Chính sách Mỹ ở Syria: Kẻ thù của kẻ thù là bạn?
Coi phiến quân IS là kẻ thù số một, Nhà Trắng ngầm liên minh với kẻ thù cũ là Tổng thống Assad theo phương châm kẻ thù của kẻ thù là… bạn.
Coi phiến quân IS là kẻ thù số một, Nhà Trắng ngầm liên minh với kẻ thù cũ là Tổng thống Assad theo phương châm “kẻ thù của kẻ thù là… bạn”.
Kẻ thù chính của Mỹ hiện là “Nhà nước Hồi giáo” (IS). Thế nhưng cho đến nay, Washington chỉ được đào tạo được 60 chiến binh chống phiến quân IS. giới phân tích không loại trừ khả năng Mỹ đang làm theo phương châm “ kẻ thù của kẻ thù là bạn” trong cuộc nội chiến Syria.
Tổng thống Mỹ Barack Obama ngấm ngầm bắt tay với kẻ thù cũ là Tổng thống Syria Bashar al-Assad?
Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter thừa nhận trước Quốc hội Mỹ rằng việc tuyển dụng và đào tạo các chiến binh nổi dậy “ôn hòa” còn lâu mới được như Lầu Năm Góc mong đợi.
Trong một phiên điều trần của Ủy ban Quân lực Thượng viện Mỹ, TNS John McCain nói: “Phương tiện và nỗ lực hiện tại không phù hợp với mục đích của chúng ta. Điều đó cho thấy chúng ta không chiến thắng và khi không giành chiến thắng trong chiến tranh, người ta đang thất bại”.
Tại sao Mỹ chỉ đào tạo được rất ít quân nổi dậy “ôn hòa”? Theo Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter, đó là do quá trình rà soát nghiêm ngặt nhằm đảm bảo rằng các tân binh cam kết chiến đấu chống phiến quân IS là ưu tiên hàng đầu và sẽ tuân thủ luật pháp trong xung đột vũ trang.
Theo chuyên gia về Syria, David Lesch, chính quyền Obama đã tỏ ra rất thận trọng bởi vì sợ vũ khí Mỹ có thể rơi vào tay của các phần tử Hồi giáo cực đoan. Thế nào là “phe đối lập ôn hòa”?
Theo Bộ trưởng Quốc phòng Carter, 7.000 tân binh hiện đang được thanh lọc. Mục tiêu của Lầu Năm Góc là mỗi năm đào tạo được 5.000 chiến binh “ôn hòa” và xây dựng được một lực lượng hơn 15.000 chiến binh “ôn hòa” trong vòng ba năm. Mỗi tân binh được chọn sẽ nhận được một khoản trợ cấp hàng tháng từ 250 đến 400 USD.
Nhà phân tích Joshua Landis, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Trung Đông tại Đại học Oklahoma, cho rằng có rất ít chiến binh “ôn hòa” ở Syria. Nhưng không ít chiến binh muốn tham gia chương trình đào tạo của Mỹ để nhận tiền.
Từ lâu, Thượng nghị sĩ John McCain và phe diều hâu trong Quốc hội Mỹ đã chỉ trích chính quyền Obama không can thiệp và đào tạo quân nổi dậy trước khi các nhóm thánh chiến như Mặt trận Nusra có liên hệ với tổ chức khủng bố al-Qaeda và phiến quân IS hoạt động mạnh ở Syria.
Video đang HOT
Nhà phân tích Landis cho rằng bất chấp nỗ lực của Tổng thống Obama, hiện thời không có phe đối lập thống nhất để ở Syria để Mỹ có thể liên kết. Ông Landis nhận xét: “Ông ấy (Tổng thống Obama) đã rất cố gắng để hòa hợp các lực lượng nổi dậy ở Syria và ông không thể làm được điều này. Và điều đó đã phát đi một thông điệp lớn là ông không thể kiểm soát tình hình”. Liên minh ngầm với Assad
Khi cuộc nổi dậy Syria nổ ra, lập trường của Tổng thống Obama là rất rõ ràng: Tổng thống Bashar al-Assad phải ra đi. Nhưng hiện thời, tình hình đã trở nên phức tạp hơn. Chế độ Assad là một quyền lực thế tục với một quân đội có tổ chức chống lại phiến quân IS.
Nhà phân tích Landis nói: “Hiện đã có một liên minh chiến lược giữa Assad và Mỹ, vào thời điểm chính quyền Obama tuyên chiến với ISIS (Nhà nước Hồi giáo)”.
Nhưng đối với các lực lượng nổi dậy ở Syria, mục tiêu chính vẫn là lật đổ Assad và mâu thuẫn với ưu tiên mới của Nhà Trắng.
Nhà phân tích David Lesch nói với DW.”Hầu như tất cả các phe đối lập vũ trang đều muốn chống lại chế độ Assad, chứ không phải ISIS”. Giáo sư David Lesch giảng dạy tại Đại học Trinity và từng nói chuyện với nhiều người thuộc các nhóm nổi dậy lớn trong cuộc nội chiến Syria, giai đoạn 2012-2013. Ông nói tiếp: “Mục tiêu của họ là rõ ràng: lật đổ chính phủ Syria. Sauk hi lật đổ được Assad, họ mới quay sang chiến đấu chống Nhà nước Hồi giáo”.
“Tất cả đều là kẻ thù của Mỹ”
Theo nhà phân tích Landis, mặc dù Nhà Trắng đã bớt chỉ trích chính phủ Syria, nhưng chính quyền Mỹ vẫn muốn loại bỏ Tổng thống Assad. Tổng thống Assad có thể là “một đồng minh tạm thời” cho đến khi Nhà nước Hồi giáo bị đánh bại.
Trừng phạt kinh tế vẫn được Nhà Trắng duy trì để chống lại chế độ Assad và các đồng minh then chốt của Mỹ trong khu vực như Thổ Nhĩ Kỳ, Ả-rập Xê-út muốn chế độ Assad – đồng minh khu vực chính của Iran – biến mất.
Nhà phâ tích Joshua Landis nhận định: “Mỹ vẫn muốn làm suy yếu và lật đổ Assad. Nước Mỹ đang cố gắng tiêu diệt hầu như tất cả các phe phái lớn ở Syria. Họ đều là kẻ thù của Mỹ. Một số quan chức quân đội Mỹ đang nghĩ theo hướng này nhưng sẽ không bao giờ tiết lộ với báo chí bởi vì điều đó mâu thuẫn với quan điểm của Bộ Ngoại giao và Tổng thống Mỹ”.
Minh Châu (Theo DW)
Theo_Kiến Thức
Cơ hội cuối cùng dành cho Hy Lạp
Hy Lạp chỉ còn cơ hội cuối cùng để đạt được một thỏa thuận với các chủ nợ vào cuối tuần này hoặc bị phá sản và rời khỏi Eurozone.
Sau sáu tháng đàm phán thăng trầm, các nhà phân tích ở Hy Lạp và trên toàn thế giới lần đầu tiên cảnh báo về "kịch bản đen" mà Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Donald Tusk nêu ra ngày 7/7. Hy Lạp chỉ còn cơ hội cuối cùng để đạt được một thỏa thuận với các chủ nợ vào cuối tuần này hoặc bị phá sản và rời khỏi Eurozone.
Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras và Thủ tướng Đức Angela Merkel là hai chính khách quyết định việc Hy Lạp đi hay ở lại với Eurozone.
Sau Hội nghị thượng đỉnh Khu vực đồng euro (Eurozone) bất thường tại Brussels hôm 7/7, các đối tác trong Eurozone nói thẳng ra rằng nếu không hành động, "trò chơi" sẽ kết thúc đối với Hy Lạp vào ngày 12/7.
Chính phủ Hy Lạp bảo đảm rằng một đề xuất thỏa thuận nợ toàn diện và thực tế sẽ được nộp đúng thời hạn.
Tuy nhiên, tối hậu thư rõ ràng của Brussels đã khiến người ta lo ngại rằng sau năm năm "thắt lưng buộc bụng" và gói cứu trợ nhiều tỷ euro, Hy Lạp đang hướng tới sự chia tay đau đớn với Khu vực đồng euro.
Với sự tín nhiệm tối thiểu giữa Athens và các chủ nợ, Hy Lạp đang tiến gần đến bờ vực sụp đổ tài chính hơn bao giờ hết kể từ năm 2010. Các ngân hàng Hy Lạp đã bị đóng cửa sang tuần thứ hai và thanh khoản đang bị bốc hơi.
Ngày 8/7, các quan chức và các nhà phân tích lưu ý rằng trái bóng hiện nằm bên sân của Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras.
Trái bóng hiện nằm bên sân của Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras.
Phát biểu tại Nghị viện châu Âu sau Hội nghị thượng đỉnh Eurozone, Thủ tướng Alexis Tsipras lặp đi lặp lại rằng nhân dân và chính phủ Hy Lạp đang tìm kiếm một giải pháp khả thi cho cuộc khủng hoảng nợ. Đồng thời, Hy Lạp chính thức yêu cầu một chương trình cứu trợ tài chính cho ba năm tới thông qua Cơ chế ổn định Châu Âu và cam kết cải cách sâu rộng vào tuần tới. Một bài xã luận đăng trên nhật báo Vima (Diễn đàn) số ra ngày 8/7 viết: "Nếu Tsipras không muốn được nhớ đến trong lịch sử như một thủ tướng phá sản, ông ta phải nhớ đến trách nhiệm của mình và đảm bảo rằng Hy Lạp vẫn còn nằm trong Eurozone và Châu Âu".
Các nhà lãnh đạo Châu Âu đòi Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras phải nộp một kế hoạch đáng tin cậy hơn các đề xuất trước ngày trưng cầu dân ý 5/7.
Bài xã luận viết tiếp: "Hy Lạp không có điều kiện để chia tay với Châu Âu. Các hậu quả mà chúng ta đang trải qua ngày hôm nay là một ví dụ nhỏ về những gì khủng khiếp hơn sẽ xảy ra, trong trường hợp chúng ta bị trục xuất khỏi Eurozone".
Thái độ bi quan của các nhà kinh tế và phân tích tài chính ở Athens trong ngày 8/7 bi quan phản ánh quan điểm của các đối tác nước ngoài cho rằng có thể đã quá muộn và hành trình của Hy Lạp hướng tới sự sụp đổ là không thể đảo ngược.
Nhà kinh tế Konstantinos Markazos nói: "Tôi cho rằng việc Hy Lạp hướng tới một đồng tiền mới đã bắt đầu và chúng ta chỉ còn chứng kiến các chi tiết thuật".
Trong một bài báo được công bố trên cổng thông tin tài chính "euro2day" của Hy Lạp, các chuyên gia cho rằng đồng Drachma sẽ trở lại trước đêm giao thừa bước sang năm 2016.
Nhà phân tích tài chính Kostas Stoupas viết trong nhật báo Capital: "Mọi nỗ lực đảo ngược đường hướng của đất nước đến sụp đổ gần như là sứ mạng bất khả thi. Việc Hy Lạp sụp đổ trong hay ngoài Khu vực đồng euro sẽ được nhìn thấy trong những ngày tới. Bất kể kịch bản nào trở thành hiện thực, đất nước Hy Lạp trong tương lai sẽ không còn giống như đất nước chúng ta đã trưởng thành".
Việc Hy Lạp sụp đổ trong hay ngoài Khu vực đồng euro sẽ được nhìn thấy trong những ngày tới.
Các nhà lãnh đạo chính trị kêu gọi Thủ tướng Tsipras tránh để cho Hy Lạp đi đến một thảm họa.
Trong một lá thư gửi tới Thủ tướng Alexis Tsipras, năm đại diện nổi bật của thế giới kinh doanh Hy Lạp nhấn mạnh: "Không có kế hoạch nào khác có thể đảm bảo an ninh, ổn định và thịnh vượng cho đất nước chúng ta. Chúng tôi ủng hộ tương lai của Hy Lạp gắn với Châu Âu, với đoàn kết dân tộc và trách nhiệm xã hội".
Quan điểm này cũng phản ánh quan điểm của 70% dân số Hy Lạp, theo một cuộc điều tra dư luận gần đây.
Theo NTD
Chuyến thăm của TBT Nguyễn Phú Trọng tăng cường nền tảng quan hệ Việt-Mỹ Về sự kiện Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Mỹ, đài Đức Deutsche Welle nhận định rằng Việt Nam và Mỹ đang xích lại gần nhau hơn. Về sự kiện Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Mỹ, đài Đức Deutsche Welle (DW) nhận định rằng đây là một chuyến đi tăng cường nền tảng quan hệ Việt-Mỹ Tổng Bí thư ĐCS...