Chính sách của Tổng thống Joe Biden thu hút 1.000 tỷ USD cho nền kinh tế
Theo thông báo của Nhà Trắng ngày 25/11, các công ty đã cam kết đầu tư hơn 1.000 tỷ USD vào những ngành công nghiệp của Mỹ, như bán dẫn và năng lượng sạch, dưới thời chính quyền Tổng thống Joe Biden, nhờ vào việc thông qua ba đạo luật quan trọng trong những năm gần đây.
Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại Nhà Trắng, Washington D.C., Mỹ. Ảnh tư liệu: Kyodo/TTXVN
Ông Biden đã nhấn mạnh Đạo luật Cơ sở hạ tầng Lưỡng đảng, Đạo luật CHIPS và Khoa học, và Đạo luật Giảm Lạm phát là những động lực thúc đẩy chương trình nghị sự về cơ sở hạ tầng toàn diện của ông và tạo thêm việc làm trên toàn quốc.
Theo ông Biden, việc thông qua luật trên để nhằm tái thiết cơ sở hạ tầng, xây dựng một nền kinh tế năng lượng sạch và đưa sản xuất trở lại Mỹ sau nhiều thập niên chuyển dịch ra nước ngoài. Những khoản đầu tư này vào các ngành công nghiệp của tương lai đang đảm bảo rằng tương lai được tạo ra tại Mỹ, bởi các công nhân Mỹ. Và chúng đang tạo ra cơ hội cho các cộng đồng thường bị bỏ lại phía sau.
Các khoản trợ cấp theo những đạo luật này đã thu hút nhiều nhà sản xuất chip và những công ty khác tạo hoặc mở rộng cơ sở sản xuất tại Mỹ.
Video đang HOT
Tuy nhiên, những khoản đầu tư này vẫn chưa đủ để giúp Đảng Dân chủ giữ vững quyền kiểm soát Nhà Trắng và Thượng viện trong cuộc bầu cử tháng này, và cũng không thể giành lại quyền kiểm soát Hạ viện.
Một số thành viên Đảng Dân chủ cho rằng thất bại này là do những lo ngại về kinh tế và sự thiếu kết nối với cử tri, bất chấp các chính sách được thiết kế để hỗ trợ tầng lớp lao động và trung lưu, chẳng hạn như các nỗ lực giải quyết nạn tăng giá và hỗ trợ công đoàn.
Tổng thống đắc cử Donald Trump đã tận dụng mong muốn giá giảm của người tiêu dùng, ngay cả khi ông cam kết áp đặt thuế quan từ 20% đến 60% và thực hiện các cuộc trục xuất hàng loạt có thể ảnh hưởng đến nhiều ngành công nghiệp, đặc biệt là ngành thực phẩm và nông nghiệp.
Theo một cuộc thăm dò của Reuters/Ipsos tuần trước, người dân Mỹ coi lạm phát là một vấn đề quan trọng và muốn ông Trump giải quyết vấn đề giá cả leo thang trong 100 ngày đầu tiên tại nhiệm.
Một số doanh nghiệp được hưởng lợi từ các khoản tài trợ của chính quyền Biden lo ngại rằng ông Trump có thể hủy bỏ chúng khi nhậm chức vào tháng 1/2025.
Chuyên gia Hàn Quốc: Kết quả bầu cử Mỹ là bài học quý giá về chính sách nhập cư
Các chuyên gia Hàn Quốc cho biết kết quả bầu cử Mỹ mang lại những bài học quý giá cho các nhà hoạch định chính sách của Hàn Quốc trong khi đang tìm cách tăng số lượng lao động nước ngoài như một phần trong chiến lược giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động trầm trọng hơn do dân số già hóa và giảm sút của nước này.
Một con phố ở ở Seoul, Hàn Quốc. Ảnh minh họa: Reuters
Cách tiếp cận của ông Donald Trump đối với vấn đề nhập cư được cho là một trong những lý do chính giúp ông giành chiến thắng trong cuộc đua vào Nhà Trắng vừa qua. Số người di cư vượt biên trái phép vào Mỹ tại biên giới phía Nam gia tăng trong thời gian Tổng thống Joe Biden nắm quyền, dường như đã khiến nhiều cử tri lo ngại và quan điểm của họ trở nên cứng rắn hơn về vấn đề nhập cư. Các chuyên gia Hàn Quốc cho biết kết quả bầu cử Mỹ mang lại những bài học quý giá cho các nhà hoạch định chính sách của Hàn Quốc trong khi đang tìm cách tăng số lượng lao động nước ngoài như một phần trong chiến lược giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động trầm trọng hơn do dân số già hóa và giảm sút của nước này.
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, giới chuyên gia cho rằng việc tăng số lượng cư dân nước ngoài có thể là điều không thể tránh khỏi khi Hàn Quốc đối mặt với lựa chọn tăng số lao động nhập cư hoặc chấp nhận tăng trưởng kinh tế chậm lại.
Nhưng nếu thúc đẩy một cách vội vàng, chính sách như vậy có thể dẫn đến các lực lượng chính trị chống nhập cư lớn, như đã thấy trên khắp Mỹ và châu Âu.
Ông Lee Joon Han, Giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Quốc gia Incheon, cho biết: "Một số quốc gia chấp nhận người nhập cư và người lao động nước ngoài vì lợi ích kinh tế. Nhưng khi ảnh hưởng của họ tăng lên, công dân có thể phải đối mặt với nhiều vấn đề như cạnh tranh việc làm nhiều hơn, tội phạm gia tăng, tâm lý bài người nhập cư ngày càng tăng và các chính trị gia tìm cách tận dụng điều đó. Hàn Quốc cũng không ngoại lệ với rủi ro đó".
Ông Lee cho biết sự xuất hiện của những nhân vật chính trị có quan điểm cứng rắn về nhập cư và lực lượng đối lập với họ có thể đưa đất nước đến môi trường chính trị mới, nơi các vấn đề nhập cư sẽ thu hút nhiều sự chú ý và quan tâm hơn. Ông Lee cảnh báo điều này đặt ra rủi ro đặc biệt cao đối với một quốc gia, nơi thường trú nhân nước ngoài có thể bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử địa phương.
Nhưng về mặt địa lý, các chuyên gia cho biết so với Mỹ và nhiều quốc gia châu Âu, Hàn Quốc có vị thế tốt hơn để quản lý dân số. Ông Kim Joon Sik, Chủ tịch danh dự của tổ chức phi chính phủ Asian Friends có trụ sở tại Seoul, cho biết đa số những người nước ngoài không có giấy tờ ở đây là những người đã quá hạn thị thực. Điều này có nghĩa là Hàn Quốc có vị thế tốt hơn để quản lý họ.
Ông Kim cho rằng chính phủ nên tăng cường nỗ lực để xây dựng các chiến lược nhằm quản lý tốt hơn những người nước ngoài cư trú tại đây và "cộng sinh với họ nhiều hơn nữa". Ông nhấn mạnh kinh tế của đất nước ngày càng phụ thuộc vào họ và điều này có thể trở thành vấn đề chính trị trong tương lai gần.
Bà Harris tố ông Trump đã để lại mớ hỗn độn sau 4 năm làm tổng thống Trong cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên giữa hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ tối 10/9 (theo giờ địa phương), Phó Tổng thống Kamala Harris cho biết chính quyền đương kim Tổng thống Joe Biden đã phải 'dọn dẹp mớ hỗn độn của Donald Trump' sau 4 năm ông ở Nhà Trắng. Bà Harris cho rằng ông Trump đã để lại...