Chính sách cho người lao động dôi dư sẽ thế nào khi có Nghị định mới?!
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đang dự thảo Nghị định quy định chính sách đối với người lao động dôi dư khi chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại Cty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (TNHH MTV) do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Mục đích của dự thảo Nghị định nhằm sửa đổi những bất cập trong Nghị định số 63/2015/NĐ-CP ngày 22-7-2015 của Chính phủ quy định chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại Cty TNHH MTV do Nhà nước làm chủ sở hữu cho phù hợp với điều kiện thực tiễn và phù hợp với quy định mới của Bộ luật Lao động có hiệu lực từ đầu năm 2021 có một số thay đổi về: điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường theo lộ trình lên 62 tuổi với nam, 60 tuổi với nữ. Nội dung phương án sử dụng lao động; trách nhiệm xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động; thời hạn công khai phương án sử dụng lao động; quy định thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho rằng, cần thiết phải ban hành Nghị định mới quy định chính sách đối với người lao động dôi dư khi chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
Cùng với đó là chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21-5-2018 của Hội nghị lần thứ VII Ban Chấp hành Trung ương khóa XII và chủ trương sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước giai đoạn từ năm 2021 trở đi. Ngoài ra, Nghị quyết số 27-NQ/TW về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp có những thay đổi về chính sách tiền lương, trong đó sẽ bãi bỏ quy định về mức lương cơ sở trong thời gian tới.
Theo Nghị định 63, chính sách đối với người lao động dôi dư phát sinh một số bất cập như: không thống nhất trong cách xác định thời gian làm việc để áp dụng mức hỗ trợ và thời gian làm việc để tính khoản tiền hỗ trợ; chưa quy định cụ thể thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động dẫn đến một số doanh nghiệp chưa được phê duyệt phương án cổ phần hóa đã thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động nên không có nguồn kinh phí để chi trả chế độ cho người lao động…
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho rằng, cần thiết phải ban hành Nghị định mới quy định chính sách đối với người lao động dôi dư khi chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Việc xây dựng dự thảo Nghị định trên quan điểm giải quyết tốt quyền lợi cho người lao động, tạo điều kiện giúp người lao động ổn định cuộc sống sau khi thôi việc, mất việc; hỗ trợ tích cực cho việc sắp xếp hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh trong bối cảnh mới.
Dự thảo đề xuất sửa đổi, bổ sung một số nội dung sau: Sửa đổi tuổi nghỉ hưởng lương hưu từ 60 tuổi đối với nam, 55 tuổi đối với nữ lên 62 tuổi đối với nam, 60 tuổi đối với nữ theo lộ trình điều chỉnh tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động năm 2019 và Điều 4 Nghị định số 135/2020/NĐ-CP ngày 18-11-2020 của Chính phủ quy định về tuổi nghỉ hưu.
Sửa đổi cách tính tiền hỗ trợ thêm cho người lao động dôi dư từ hệ số so với mức lương cơ sở sang hệ số so với mức lương tối thiểu vùng bình quân: Đối với người lao động dôi dư được nghỉ hưu trước tuổi thì được hỗ trợ thêm 0,4 hoặc 0,2 tháng lương tối thiểu vùng bình quân cho mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội. Đối với người lao động dôi dư không đủ điều kiện hưởng chế độ nghỉ hưởng lương hưu trước tuổi trong doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại theo hình thức cổ phần hóa, bán, chuyển thành trách nhiệm hữu hạn hai thành viên, chuyển thành đơn vị sự nghiệp thì được hỗ trợ 0,05 tháng lương tối thiểu vùng bình quân cho mỗi năm làm việc tại doanh nghiệp. Đối với người lao động dôi dư không đủ điều kiện hưởng chế độ nghỉ hưởng lương hưu trước tuổi trong doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại theo hình thức giải thể phá sản thì được hỗ trợ 0,2 tháng tiền lương cho mỗi năm làm việc tại doanh nghiệp.
Video đang HOT
Việc thiết kế chính sách đối với người lao động dôi dư nêu trên phù hợp với tinh thần của Nghị quyết số 27-NQ/TW về bỏ mức lương cơ sở; thống nhất về mức và thời gian làm việc để tính khoản tiền hỗ trợ; phù hợp với thời gian làm việc tại doanh nghiệp sắp xếp lại từ năm 2022 trở đi (người lao động dôi dư tuyển dụng lần cuối cùng trước ngày 21-4-1998 có ít nhất 25 năm làm việc; trước ngày 26-4-2002 có ít nhất 20 năm làm việc); bảo đảm không có sự chênh lệch về cách tính chế độ giữa các thời kỳ.
Đối với người lao động dôi dư được tuyển dụng lần cuối cùng từ ngày 21-4-1998 hoặc từ ngày 26-4-2002 trở về sau: người lao động dôi dư thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động và được hưởng trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Bộ luật Lao động.
Chính sách đối với người đại diện phần vốn của doanh nghiệp được hưởng như người lao động dôi dư. Về thời gian và tiền lương làm căn cứ tính chế độ đối với người lao động dôi dư, dự thảo sửa đổi quy định về thời gian làm việc làm căn cứ để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm cho phù hợp với quy định của Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành. Sửa đổi cách tính thời gian làm việc tại doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại để tính khoản tiền hỗ trợ để đảm bảo tính thống nhất. Đồng thời, sửa đổi tiền lương làm căn cứ tính các khoản hỗ trợ cho người lao động dôi dư là mức lương tối thiểu vùng bình quân do Chính phủ công bố tại thời điểm người lao động nghỉ việc.
Quốc khánh 2/9/2021: Người lao động được nghỉ 4 ngày liên tục
Dịp Quốc khánh 2-9-2021 là năm đầu tiên chính thức áp dụng quy định mới tại Bộ luật Lao động 2019 với 2 ngày nghỉ.
Nếu tính cả 2 ngày nghỉ hằng tuần, người lao động sẽ được nghỉ tối đa 4 ngày trong dịp này.
Theo quy định mới tại Bộ luật Lao động 2019, từ năm 2021 người lao động chính thức có 2 ngày nghỉ vào dịp Quốc khánh (ngày 2/9 dương lịch và 1 ngày liền kề trước hoặc sau).
Trước đó, theo thông báo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, năm 2021 người lao động sẽ nghỉ Quốc khánh theo phương án nghỉ ngày liền kề sau ngày 2/9.
Do ngày Quốc khánh 2021 rơi vào thứ năm (2/9/2021), nên cán bộ công chức, viên chức, người lao động của các đơn vị hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị - xã hội sẽ được nghỉ 4 ngày, tức từ thứ năm ngày 2/9 đến chủ nhật ngày 5/9. Trong đó, 2 ngày nghỉ lễ dịp Quốc khánh và 2 ngày là ngày nghỉ hằng tuần.
Các cơ quan, tổ chức không thực hiện lịch nghỉ cố định 2 ngày thứ bảy, chủ nhật hằng tuần thì căn cứ vào chương trình, kế hoạch cụ thể của đơn vị để bố trí lịch nghỉ cho phù hợp.
Đối với người lao động làm việc tại các đơn vị doanh nghiệp khác, người sử dụng lao động quyết định cho người lao động nghỉ 2 ngày (ngày 2/9/2021 dương lịch và 1 ngày liền trước hoặc sau).
Cũng theo quy định tại Điều 112 về nghỉ lễ, Tết của Bộ luật Lao động 2019, người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong ngày Quốc khánh. Tuy nhiên, do tính chất công việc hay yêu cầu của người sử dụng lao động mà nhiều người vẫn đi làm thì sẽ tính là làm thêm giờ và hưởng lương làm thêm giờ.
Căn cứ Điều 98 về tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm của Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm.
Đi làm ngày Quốc khánh, người lao động được trả lương thế nào?
Thay vì nghỉ lễ Quốc khánh, nhiều người lại chọn đi làm vào những dịp này để có thêm thu nhập. Lương được trả cho người lao động dịp lễ này sẽ được tính theo lương làm thêm giờ. Cụ thể:
- Đi làm vào ban ngày của ngày lễ:
Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 98 BLLĐ năm 2019, người lao động làm việc vào ngày nghỉ lễ thì được hưởng ít nhất bằng 300% lương chưa kể tiền lương ngày lễ đối với người lao động hưởng lương ngày.
Do đó, nếu tính cả lương được trả cho ngày nghỉ lễ, người lao động đi làm vào ngày 02 và 03/9 sẽ được hưởng ít nhất 400% lương của ngày làm việc bình thường.
Còn đi làm vào ngày 04 và 05/9, người lao động chỉ được hưởng theo lương của ngày làm việc bình thường hoặc tính theo lương của ngày nghỉ hằng tuần.
- Đi làm vào ban đêm của ngày lễ: Theo khoản 3 Điều 98 BLLĐ năm 2019, trường hợp này, người lao động sẽ được hưởng thêm lương làm việc vào ban đêm và lương làm thêm giờ của công việc bình thường, đồng thời được hưởng thêm 20% tiền lương của công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc đó.
Vì vậy, nếu làm vào ban đêm của ngày 02 và 03/9, người lao động được hưởng tối thiểu 490% lương của ngày làm việc bình thường (nếu tính cả lương của ngày nghỉ).
Còn đi làm vào ngày 04 và 05/9, người lao động chỉ được tính theo lương làm ban đêm của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần.
Đi làm dịp Quốc khánh 2/9, có được nghỉ bù?
Về chế độ nghỉ bù của người lao động, Điều 111 BLLĐ năm 2019 chỉ quy định như sau:
"3. Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp."
Với quy định này, người lao động sẽ được nghỉ bù vào ngày làm việc của tuần kế tiếp nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày lễ, Tết.
Trước đây, ngoài trường hợp nghỉ bù do ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày lễ, người lao động cũng được nghỉ bù theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 45/2013/NĐ-CP:
"a) Sau mỗi đợt làm thêm tối đa 07 ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động nghỉ bù số thời gian đã không được nghỉ;
Tuy nhiên văn bản này đã hết hiệu lực và cũng không có quy định mới thay thế. Do đó, hiện nay, dù làm thêm liên tục nhiều ngày thì người lao động cũng chỉ được trả lương làm thêm giờ mà không được nghỉ bù."
Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe cho người lao động, nhiều doanh nghiệp vẫn sắp xếp ngày nghỉ bù cho những người lao động đi làm vào dịp lễ dài ngày. Pháp luật lao động cũng luôn khuyến khích doanh nghiệp thực hiện những chế độ có lợi hơn dành cho người lao động.
Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật: Người lao động phải bồi thường Bộ luật Lao động năm 2019 quy định, khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) trái luật thì người lao động (NLĐ) sẽ không được nhận trợ cấp thôi việc. Đồng thời, NLĐ phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo HĐLĐ và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo HĐLĐ trong...