Chính sách bảo hiểm tiền gửi có ý nghĩa thiết thực đối với hệ thống quỹ tín dụng nhân dân
Bắc Ninh là một trong những tỉnh, thành phố có nhiều chỉ tiêu kinh tế – xã hội dẫn đầu cả nước. Trong thành tựu chung đó không thể không nhắc đến vai trò quan trọng, tích cực của hoạt động tín dụng ngân hàng gắn với hệ thống quỹ tín dụng nhân dân (QTDND).
Ông Nguyễn Văn Chung, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Bắc Ninh cho biết, số lượng QTDND trên địa bàn tỉnh tuy không nhiều, nhưng tăng trưởng khá và kết quả này có sự đóng góp thiết thực của chính sách bảo hiểm tiền gửi (BHTG).
Sau hơn 20 năm tái lập tỉnh, hoạt động tín dụng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đã phát huy hiệu quả, trong đó các QTDND đã từng bước được nâng cao năng lực tài chính.
Hiện nay, toàn tỉnh có 26 QTDND hoạt động trên phạm vi 8 huyện, thị xã, thành phố, thu hút gần 21.000 thành viên, bình quân mỗi quỹ có hơn 800 thành viên.
Hầu hết các QTDND thực hiện nghiêm túc tỷ lệ an toàn trong hoạt động, quy mô tiếp tục tăng trưởng, nợ xấu thấp hơn giới hạn cho phép, chấp hành nghiêm túc việc điều hành lãi suất theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Hệ thống QTDND trên địa bàn tỉnh đang khẳng định vai trò, vị trí của loại hình kinh tế hợp tác trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, phục vụ trực tiếp công cuộc đổi mới, phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống nhân dân.
Không chỉ là địa chỉ đáng tin cậy cho nhân dân gửi tiền thuận lợi, thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, QTDND còn là kênh cung cấp nguồn vốn sản xuất, kinh doanh cho các hộ dân, góp phần đắc lực trong sự nghiệp phát triển kinh tế của địa phương.
Video đang HOT
Ông Chung, cho biết BHTG là chính sách có ý nghĩa thiết thực, tác động mạnh đến sự phát triển của hệ thống các tổ chức tín dụng, đặc biệt là QTDND ở Bắc Ninh.
Đã có một thời gian, nhắc đến QTDND không ít người e ngại vì những dư âm của sự đổ vỡ, người dân mất tiền gửi… Ngày nay, có BHTG nhiều người đã yên tâm mang những đồng tiền chắt chiu dành dụm đến QTDND để “trao gửi niềm tin”.
Nhờ đó, tăng trưởng huy động vốn của các QTDND thời gian qua luôn năm sau cao hơn năm trước, tạo ra nguồn vốn dồi dào cho các thành viên vay để phát triển sản xuất kinh doanh. Các QTDND ở Bắc Ninh đã có nhiều khởi sắc.
Tính đến hết tháng 6 năm 2018, tổng nguồn vốn của hệ thống QTDND đạt gần 3.000 tỷ đồng; tổng dư nợ cho vay gần 2.000 tỷ đồng, tăng 7,67% so với cuối năm 2017.
“Mặt khác, thời gian qua, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã chủ động, tích cực triển khai chính sách BHTG, đặc biệt là công tác giám sát, kiểm tra nhằm phát hiện kịp thời những yếu kém, sai phạm của các QTDND để cảnh báo với QTDND và kiến nghị Ngân hàng Nhà nước có giải pháp chấn chỉnh, xử lý, góp phần đảm bảo sự phát triển an toàn và bền vững của hệ thống QTDND. Nhiều sai sót trong công tác quản trị điều hành, kiểm soát nội bộ, huy động vốn, cho vay, hạch toán, thu chi tiền mặt, việc quản lý giấy tờ, hồ sơ, sổ sách… hay sai sót về tính, nộp phí BHTG đã được chỉ ra và nhanh chóng được xử lý”, ông Chung nhấn mạnh.
Bên cạnh thực hiện nghiêm túc việc niêm yết Chứng nhận tham gia BHTG, các QTDND cũng cần nắm chắc, hiểu rõ chính sách BHTG để khi giao dịch có thể tuyên truyền, giải thích cho khách hàng. Tuyên truyền chính sách BHTG là tuyên truyền cho chính các QTDND. Gần dân và sát dân, QTDND là nơi “chuyển tiếp” chính sách tới người gửi tiền nhanh và trực tiếp nhất.
Chính sách BHTG đã và đang được hoàn thiện, từ Nghị định và đến nay là Luật BHTG và các văn bản dưới luật, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đối với người gửi tiền và các tổ chức tín dụng, hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên, bất cứ chính sách nào khi đi vào cuộc sống cũng phát sinh những vấn đề cần tiếp tục hoàn thiện và BHTG không phải ngoại lệ.
“Mong rằng các cơ quan chức năng sớm xem xét sửa đổi Luật BHTG, quy định cởi mở hơn để BHTG thực sự hỗ trợ cho sự phát triển bền vững của QTDND, nhất là giúp QTDND gặp khó khăn vươn lên như: cho vay đặc biệt, xử lý QTDND yếu kém…Về lâu dài, cần nghiên cứu áp dụng tính phí BHTG phân biệt, theo đó quỹ nào rủi ro cao thì phải nộp phí BHTG cao và ngược lại”, ông Nguyễn Văn Chung chia sẻ.
Song Hương
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
BIDV sắp lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV, HoSE: BID) vừa thông báo chốt danh sách cổ đông vào ngày 8/10/2018 để lấy ý kiến bằng văn bản các vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ.
Ảnh minh họa.
Tiếp theo đó, từ ngày 15-30/10/2018, BIDV sẽ thực hiện lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản. Thời gian lấy ý kiến có thể được Ủy viên phụ trách HĐQT điều chỉnh trong trường hợp cần thiết.
Trong năm 2017, BIDV cũng đã có tới hai lần chốt quyền cổ đông lấy ý kiến vào 20/11 và lùi lại sau đó vào 4/12. Tuy nhiên, từ đó đến nay vẫn chưa triển khai.
Hiện ngân hàng chưa tiết lộ bất cứ nội dung nào liên quan đến các đợt lấy ý kiến này. Theo quy định, chậm nhất 10 ngày trước thời hạn phải gửi lại phiếu lấy ý kiến, công ty đại chúng phải công bố trên trang thông tin điện tử của mình.
Quý II/2018, BIDV ghi nhận mức tăng lợi nhuận trước thuế ấn tượng, lên đến 80%, đạt 2.551 tỷ đồng; nâng tổng lợi nhuận 6 tháng đầu năm lên 5.036 tỷ đồng, tăng 36%.
Mức tăng ấn tượng về lợi nhuận của BIDV chủ yếu đến từ mảng kinh doanh cốt lõi tín dụng - đầu tư. 6 tháng đầu năm 2018, mảng này đem về cho BIDV tới 17.486 tỷ đồng thu nhập lãi thuần, tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong khi đó, mảng dịch vụ đem về 1.721 tỷ đồng lãi thuần, tăng 22%. Mảng ngoại hối đem về 436 tỷ đồng lãi thuần, tăng 44%. Mảng mua bán chứng khoán kinh doanh đem về 685 tỷ đồng lãi thuần, tăng gấp 4 lần. Các hoạt động khác (chủ yếu là hoàn nhập dự phòng) đem về 1.595 tỷ đồng, tăng 70%.
Riêng mảng mua bán chứng khoán đầu tư ghi nhận lỗ nhẹ 20,8 tỷ đồng, tăng so với mức lỗ 16,6 tỷ đồng nửa đầu năm 2017.
Kết thúc 6 tháng đầu năm 2018, BIDV ghi nhận lợi nhuận thuần 15.043 tỷ đồng, gấp rưỡi cùng kỳ năm ngoái. Do tăng tỷ lệ trích lập dự phòng trên lợi nhuận thuần từ 63% lên 67% nên lợi nhuận trước thuế của BIDV tăng với tốc độ thấp hơn (36%), lên 5.036 tỷ đồng.
Tính đến hết ngày 30/6/2018, tổng tài sản của BIDV đạt 1.268.548 tỷ đồng, tăng 5,5% so với hồi đầu năm. Dư nợ tín dụng đạt 929.167 tỷ đồng, tăng 7,2%. Tỷ lệ nợ xấu nội bảng ở mức 1,49%.
Anh Phan
Theo vietnamfinance.vn
Đề xuất về chế độ tài chính đối với AMC Bộ Tài chính đang dự thảo Thông tư hướng dẫn chế độ tài chính đối với Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc ngân hàng thương mại (AMC). Ảnh minh họa Về sử dụng vốn, tài sản, dự thảo nêu rõ: AMC có trách nhiệm quản lý, sử dụng, theo dõi toàn bộ tài sản và vốn hiện...