Chính sách đối ngoại của Trung Á trong cuộc cạnh tranh cường quốc mới

Theo dõi VGT trên

Do vị trí địa lý và địa chính trị độc đáo, Trung Á luôn là nơi cạnh tranh giành ảnh hưởng của các cường quốc.

Tất cả các cường quốc, trong đó có Trung Quốc, Nga, Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản, đều hoạt động ở Trung Á.

Chính sách đối ngoại của Trung Á trong cuộc cạnh tranh cường quốc mới - Hình 1
Các nước Trung Á có ý định phát triển quan hệ với tất cả các cường quốc khác ngoài Nga mà họ có quan hệ truyền thống. Ảnh: ankasam.org

Do vị trí địa lý và địa chính trị độc đáo, Trung Á luôn là nơi cạnh tranh giành ảnh hưởng của các cường quốc. Tất cả các cường quốc, trong đó có Trung Quốc, Nga, Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản, đều hoạt động ở Trung Á. Xét về ảnh hưởng địa chính trị và chiến lược, Trung Quốc, Nga và Mỹ chắc chắn đang dẫn đầu.

Đây sẽ không phải là vấn đề đối với các nước Trung Á nếu các cường quốc có quan hệ tốt, nhưng thực tế là mối quan hệ giữa các cường quốc ở Trung Á rất phức tạp và thường được hiểu là cạnh tranh địa chính trị. Vì vậy, quản lý đúng đắn quan hệ với các nước lớn không chỉ là kỹ năng ngoại giao của những nước Trung Á mà còn là cách bảo đảm an ninh, ổn định cho khu vực này.

Đối đầu Mỹ-Nga ở Trung Á

Cách hiểu này không thể nói là sai nếu áp dụng vào trường hợp với Mỹ và Nga. Sự cạnh tranh địa chính trị là trụ cột trong quan hệ Mỹ-Nga ở Trung Á trong những năm gần đây. Các quốc gia này rõ ràng có các mục tiêu địa chính trị trái ngược nhau trong khu vực cũng như các chính sách và hành vi đối đầu lẫn nhau.

Mục tiêu cơ bản của Mỹ là ngăn chặn Nga giành lại quyền kiểm soát Trung Á, giảm sự phụ thuộc của các quốc gia Trung Á vào Moskva, phá vỡ mọi hình thức độc quyền của Nga đối với khu vực và xóa bỏ quan niệm rằng Trung Á là phạm vi ảnh hưởng của Nga.

Video đang HOT

Trong khi đó, mục tiêu của Nga đối lập với mục tiêu của Mỹ như đã trình bày ở trên. Điều này quyết định tính chất “loại trừ lẫn nhau” trong các chính sách của họ ở Trung Á. Sau cuộc xung đột Nga-Ukraine, mục tiêu chính của Mỹ là ngăn chặn bất kỳ sự hỗ trợ nào có thể có của các nước Trung Á đối với Nga.

Những diễn biến toàn cầu gần đây đã làm gia tăng sự kình địch và đối kháng Mỹ-Nga, cả ở cấp độ quốc tế và khu vực, do đó, “ván cờ cạnh tranh” lớn Mỹ-Nga ở Trung Á rất có thể sẽ tiếp tục.

Chính sách đối ngoại của Trung Á trong cuộc cạnh tranh cường quốc mới - Hình 2
Bất chấp sự chia rẽ sâu sắc giữa Trung Quốc, Mỹ, Nga và châu Âu, các nước Trung Á đã hình thành quan hệ đối tác chiến lược hoặc hợp tác chiến lược với mỗi nước trong số họ. Ảnh: president.kg

Hợp tác Nga-Trung ở Trung Á

Đối với Nga và Trung Quốc, có quan điểm (đặc biệt là ở phương Tây) cho rằng hai nước này là nhân tố chính của “cuộc cạnh tranh cường quốc ở Trung Á” và rằng họ có mối quan hệ cơ cấu mang tính cạnh tranh ở Trung Á, do đó đối đầu Trung-Nga sẽ xảy ra là điều gần như không thể tránh khỏi.

Tuy nhiên, điều này không đúng bởi quan hệ Nga-Trung dựa trên nguyên tắc cùng tồn tại và hợp tác chứ không phải dựa trên nguyên tắc loại trừ và đối đầu địa chính trị. Trái ngược với những dự đoán bi quan, không có xung đột nào xảy ra giữa hai nước trong 30 năm qua.

Trung Quốc và Nga đã tham gia hợp tác kinh tế và an ninh khu vực ở Trung Á từ năm 1998, trong khuôn khổ Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) được thành lập năm 2001. Đây là sản phẩm của hợp tác Trung-Nga và là nền tảng hợp tác giữa hai nước ở Trung Á. Lĩnh vực năng lượng, từng được coi là lĩnh vực có nhiều xung đột lợi ích nhất giữa Nga và Trung Quốc, lại không phải là vấn đề tạo ra bất kỳ xung đột nghiêm trọng nào.

Khi Trung Quốc lần đầu tiên đề xuất Vành đai kinh tế Con đường tơ lụa (gọi tắt là sáng kiến Vành đai, Con đường hay BRI) vào năm 2013, dư luận Nga đã có cảm giác hoài nghi, khiến tương lai của mối quan hệ giữa BRI và Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU) do Nga đứng đầu trở nên không chắc chắn. Việc hai dự án hợp tác kinh tế khu vực được lãnh đạo bởi các cường quốc khác nhau nhưng chồng chéo về khu vực và thành viên, theo tư duy địa chính trị truyền thống, sẽ tự nhiên dẫn đến sự loại trừ và đối kháng lẫn nhau về địa kinh tế và thậm chí địa chính trị.

Nhưng tình hình đã không phát triển theo hướng này. Vào tháng 5/2015, Trung Quốc và Nga đã đưa ra tuyên bố chung về sự hợp tác giữa BRI và EAEU. Kết quả là, hai cấu trúc tưởng chừng như đối lập nhau (nếu nhìn từ quan điểm địa chính trị truyền thống) đã chuyển thành cấu trúc hợp tác và phát triển, và sự kết hợp BRI và EAEU đã trở thành một nền tảng mới cho quan hệ hợ tác Trung-Nga. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tham dự Diễn đàn quốc tế BRI lần thứ nhất, thứ hai và thứ ba được tổ chức tại Bắc Kinh vào năm 2017, 2019 và năm 2023.

Chính sách đối ngoại của Trung Á trong cuộc cạnh tranh cường quốc mới - Hình 3
Bất cứ ai có thể mang lại nhiều lợi ích kinh tế hơn cho các nước Trung Á sẽ được chào đón trong khu vực. Ảnh: iiss.org

Sự phức tạp trong quan hệ Mỹ-Trung ở Trung Á

Đối với mối quan hệ Mỹ-Trung ở Trung Á, bức tranh phức tạp hơn. Hai nước dường như có chung một số ý định, bao gồm chống k.hủng b.ố, hỗ trợ đa dạng hóa quan hệ kinh tế đối ngoại ở Trung Á, hỗ trợ độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia Trung Á, thúc đẩy kết nối khu vực và cải thiện môi trường đầu tư và thương mại. Tuy nhiên, trên thực tế có rất ít sự hợp tác thực chất.

Ngoài ra, vẫn còn những căng thẳng địa chính trị giữa hai nước, chẳng hạn như việc Trung Quốc phản đối sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Trung Á và việc thúc đẩy “các cuộc cách mạng màu”. Trung Quốc đặc biệt cảnh giác với việc Mỹ “xuất khẩu” các cuộc cách mạng màu sang khu vực, cho rằng chúng có thể gây ra sự thay đổi chế độ bất thường ở các nước Trung Á, mang lại sự bất ổn và hỗn loạn cho khu vực, làm xấu đi môi trường an ninh ngoại vi của Trung Quốc và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của nước này trong khu vực.

Đối mặt với mối quan hệ phức tạp giữa các cường quốc, các nước Trung Á thường áp dụng chính sách ngoại giao đa phương nhằm phát triển quan hệ với tất cả các nước, mà theo các tài liệu chính thức của Tajikistan, có nghĩa là chính sách mở cửa cho tất cả các nước sẵn sàng hợp tác. Cùng với khái niệm ngoại giao đa phương, một số nước Trung Á ủng hộ khái niệm ngoại giao cân bằng, được chính thức hóa trong Khái niệm chính sách đối ngoại của Kazakhstan giai đoạn 2014-2020.

Như vậy, phát triển quan hệ với tất cả các nước là một chính sách ngoại giao phổ biến ở hầu hết các nước trong khu vực. Từ quan điểm của các quốc gia Trung Á, ngoại giao đa phương là phương án tối ưu vì nó mang lại lợi ích tốt nhất cho họ. Các cường quốc đang cạnh tranh với nhau, nhưng các quốc gia Trung Á không có bất bình gì với họ (mặc dù họ có thể xung đột về các vấn đề như nhân quyền và dân chủ), và họ không muốn đứng về phe bất kỳ cường quốc nào trong việc chống lại một cường quốc khác. Do đó, sẽ là lý tưởng cho các quốc gia Trung Á nếu các cường quốc có một hệ thống kiểm tra và cân bằng lẫn nhau trong khu vực vì điều này sẽ mang lại cho các quốc gia Trung Á nhiều quyền tự do hành động hơn và giúp ngăn chặn các cường quốc thống trị và kiểm soát khu vực.

Trung Quốc vượt Nga trở thành đối tác thương mại hàng đầu ở Trung Á

Trung Quốc đã vượt qua Nga để trở thành đối tác thương mại chính của Kazakhstan trong năm 2023. Trung Á là một trong những khu vực ưu tiên trong chiến lược mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc.

Trung Quốc vượt Nga trở thành đối tác thương mại hàng đầu ở Trung Á - Hình 1
Các container vận chuyển tại Khorgos, một trung tâm thương mại tự do nằm dọc biên giới Kazakhstan-Trung Quốc. Ảnh: Tân Hoa Xã

Mạng tin Eurasia.net dẫn số liệu thống kê chính thức mới được công bố cho thấy, Trung Quốc đã vượt qua Nga để trở thành đối tác thương mại chính của cả 5 quốc gia Trung Á. Kazakhstan là quốc gia Trung Á gần đây nhất chứng kiến ​​Bắc Kinh vượt qua Moskva về kim ngạch thương mại hàng năm.

Theo số liệu thống kê do Cục Thống kê Quốc gia Kazakhstan tổng hợp, trong 9 tháng đầu năm 2023, Trung Quốc chiếm 21,3% (trị giá 21,7 tỷ USD) trong tổng ngoại thương của Kazakhstan, trong khi thị phần kim ngạch thương mại của Nga là 18,6% (18,9 tỷ USD). Nguyên liệu thô và tài nguyên thiên nhiên chiếm phần lớn hàng xuất khẩu của Kazakhstan sang Trung Quốc, trong khi xuất khẩu của Bắc Kinh chủ yếu bao gồm hàng hóa thành phẩm, đồ gia dụng, quần áo và ô tô.

Trong khi đó, số liệu của Trung Quốc về thương mại song phương có sự khác biệt so với Kazakhstan. Theo quan chức ngoại giao của Trung Quốc tại Kazakhstan, Zhang Xiao, kim ngạch thương mại song phương trong 10 tháng đầu năm 2023 lên tới 32,7 tỷ USD, đ.ánh dấu sự gia tăng giá trị lên tới 28,5% so với cùng kỳ năm trước.

Cũng theo số liệu của Bắc Kinh, thương mại quá cảnh của Trung Quốc với Kazakhstan đã tăng gấp đôi trong năm qua và hiện ở mức 1,5 triệu tấn. Các quan chức Trung Quốc cho biết họ đặt mục tiêu đạt 7,5 triệu tấn hàng hóa quá cảnh qua Kazakhstan vào năm 2029.

Cùng với đó, cơ quan Thống kê Nhà nước Uzbekistan báo cáo rằng Trung Quốc cũng chiếm 21,3% thị phần kim ngạch thương mại (trị giá 12,23 tỷ USD) với quốc gia Trung Á này trong 11 tháng đầu năm 2023. Xuất khẩu của Uzbekistan sang Trung Quốc đạt tổng cộng 2,27 tỷ USD và nhập khẩu 9,96 tỷ USD. Nga là đối tác kim ngạch thương mại lớn thứ hai của Uzbekistan với thị phần 15,5% (trị giá 8,86 tỷ USD).

Tuy nhiên, xuất khẩu khí đốt tự nhiên của Uzbekistan sang Trung Quốc trong giai đoạn này trị giá 503 triệu USD, thấp hơn gần hai lần so với cùng kỳ năm 2022.

Trung Á là một trong những khu vực ưu tiên trong chiến lược mở rộng của Trung Quốc. Trong số các nhiệm vụ chính mà Bắc Kinh hướng đến khu vực có liên quan đến cung cấp năng lượng, tiếp cận tài nguyên khoáng sản, tạo hành lang giao thông hiệu quả và an ninh khu vực. Ngược lại, hiện Nga không thể cung cấp cho các quốc gia Trung Á khả năng tiếp cận hỗ trợ tài chính, các khoản vay và đầu tư ở mức độ mà Bắc Kinh có thể.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Bị cấm bay vì chiêu trò đóng gói hành lý xách tay không thể ngờ tới
18:39:14 19/06/2024
Chủ tịch Trung Quốc kêu gọi huy động mọi nỗ lực chống hạn hán và lũ lụt
15:11:18 19/06/2024
Con "chuột chũi" to đùng tại Mossad
09:32:53 19/06/2024
'Sóng gió' bủa vây Johnson & Johnson
07:30:11 20/06/2024
Thái Lan: Ấn định thời gian xem xét vụ kiện Thủ tướng Srettha Thavisin
14:24:06 19/06/2024
Loài chim quý hiếm mở rộng vùng sinh sống ở Trung Quốc
19:01:22 19/06/2024
Binh sĩ Triều Tiên lại vô tình vượt biên giới lần thứ hai trong chưa đầy 2 tuần
11:08:02 19/06/2024
Australia, Trung Quốc nhất trí đổi mới đối thoại và tăng cường hợp tác
20:16:52 18/06/2024

Tin đang nóng

Hari Won bị vợ Tiến Đạt réo tên, một lần nói hết, bại lộ mối quan hệ với tình cũ
13:33:27 20/06/2024
Nam Em lộ cảnh tiều tụy, làm nông vất vả sau khi thừa nhận bỏ trốn khỏi bạn trai
15:01:06 20/06/2024
Hằng Du Mục gào khóc "cầu cứu" trên livestream, bị chồng dọa không cho gặp con
15:20:02 20/06/2024
Sao Vbiz khoe ảnh bà xã mang thai lần 2, nhan sắc mẹ bầu gây chú ý
15:44:54 20/06/2024
Suri Cruise lột xác gợi cảm, tình tứ bên bạn nam điển trai ở prom cuối cấp
13:10:42 20/06/2024
Hôn nhân 8 năm của Trần Hiểu - Trần Nghiên Hy trước khi vướng tin chia tay
14:31:26 20/06/2024
Shark Bình - "bố bỉm cá mập" bồng con cực khéo, lộ loạt chi tiết chứng tỏ Phương Oanh cưới đúng người
14:36:07 20/06/2024
Chủ tịch Miss World ưu ái cho Ý Nhi, tặng "quà khủng" cho nàng hậu Việt Nam
14:42:56 20/06/2024

Tin mới nhất

Thủ lĩnh Hezbollah cảnh báo tấn công CH Síp nếu hỗ trợ Israel

17:49:54 20/06/2024
Trong bối cảnh căng thẳng đó, đặc phái viên Mỹ Amos Hochstein đã kêu gọi khẩn cấp giảm leo thang trong các cuộc đối đầu ở khu vực biên giới Israel - Liban.

Mỹ: Phá hủy 2 cơ sở của lực lượng Houthi tại Yemen

17:47:40 20/06/2024
Trong một tuyên bố trên nền tảng X, Bộ Chỉ huy Trung tâm Mỹ (CENTCOM) nêu rõ các lực lượng CENTCOM đã phá hủy thành công một trạm kiểm soát mặt đất và một đầu mối chỉ huy tại một khu vực do Houthi kiểm soát ở Yemen.

Rào cản mới với quá trình gia nhập EU của Ukraine

17:37:54 20/06/2024
Khẩu hiệu chính thức trong nhiệm kỳ Chủ tịch Hội đồng châu Âu của Hungary sẽ là Làm cho châu Âu vĩ đại trở lại , một quan điểm tương tự như của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Ecuador bất ngờ đình chỉ miễn thị thực cho công dân Trung Quốc

16:17:04 20/06/2024
Ecuador đang tạm thời đình chỉ thỏa thuận miễn thị thực với Trung Quốc, với lý do về dòng di cư bất thường của công dân Trung Quốc qua quốc gia Nam Mỹ nhỏ bé này.

Mỹ t.iêu d.iệt nhân vật cấp cao của IS tại Syria

16:15:38 20/06/2024
Trong một tuyên bố trên mạng xã hội X, CENTCOM nêu rõ cái c.hết của Usamah Jamal Muhammad Ibrahim al-Janabi sẽ làm gián đoạn khả năng của IS trong việc cung cấp nguồn lực và thực hiện các vụ tấn công k.hủng b.ố .

Biến đổi khí hậu: Ngành nuôi cá hồi Scotland thiệt hại nặng nề

15:40:30 20/06/2024
Đầu tháng này, chính quyền Scotland bắt đầu đ.ánh giá tiến độ giải quyết vấn đề sức khỏe cá và tỷ lệ cá c.hết gia tăng trong ngành nuôi cá hồi.

Tại sao giá nhà toàn cầu tăng mạnh trở lại?

15:35:32 20/06/2024
Theo tờ The Economist, dường như cơn sốt nhà đang quay trở lại khi chỉ số giá nhà thế giới trong tháng 4/2024 (không gồm Trung Quốc) tăng hơn 3% so với cùng kỳ năm trước.

Gia đình các nạn nhân đề nghị nhà chức trách Mỹ phạt Boeing gần 25 tỷ USD

14:36:57 20/06/2024
Trong phiên điều trần tại Thượng viện ngày 18/6, Thượng nghị sĩ Richard Blumenthal cho biết ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy Boeing cần bị truy tố.

Người phát ngôn IDF nhận định không thể xóa sổ Hamas

14:35:18 20/06/2024
Đáp lại, văn phòng của Thủ tướng Benjamin Netanyahu cho biết nội các an ninh đã xác định một trong những mục tiêu chiến tranh là t.iêu d.iệt năng lực điều hành và quân sự của Hamas.

Hàn Quốc tuyên bố 'Tình trạng khẩn cấp quốc gia về dân số'

14:32:44 20/06/2024
Liên quan tới chính sách chăm sóc nuôi dạy trẻ, ông Yoon Suk Yeol cam kết sẽ làm tròn trách nhiệm của nhà nước với việc chăm sóc nuôi dạy trẻ từ 0-11 t.uổi trong nhiệm kỳ của mình, đặc biệt là giáo dục, chăm sóc trẻ miễn phí từ 3-5 t.uổi.

Nắng nóng đe dọa các thành phố ở Mỹ, Trung Quốc và Nga

12:40:37 20/06/2024
Nhiệt độ cao bất thường ở nhiều khu vực trên hành tinh không chỉ làm giảm năng suất cây trồng mà còn gây ảnh hưởng lớn đối với cư dân thành phố và làm tăng gánh nặng cho hệ thống chăm sóc sức khỏe.

Rào cản cuối cùng với Thủ tướng Hà Lan để trở thành Tổng thư ký NATO tiếp theo

12:38:34 20/06/2024
NATO đang tìm kiếm sự đồng thuận cần thiết giữa 32 thành viên để tìm người kế nhiệm Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg khi ông hết nhiệm kỳ vào tháng 10 năm nay.

Có thể bạn quan tâm

Xếp hạng nhân vật 4 sao trong Wuthering Waves, bắt buộc phải có những cái tên sau

Mọt game

18:30:02 20/06/2024
Là một tựa game theo phong cách gacha, dàn nhân vật trong Wuthering Waves tất nhiên luôn đóng một vai trò quan trọng đối với bất kỳ game thủ nào.

"Nổ"quen cán bộ Trung ương để nhận hơn 17 tỉ đồng chạy cấp phép mỏ cát

Pháp luật

18:23:08 20/06/2024
Ngày 20/6, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Tháp đã khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt tạm giam đối với Nguyễn Huy Nam (SN 1961, ngụ quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội) để điều tra về hành vi l.ừa đ.ảo chiếm đoạt tài sản.

35 năm mẹ tôi không một lần đưa con trở về nhà nội vì phát hiện bộ mặt thật đáng sợ của gia đình chồng

Góc tâm tình

18:13:20 20/06/2024
Mẹ nói bà không giận, không uất. Chỉ là thấy nhà chồng cũ không xứng đáng mà thôi. Tôi có bố mẹ đầy đủ và họ vẫn đang sống tốt.

Đỗ Mỹ Linh sau sinh ngày càng chăm mặc gợi cảm, hết nhàm chán như thời chưa chồng con

Phong cách sao

18:05:39 20/06/2024
Đỗ Mỹ Linh từng cho biết cô muốn thay đổi phong cách thời trang cá nhân đa dạng hơn, không gói gọn trong những bộ váy đầm công chúa ngọt ngào, có phần nhàm chán so với công chúng.

Hôm nay nấu gì: Bữa cơm tối ngon thế này chồng nào lại muốn ăn ngoài hàng!

Ẩm thực

17:47:04 20/06/2024
Bữa cơm tối thơm ngon, phong phú các món thế này chồng nào lại muốn ăn ngoài hàng! Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé!

Vợ chồng Puka và Hòa Minzy tham dự lễ cưới bí mật của Minh Tú, chi tiết liên quan đến bố gây xúc động

Sao việt

17:42:33 20/06/2024
Trong tập 7 của Minh Tú Mau Mau Tính, cô đã hé lộ về một hôn lễ riêng tư, sang chảnh và mang đậm nét Việt Nam được tổ chức vào tháng 3/2024.

Xác minh quán bún chả ở HN rửa thịt bằng nước than, chủ quán lên tiếng xin lỗi

Netizen

17:30:57 20/06/2024
Đoạn video ghi lại cảnh người phụ nữ gắp từng miếng thịt nhúng xuống khay nước than đen ngòm lẫn với nước mỡ rồi cho lên vỉ khiến nhiều người rùng mình. Sau khi nắm thông tin, cơ quan chức năng đã vào cuộc.

Mình yêu nhau, bình yên thôi - Tập 79: Hân và Đức Anh đóng kịch trước mặt bà nội

Phim việt

17:30:11 20/06/2024
Lo lắng bà nội sẽ đổ bệnh khi biết sự thật, Hân quyết định giúp Đức Anh đóng kịch trước mặt bà, để bà không lo lắng.

Trạm cứu hộ trái tim: Con gái Ngân Hà khóc lóc vì thấy Nghĩa ôm An Nhiên

Hậu trường phim

17:21:11 20/06/2024
Mới đây, diễn viên Quang Sự đã chia sẻ clip hậu trường của mình với diễn viên nhí Kitty Bảo Anh. Trong hậu trường, Kitty gọi Quang Sự là bố Nghĩa.

Bất ngờ với mái tóc siêu ngắn của Lưu Diệc Phi, "thần tiên tỷ tỷ" cũng có lúc cực ngầu thế này

Sao châu á

17:18:15 20/06/2024
Xuất hiện trên bìa tạp chí ELLE Trung Quốc số ra mới nhất, Lưu Diệc Phi khiến công chúng bất ngờ với kiểu tóc ngắn mullet cùng ngoại hình cool ngầu .

Sau chấn thương gãy mũi, Mbappe tái xuất nhưng tình trạng có thực sự ổn?

Sao thể thao

17:18:07 20/06/2024
Kylian Mbappe đã có thể trở lại tập luyện sau khi khiến fan tuyển Pháp lo lắng vì chấn thương khá kinh dị ở trận đấu với Áo tại bảng D, Euro 2024.