Chính sách kinh tế mới nổi bật có hiệu lực từ tháng 12/2022
Thống nhất cách áp dụng Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu năm 2022; Quản lý, bảo đảm an ninh, trật tự tại cửa khẩu đường hàng không; Bổ sung quy định về giá hợp đồng mua bán điện để so với khung giá điện Năm cơ sở… là những chính sách về kinh tế mới sẽ có hiệu lực từ tháng 12/2022.
Thống nhất cách áp dụng Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu năm 2022
Bộ Tài chính ban hành Thông tư 31/2022/TT-BTC ngày 8/6/2022 về Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam thay thế Thông tư 65/2017/TT-BTC ngày 27/6/2017, Thông tư 09/2019/TT-BTC ngày 15/2/2019.
Theo đó, ban hành kèm theo Thông tư 31/2022/TT-BTC gồm 02 Phụ lục:
- Phụ lục I: Danh mục hàng hóa XK, NK Việt Nam;
- Phụ lục II: 06 quy tắc tổng quát giải thích việc phân loại hàng hóa theo Danh mục hàng hóa XK, NK Việt Nam dựa trên Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa của Tổ chức Hải quan thế giới.
Danh mục hàng hóa XK, NK Việt Nam được sử dụng để:
- Xây dựng các Biểu thuế áp dụng đối với hàng hóa XK, NK;
- Xây dựng các Danh mục hàng hóa phục vụ quản lý nhà nước theo quy định của Chính phủ và quy định tại khoản 4 Điều 26 Luật Hải quan;
- Thống kê Nhà nước về hàng hóa XK, NK;
- Phục vụ công tác quản lý nhà nước về XK, NK hàng hóa và các lĩnh vực khác.
Thông tư có hiệu lực từ ngày 1/12/2022.
Văn phòng nước ngoài được thuê nhà theo chính sách ưu đãi đặc biệt
Video đang HOT
Chính phủ ban hành Nghị định số 90/2022/NĐ-CP ngày 28/10/2022 về quản lý, sử dụng nhà, đất do Bộ Ngoại giao quản lý để phục vụ hoạt động đối ngoại của Nhà nước. Một trong những quy định tại nghị định này là văn phòng nước ngoài được thuê nhà theo chính sách ưu đãi đặc biệt.
Nghị định số 90/2022/NĐ- CP nêu rõ, việc quản lý, sử dụng nhà, đất phục vụ đối ngoại thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, pháp luật về đất đai, pháp luật về xây dựng và các pháp luật khác có liên quan. Trường hợp các Điều ước quốc tế mà Chính phủ Việt Nam là thành viên có quy định khác, thì thực hiện theo Điều ước quốc tế đã ký.
Việc quản lý, sử dụng nhà, đất phục vụ đối ngoại phải đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả, đúng mục đích, đúng đối tượng, công khai, minh bạch.
Các khoản thu, chi liên quan đến việc quản lý, sử dụng nhà, đất phục vụ đối ngoại thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và quy định pháp luật có liên quan.
Tại Nghị định số 90/2022/NĐ- CP cũng quy định rõ, giá cho thuê nhà phục vụ đối ngoại được xác định theo thị trường; đảm bảo bù đắp chi phí, có tích lũy để bảo tồn và phát triển nhà phục vụ đối ngoại; việc miễn hoặc giảm giá cho thuê nhà thấp hơn giá thị trường do Bộ trưởng Bộ Ngoại giao quyết định trên nguyên tắc “có đi có lại”, phù hợp với quan hệ đối ngoại của Nhà nước.
Việc thuê đất, xác định tiền thuê đất và miễn, giảm tiền thuê đất (nếu có) của đơn vị sự nghiệp công lập được Bộ Ngoại giao giao nhiệm vụ trực tiếp quản lý nhà, đất phục vụ đối ngoại thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai và Nghị định này.
Việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu của Nhà nước để phục vụ hoạt động đối ngoại thực hiện theo quy định tại Nghị định của Chính phủ quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công.
Bộ Ngoại giao chịu trách nhiệm toàn diện về quản lý, sử dụng nhà, đất phục vụ đối ngoại theo chức trách, nhiệm vụ được giao; quản lý nguồn thu, các khoản chi theo quy định của pháp luật.
Nghị định có hiệu lực từ ngày 15/12/2022.
Quản lý, bảo đảm an ninh, trật tự tại cửa khẩu đường hàng không
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Nghị định 93/2022/NĐ-CP ngày 7/11/2022 của Chính phủ về quản lý, bảo đảm an ninh, trật tự tại cửa khẩu đường hàng không.
Trong đó, Nghị định quy định cụ thể dòng lưu chuyển hành khách, hàng hóa, hành lý của hành khách tại cửa khẩu đường hàng không.
Máy bay của các hãng đỗ tại sân bay Tân Sơn Nhât. Ảnh minh họa: Ngọc Hà/TTXVN
Cụ thể, về dòng lưu chuyển hành khách, đối với hành khách nhập cảnh, hành khách khi xuống tàu bay thực hiện lần lượt theo trình tự thủ tục kiểm dịch y tế, kiểm dịch động vật, thực vật mang theo (nếu có), thủ tục kiểm soát nhập cảnh, thủ tục hải quan.
Đối với hành khách xuất cảnh, hành khách thực hiện lần lượt theo trình tự thủ tục hàng không, thủ tục kiểm soát xuất cảnh, thủ tục hải quan và soi chiếu an ninh hàng không.
Đối với hành khách quá cảnh, hành khách khi xuống tàu bay thực hiện lần lượt theo trình tự thủ tục kiểm dịch, kiểm tra soi chiếu an ninh hàng không.
Trong thời điểm xảy ra dịch bệnh, dòng lưu chuyển hành khách có thể được điều chỉnh theo các quy định phòng, chống bệnh truyền nhiễm của Bộ Y tế.
Về dòng lưu chuyển hàng hóa, hành lý của hành khách, đối với hàng hóa nhập khẩu, hành lý của hành khách nhập cảnh không đi cùng hành khách khi xuống tàu bay, thực hiện lần lượt theo trình tự thủ tục kiểm dịch (y tế, động vật, thực vật), thủ tục hải quan.
Đối với hàng hóa xuất khẩu, hành lý của hành khách xuất cảnh không đi cùng hành khách, thực hiện lần lượt theo trình tự thủ tục kiểm dịch (y tế, động vật, thực vật), thủ tục hải quan và soi chiếu an ninh hàng không.
Nghị định quy định các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự tại khu vực cửa khẩu đường hàng không gồm: Tuần tra, kiểm soát, phòng ngừa, phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật; giám sát hoạt động của người, phương tiện tại khu vực cửa khẩu đường hàng không bằng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật; các biện pháp khác theo quy định của Luật Công an nhân dân, Luật An ninh quốc gia và pháp luật khác có liên quan.
Nghị định có hiệu lực từ ngày 22/12/2022.
Bổ sung quy định về giá hợp đồng mua bán điện để so với khung giá điện Năm cơ sở
Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư 31/2022/TT-BCT ngày 8/11/2022 sửa đổi Thông tư 57/2014/TT-BCT quy định phương pháp, trình tự xây dựng và ban hành khung giá phát điện và Thông tư 57/2020/TT-BCT quy định phương pháp xác định giá phát điện, hợp đồng mua bán điện.
Nhân viên điện lực đang thực hiện bảo trì, bảo dưỡng lưới điện miền Trung để đảm bảo an toàn cung cấp điện cho người dân. Ảnh minh họa: TTXVN phát
Trong đó, Thông tư 31/2022/TT-BCT sửa đổi, bổ sung 4 Điều 3 của Thông tư 57/2020/TT-BCT. Theo đó, giá hợp đồng mua bán điện để so với khung giá phát điện Năm cơ sở được quy định như sau:
Giá hợp đồng mua bán điện phải nằm trong khung giá phát điện Năm cơ sở của nhà máy điện do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành, trong đó giá hợp đồng mua bán điện của nhà máy nhiệt điện để so với khung giá phát điện Năm cơ sở được tính toán trên cơ sở các thành phần chi phí tương ứng với thành phần chi phí tính toán khung giá phát điện.
Trường hợp Năm cơ sở của nhà máy nhiệt điện không có khung giá phát điện, giá hợp đồng mua bán điện của nhà máy nhiệt điện được tính toán quy đổi trên cơ sở các thành phần chi phí tương ứng để so với khung giá phát điện của năm gần nhất của loại hình nhà máy điện đó;
Đối với các dự án đã khởi công nhưng chưa ký kết hợp đồng mua bán điện trước ngày 28/12/2022: Giá hợp đồng mua bán điện phải nằm trong khung giá phát điện năng đàm phán hợp đồng mua bán điện, trong đó giá hợp đồng mua bán điện của nhà máy nhiệt điện để so với khung giá phát điện được tính toán quy đổi trên cơ sở các thành phần chi phí tương ứng với thành phần chi phí tính toán khung giả phát điện.
So với Thông tư 57/2020/TT-BCT, bổ sung thêm trường hợp Năm cơ sở của nhà máy nhiệt điện không có khung giá phát điện và trường hợp các dự án đã khởi công nhưng chưa ký kết hợp đồng mua bán điện trước ngày 28/12/2022).
Thông tư có hiệu lực từ ngày 28/12/2022.
Cảng container quốc tế Tân Cảng Hải Phòng đón Teu thứ 1.000.000 thông qua
Ngày 9/11, tại Hải Phòng, Cảng container Quốc tế Tân Cảng Hải Phòng (TC-HICT) thuộc Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn tổ chức lễ đón Teu thứ 1.000.000 trong năm 2022 (tương đương 25.000.000 tấn hàng hóa) trên tàu Maersk Copenhagen thuộc tuyến dịch vụ xuyên Thái Bình Dương TPX của hãng tàu Maersk.
Vận chuyển hàng hóa tại Cảng container Quốc tế Tân Cảng - Hải Phòng (HITC) thuộc Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn. Ảnh tư liệu: An Đăng/TTXVN
Ông Lưu Hào Hiệp thay mặt Công ty TNHH Maersk Việt Nam, chi nhánh Hải Phòng cho biết, TC-HICT có khả năng đón những tàu hàng có sức chứa lên tới 14.000 Teu có khả năng đi tới các cảng xa xôi tại Hoa Kỳ và châu Âu mà không phải đi qua các cảng chuyển tải, qua đó tiết kiệm được nhiều thời gian, chi phí để hàng hóa đến và đi từ Việt Nam có thể cạnh tranh hơn trên toàn cầu.
Phát biểu tại buổi lễ, Trung tá Đoàn Hải Tuấn, Chủ tịch Hội đồng thành viên TC-HICT khẳng định, sự kiện đón Teu thứ 1.000.000 thông qua cảng không chỉ là sự kiện ấn tượng của TC-HICT mà còn khẳng định sự phát triển, thu hút hàng hóa xuất nhập khẩu của cảng biển nước sâu trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
Sự kiện này là dấu mốc đáng nhớ của TC-HICT, khẳng định uy tín, thương hiệu của một trong những cảng nước sâu hàng đầu Việt Nam. Đây cũng là sự kiện góp phần giúp các nhà đầu tư nước ngoài yên tâm khi đặt nhà máy tại Hải Phòng và các tỉnh khu vực phía Bắc vì sẽ giảm được chi phí logistics do hàng hóa có thể vận chuyển trực tiếp tới Mỹ, châu Âu mà không phải trung chuyển tại các cảng nước ngoài.
Theo Trung tá Đoàn Tuấn Hải, Cảng Container Quốc tế Tân Cảng Hải Phòng đã trải qua gần 5 năm phát triển, dần khẳng định vị thế trong khu vực. Từ những ngày đầu cho đến khi đạt thành công như hiện nay, TC-HICT trải qua nhiều cột mốc đáng nhớ.
Tháng 5/2019, TC-HICT tổ chức lễ đón cỡ tàu 12.000 Teu trên hải trình đến bờ Tây Hoa Kỳ. Chỉ một năm sau, cảng đón cột mốc Teu thứ 500.000 thông qua. Tiếp đó, cảng liên tiếp tiếp nhận các tuyến dịch vụ mới và chào đón sự trở lại của các tuyến dịch vụ trực tiếp từ các hãng tàu lớn, lập các kỷ lục mới về sản lượng.
Đặc biệt, ngày 31/10, cảng đón thành công tàu Wan Hai A07 của hãng tàu Wanhai, chính thức trở thành cảng nước sâu duy nhất tại khu vực miền Bắc có thể đón những con tàu có sức chở lên tới 13.000 Teu, tải trọng tới 144.000 DWT.
Hiện TC-HICT là cảng nước sâu đầu tiên, duy nhất tại miền Bắc Việt Nam và nằm trong top các cảng biển trên thế giới có thể tiếp nhận tàu tải trọng lớn. Năng suất làm hàng của TC-HICT đạt 100 container/giờ.
Đề xuất giá điện sinh hoạt mới cao nhất hơn 3.300 đồng/kWh Bộ Công Thương đề xuất giá điện sinh hoạt mới, trong đó mức giá điện ở bậc thấp nhất là 1.678 đồng và cao nhất 3.356 đồng/kWh. Bộ Công Thương vừa lấy ý kiến các đơn vị liên quan về phương án cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện theo đề án được chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam...