Chính sách chống nhập cư của EU đã phản tác dụng?
Cuộc chiến của Liên minh châu Âu (EU) nhắm vào buôn người chỉ đẩy nhanh chu kỳ của những hành trình tuyệt vọng, khiến chúng trở nên nguy hiểm hơn bao giờ hết. Trong khi đó lại làm giàu cho những kẻ đạp lên giấc mơ về một cuộc sống mới.
Hàng quan tài lấp đầy một nhà chứa máy bay ở đảo Lampedusa của Italy sau khi một chiếc thuyền di cư bị chìm vào tháng 10/2013
Danh sách những người tị nạn đã chết vì cố gắng vào châu Âu được công bố lần đầu tiên vào năm 1993 khi chi tiết về 62 người thiệt mạng được thông tin, hầu hết ở trung tâm châu Âu. Đến nay, con số này đã lên tới hàng chục ngàn và lượng người chết tiếp tục tăng lên.
Sau khi bức màn sắt ở châu Âu (một biên giới vật lý lẫn tư tưởng mang tính biểu tượng chia cắt châu Âu thành hai khu vực riêng rẽ) được dỡ năm 1989, châu Âu lo sợ hàng triệu người nhập cư. Do vậy họ đã có những chính sách tăng cường kiểm soát.
Trước tiên, các nước châu Âu đã kết hợp các chính sách thị thực, tạo ra những yêu cầu chung về thị thực đối với những công dân từ phía nam.
Video đang HOT
Thứ 2, EU đảm bảo rằng các hãng hàng không thực hiện những yêu cầu về thị thực bằng cách đưa ra các khoản phạt cứng rắn.
Thứ 3, châu Âu đã giới thiệu các công nghệ mới như nhận dạng sinh trắc học trong việc đối phó người nhập cư.
Kết quả là, việc di cư trái phép đã chuyển từ phương tiện giao thông thông thường (máy bay, phà) sang các thuyền buôn lậu và xe tải.
Vào cuối những năm 90, các chính phủ châu Âu đưa ra sáng kiến trấn áp buôn lậu người di cư, từ việc đẩy lùi những hoạt động bất hợp pháp cho tới tống giam những kẻ buôn lậu và phá hủy tàu thuyền.
Do hậu quả của những cuộc trấn áp, hoạt động buôn lậu người đã trở thành một thị trường riêng biệt. Mức độ tổ chức dịch vụ buôn người tuy khá thấp nhưng lại biến hóa phức tạp vì những kẻ thu lợi không muốn ở trên thuyền nữa do có nguy cơ bị bắt. Vì những con thuyền thường bị phá hủy khi tới nơi nên chất lượng của chúng cũng giảm xuống, càng dễ gây nguy hiểm cho những người di cư bằng thuyền.
Do lợi nhuận của việc buôn người khá cao nên hoạt động này cũng thu thút nhiều nhà cung cấp dịch vụ.
Có thể thấy các chính sách của châu Âu đã không mang lại kết quả mong muốn ban đầu khi có nhiều dịch vụ buôn người xuất hiện với giá cao hơn và rủi ro cũng cao hơn.
Các nước châu Âu cũng nói về các kênh di cư hợp pháp nhưng không thực hiện những điều họ đưa ra. Ví dụ rõ ràng nhất là cuộc khủng hoảng người tị nạn Syria. Một nửa trong số 18 triệu người Syria phải đi sơ tán, trong đó 5,6 triệu người phải tị nạn ở các nước láng giềng như Thổ Nhĩ Kỳ, Lebanon và Jordan. Châu Âu làm rất ít khi giúp một số nhỏ người định cư, mặc dù Đức đã nhận hơn nửa triệu người.
Hải Yến
Theo giaoducthoidai/The Guardian
Thổ Nhĩ Kỳ dọa mở cửa biên giới, để 3,6 triệu người tị nạn vào châu Âu
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cảnh cáo nếu các nước châu Âu xem chiến dịch phía bắc Syria là xâm lược, ông sẵn sàng mở cửa biên giới cho 3,6 triệu di dân và người tị nạn vào châu Âu.
"Liên minh Châu Âu hãy thức tỉnh đi. Nếu các người gọi chiến dịch của chúng tôi ở Syria là xâm lược, chúng tôi chỉ cần làm một việc đơn giản: mở cổng và gửi 3,6 triệu di dân qua chỗ các người", Tổng thống Recep Tayyip Erdogan cảnh cáo đến các nước châu Âu trong bài phát biểu trước các nghị sĩ đảng AK của mình.
Truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ cho biết ông Erdogan muốn tạo một vùng đệm sâu 30 km vào lãnh thổ Syria và trải dài 120 km từ Tal Abyad đến Ras al-Ain để chia cắt người Kurd ở nước láng giềng với lực lượng ly khai trong nước.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan. Ảnh: AFP.
Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Hulusi Akar nói mục tiêu của chiến dịch là "bảo đảm bảo an ninh biên giới và sự an toàn của nhân dân". Ông xem lực lượng người Kurd và tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đều là mối đe dọa.
Phát biểu ngày 10/10, ông Erdogan khẳng định hơn 109 "phiến quân" đã bị loại khỏi vòng chiến chỉ trong 2 ngày tiến hành chiến dịch Mùa xuân Hòa bình, theo Telegraph.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cũng cảnh báo tù nhân IS đang bị giam giữ bởi người Kurd sẽ tiếp tục được giữ lại các nhà giam hoặc gửi về những nước nào chịu nhận lại công dân vi phạm pháp luật.
Thông điệp "mở cổng" cho người tị nạn đã được ông Erdogan nhấn mạnh gần 1 tháng trước đó, kêu gọi châu Âu ủng hộ chiến dịch tạo "vùng an toàn" tại biên giới Thổ Nhĩ Kỳ và Syria. Ông nhấn mạnh Ankara không chấp nhận phải "một mình gánh vác trách nhiệm" với gần 3,6 triệu người tị nạn đang ở trong các trại tập trung ở nước này, theo Guardian.
Theo Zing.vn
Tướng Mỹ tố cáo Nga đang ngăn chặn NATO tập trận ở Biển Đen Tướng Mỹ Ben Hodges cựu chỉ huy lực lượng mặt đất của Mỹ ở châu Âu vừa lớn tiếng phàn nàn rằng Nga đang ngăn chặn các cuộc tập trận của NATO ở Biển Đen. Tướng Ben Hodges cựu chỉ huy lực lượng mặt đất của Mỹ ở châu Âu. Tướng Hodges đưa ra tuyên bố tương ứng khi trả lời phỏng vấn...