quả kinh doanh thua lỗ trong nửa đầu năm 2020. Bên cạnh PLX và HVN, những cổ phiếu được quan tâm và giao dịch nhiều trên HoSE nhưng bị cắt margin có thể kể đến như MSH, YEG...
Với việc nằm trong danh sách không được giao dịch ký quỹ, các công ty chứng khoán sẽ không được phép cấp margin và nhà đầu tư không được dùng đòn bẩy đối với giao dịch cổ phiếu này.
Bộ Xây dựng chuyển giao 4 Tổng công ty về SCIC Bộ Xây dựng vừa chuyển giao hơn 5.800 tỷ đồng vốn Nhà nước từ 4 Tổng công ty về SCIC, riêng Tổng công ty Sông Đà chiếm tỷ trọng 76% 4 Tổng công ty được chuyển giao về SCIC. Ngày 31/8, Bô Xây dựng va Tông công ty Đâu tư va Kinh doanh vôn nha nươc (SCIC) đã tổ chức lễ chuyển giao...