Chính sách mới: Quân nhân nghỉ phép năm theo chế độ mới
Bộ Quốc phòng ban hành thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều quy định chế độ nghỉ của quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng.
Trong tháng 10, nhiều chính sách, quy định mới liên quan đến quốc phòng, giao thông, giáo dục, an sinh xã hội… sẽ chính thức có hiệu lực.
Chế độ nghỉ phép của quân nhân chuyên nghiệp
Thông tư 109/2021/TT-BQP có hiệu lực từ ngày 10/10 sửa đổi, bổ sung của Thông tư 113/2016/TT-BQP ngày 23/8/2016 quy định chế độ nghỉ của quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng.
Vẫn như quy định trước đây, quân nhân chuyên nghiệp được nghỉ hàng tuần vào thứ Bảy và Chủ nhật. Quân nhân chuyên nghiệp có thể được nghỉ bù vào ngày khác trong tuần nếu do tính chất, nhiệm vụ đặc biệt của đơn vị không thể nghỉ vào hai ngày này được. Việc nghỉ bù ngày nào sẽ do chỉ huy đơn vị sắp xếp, căn cứ vào tình hình nhiệm vụ của đơn vị.
Các chiến sĩ công tác ở đảo Trường Sa. Ảnh: Trần Thường
Như vậy, so với quy định cũ, Thông tư 109 đã quy định cụ thể hơn người có thẩm quyền thực hiện việc nghỉ hàng tuần của quân nhân chuyên nghiệp cũng như bổ sung thêm trường hợp có thể sắp xếp nghỉ hằng tuần khác ngày thứ Bảy và Chủ nhật là do huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu.
Thêm trường hợp nghỉ phép khi đóng quân xa nhà
Một trong những thay đổi mới của Thông tư 109 so với trước đây là quy định về nghỉ phép hàng năm. Theo đó, quân nhân chuyên nghiệp được nghỉ phép hàng năm với thời gian như sau:
Dưới 15 năm công tác: Nghỉ 20 ngày.
Từ đủ 15 năm đến dưới 25 năm công tác: Nghỉ 25 ngày.
Từ đủ 25 năm công tác trở lên: Nghỉ 30 ngày.
Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng khi nghỉ phép năm sẽ được nghỉ thêm như sau:
Nghỉ thêm 10 ngày mỗi năm nếu:
Đóng quân cách xa gia đình từ 500 km trở lên.
Đóng quân tại các đảo thuộc quần đảo Trường Sa và ở Nhà giàn DK1.
Video đang HOT
Đóng quân ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới cách xa gia đình từ 300 km trở lên (quy định mới).
Nghỉ thêm 5 ngày mỗi năm nếu:
Đóng quân cách xa gia đình từ 300km đến dưới 500km.
Đóng quân tại các đảo được hưởng phụ cấp khu vực.
Đóng quân ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới cách xa gia đình từ 200km đến dưới 300km và có hệ số khu vực từ 0,5 trở lên (hiện hành quy định phải đang hưởng phụ cấp khu vực hệ số từ 0,5 đến 0,7).
Đồng thời, thời gian đi đường sẽ không tính vào số ngày nghỉ phép đối với trường hợp được nghỉ thêm như hiện nay.
4 trường hợp ô tô bị cảnh báo đăng kiểm
Theo thông tư 16/2021 quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ được Bộ GTVT ban hành, bắt đầu từ ngày 1/10, một số trường hợp ô tô xe bị cảnh báo trên hệ thống đăng kiểm.
4 trường hợp xe ô tô bị cảnh báo trên hệ thống đăng kiểm từ ngày 1/10: Xe chậm nộp phạt vi phạm giao thông; xe có khuyết điểm, hư hỏng, kiểm định không đạt; xe thanh lý có hồ sơ phương tiện không phù hợp với thực tế; xe tạm nhập, tái xuất.
Đi đăng kiểm không còn phải xuất trình bảo hiểm xe như quy định cũ, mà chỉ cần xuất trình giấy tờ về đăng ký xe hoặc giấy hẹn cấp giấy đăng ký xe. Đồng thời, cần nộp bản chính giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới đối với trường hợp xe cải tạo.
Ảnh: Trần Thường
Tăng thời hạn đăng kiểm xe kinh doanh vận tải đến 9 chỗ từ 18 tháng lên 24 tháng đối với chu kỳ đầu và từ 6 tháng lên 12 tháng đối với chu kỳ tiếp theo.
Quy định riêng mẫu tem kiểm định riêng cho xe kinh doanh vận tải và xe không kinh doanh vận tải, thay vì dùng chung như quy định trước đây…
Thêm trường hợp được miễn phí sử dụng đường bộ
Ngày 1/10/2021 cũng là thời điểm chính thức có hiệu lực của Thông tư 70/2021/TT-BTC về mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ.
So với quy định cũ tại Thông tư 293/2016/TT-BTC, Thông tư 70/2021 đã bổ sung thêm một loại phương tiện được miễn phí sử dụng đường bộ là xe ô tô đặc chủng gồm: xe thông tin vệ tinh, xe chống đạn, xe phòng chống khủng bố, chống bạo loạn và các xe ô tô đặc chủng khác của Bộ Công an.
Ngoài ra, các trường hợp khác vẫn được miễn phí như quy định cũ là xe cứu thương, xe chữa cháy, xe ô tô cảnh sát 113 có in dòng “CẢNH SÁT 113″ ở hai bên thân xe, xe ô tô chuyên chở phạm nhân, xe cứu hộ, cứu nạn.
Bắt buộc thi nghe, đọc, viết trên máy tính với chứng chỉ ngoại ngữ 6 bậc
Thông tư 24/2021/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT có hiệu lực từ ngày 24/10 về Quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Khi thi chứng chỉ ngoại ngữ 6 bậc, các kỹ năng nghe, đọc, viết được tổ chức thi như sau:
Từ nay đến 30/6/2023: Các kỹ năng nghe, đọc, viết được tổ chức thi trên giấy hoặc trên máy vi tính.
Bắt đầu từ ngày 1/7/2023: Tất cả các kỹ năng đều được tổ chức thi trên máy vi tính.
Như vậy, trừ kỹ năng nói có thể thi trực tiếp hoặc thi trên máy tính, từ ngày 1/7/2023, 3 kỹ năng còn lại sẽ được tổ chức thi hoàn toàn trên máy tính.
Bộ GD&ĐT đã bổ sung các đơn vị được tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ là: Cơ sở đào tạo sư phạm tiếng nước ngoài (thuộc nhóm ngành Đào tạo giáo viên); trung tâm giáo dục thường xuyên; trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên; trung tâm tin học – ngoại ngữ.
Đồng thời, các trường cao đẳng sư phạm có đào tạo chuyên ngành ngoại ngữ không còn được tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ từ bậc 1 đến bậc 3 như trước đây.
Thêm trường hợp được miễn giảm học phí
Nghị định 81/2021/NĐ-CP về chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập…
Điều 15 Nghị định này đã bổ sung thêm nhiều học sinh, sinh viên thuộc đối tượng được miễn học phí so với quy định trước đây như: Người học chương trình trung cấp, cao đẳng mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa; học sinh cấp hai ở thôn/bản đặc biệt khó khăn; người học các ngành, nghề chuyên môn đặc thù…
Ngoài ra, mức hỗ trợ chi phí học tập tại khoản 10 Điều 20 Nghị định 81 cũng tăng thêm 50.000 đồng/tháng so với quy định trước đây (từ 15/10/2021, mức hỗ trợ chi phí học tập là 150.000 đồng/tháng/học sinh).
Nghị định này cũng quy định cụ thể về lộ trình tăng học phí với tất cả các cấp học từ mầm non, phổ thông đại học…
Hỗ trợ tiền cho người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch
Nghị quyết số 116 của Chính phủ về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp sẽ được triển khai từ 1/10 và kéo dài trong 2 tháng (đến 31/12).
Ảnh: Thanh Tùng
Nghị quyết quy định hỗ trợ bằng tiền cho người lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 từ kết dư Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
Đối tượng áp dụng là người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp tại ngày 30/9/2021 (không bao gồm người lao động đang làm việc tại cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên).
Người lao động đã dừng tham gia bảo hiểm thất nghiệp do chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc từ ngày 1/1/2020 đến hết ngày 30/9/2021 có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu theo quy định của pháp luật về việc làm, không bao gồm người hưởng lương hưu hàng tháng.
Nguồn kinh phí là khoảng 30.000 tỷ đồng từ kết dư Quỹ bảo hiểm thất nghiệp đến hết năm 2020.
Lào Cai đặt mục tiêu chuyển đổi số là chiến lược phát triển toàn diện
Lào Cai muốn chuyển đổi tổng thể và toàn diện từ cơ quan nhà nước, đến người dân, doanh nghiệp về cách sống, cách làm việc, phương thức sản xuất và tiêu thụ dựa trên công nghệ số.
Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa UBND tỉnh Lào Cai và VNPT
Lãnh đạo UBND Lào Cai cho biết, tỉnh xác định đột phá chuyển đổi số để giải quyết những khó khăn, thách thức và tận dụng thời cơ, phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Chuyển đổi số để thu hẹp khoảng cách số giữa các khu vực dân cư thành thị, nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Cũng theo chủ trương của tỉnh, việc chuyển đổi số nhanh và toàn diện là để Lào Cai đạt được mục tiêu trở thành tỉnh nằm trong danh sách 20 tỉnh, thành phố dẫn đầu về Chuyển đổi số và trong danh sách 10 tỉnh/thành phố dẫn đầu về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI).
Qua cầu truyền hình, ông Trịnh Xuân Trường - Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai (ảnh trái) và ông Huỳnh Quang Liêm - Tổng Giám đốc Tập đoàn VNPT (ảnh phải) ký kết thỏa thuận hợp tác giữa 2 bên.
Một trong những quan điểm đã được tỉnh xác định xuyên suốt trong thực hiện mục tiêu chuyển đổi số là lấy người dân và doanh nghiệp là trung tâm của chuyển đổi số. Chuyển đổi số xuất phát từ nhu cầu và mang lại giá trị cho người dân, doanh nghiệp.
Để đạt được những mục tiêu này, Lãnh đạo UBND Lào Cai đã tiếp tục phối hợp cùng Tập đoàn VNPT để chuyển đổi tổng thể và toàn diện từ cơ quan nhà nước, đến người dân, doanh nghiệp về cách sống, cách làm việc, phương thức sản xuất và tiêu thụ dựa trên công nghệ số. Việc này nhằm hướng tới phát triển chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của cấp ủy, chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh, đưa tỉnh Lào Cai sớm trở thành một trong những tỉnh đi đầu trong khu vực Trung du, miền núi phía Bắc về chuyển đổi số.
Trên nền tảng vững chắc là những kết quả đã đạt được trong giai đoạn 2014-2020, ngày 5/8/2021, Tập đoàn VNPT và UBND tỉnh Lào Cai đã thực hiện ký kết thỏa thuận hợp tác về lĩnh vực Viễn thông và chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025.
Phát biểu tại buổi Lễ ký, Lãnh đạo Tập đoàn VNPT khẳng định, VNPT sẽ tiếp tục đồng hành với Lào Cai trong việc phát triển kinh tế số; cùng lắng nghe nguyện vọng, trao đổi, xác định cơ cấu, tỷ trọng của kinh tế số đóng góp vào GDP địa bàn. VNPT sẽ tham gia cùng tỉnh thúc đẩy chuyển đổi số kinh tế ngành như nông nghiệp, du lịch, thương mại điện tử, hay cung cấp các giải pháp chuyển đổi số cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nguồn lực còn hạn chế. Cùng với đó, địa phương sẽ đẩy mạnh xây dựng hạ tầng viễn thông di động, Internet tốc độ cao, hạ tầng IoT để tạo nền móng sẵn sàng cho chuyển đổi số các ngành kinh tế của Tỉnh. Ngoài ra, VNPT sẽ cùng với tỉnh xây dựng cơ chế, nguồn lực khuyến khích các doanh nghiệp chuyển đổi số.
Cũng thông qua hợp tác này, VNPT và Lào Cai sẽ cùng phối hợp để thúc đẩy xây dựng xã hội số, tức là cả xã hội cùng tương tác trên một nền tảng số; tiếp tục hoàn thiện chuyển đổi số trong các lĩnh vực y tế, giáo dục đào tạo.
Cán bộ, giảng viên, sinh viên Học viện CSND thực hiện chương trình "dân vận" tại huyện Mường Lát Từ ngày 11 đến 19-4, 740 cán bộ, giảng viên, sinh viên của Học viện Cảnh sát Nhân dân (Bộ Công an) đã thực hiện chương trình "dân vận" tại huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa. Cán bộ, giảng viên, sinh viên đã phối hợp với chính quyền và Công an huyện Mường Lát tổ chức dỡ nhà cũ, xây móng nhà mới...