Chính quyền xã thờ ơ khi hàng nghìn mét vuông ớt chết nghi bị phun thuốc diệt cỏ
Đơn kêu cứu của gia đình ông Nguyễn Văn Thành (55 tuổi) và bà Phạm Thị Thơm, thôn 4, xã Yên Phong, huyện Yên Định ( Thanh Hóa) về việc 2.000m2 ớt xuất khẩu đến kỳ thu hoạch bỗng chết cháy nghi là bị kẻ xấu phá hoại bằng cách phun thuốc diệt cỏ.
Hàng nghìn m2 ớt của gia đình ông Thành nghi bị kẻ xấu phá hoại. (Ảnh: HT)
Theo đơn phản ánh, chiều 7.2, bà Phạm Thị Thơm (vợ ông Thành) ra đồng thì phát hiện 2.000 m2 ớt xuất khẩu của gia đình mình bỗng dưng bị héo, chết. Ngay lập tức, gia đình đã nhanh chóng báo cáo với tổ bảo nông, cũng như ông Nguyễn Công Quang – Giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp xã Yên Phong nhưng đều nhận được câu trả lời “cái này vượt thẩm quyền giải quyết nên chúng tôi sẽ chuyển cho cơ quan công an”.
20 ngày sau khi trình báo, nhưng các cơ quan chức năng vẫn bặt vô âm tín. Ông Nguyễn Văn Thành lại lên HTX một lần nữa và được trả lời là đã chuyển đơn sang cơ quan công an. Tuy nhiên, ông Thành sang bên công an thì cơ quan này cho hay, vẫn chưa nhận được báo cáo của HTX (?!).
Video đang HOT
Ông Thành buồn rầu, nói: “HTX bảo diện tích ớt của gia đình tôi bị chết là do chính gia đình phun nhầm thuốc. Thực sự không có chuyện đó, bởi trước đó ngày 5.2, vợ tôi đi thu hoạch ớt chín thì cây ớt vẫn phát triển tốt. Hôm sau, gia đình lại có đám tang của ông anh họ nên không ai ra đồng.
Đến ngày 7.2, gia đình phát hiện cả 2.000m2 ớt bỗng nhiên chết mà không rõ nguyên nhân. Đây không phải là vụ đầu tiên chúng tôi làm ớt nên không thể có chuyện phun nhầm như họ nói được. Gia đình tôi nghi ngờ đã bị kẻ xấu nào đó phun thuốc phá hoại”.
Ông Thành chua xót nhổ bỏ những diện tích ớt bị kẻ xấu phá hoại. (Ảnh: HT)
Theo ông Thành, diện tích ớt này mới thu hoạch chưa hết lứa đầu tiên thì bị kẻ xấu phá hoại. Năm ngoái, với diện tích này gia đình ông thu về khoảng 100 triệu đồng.
“Đã hơn 1 tháng trôi qua nhưng sự việc vẫn đi vào im lặng. Thực sự gia đình rất hoang mang, lo lắng. Vợ chồng tôi không thù oán với ai, các con đều đi làm ăn xa nên để khoanh vùng đối tượng là rất khó. Chỉ mong cơ quan chức năng điều tra, làm rõ để người nông dân chúng tôi yên tâm sản xuất…”, ông Thành nói.
Trưa 9.3, trao đổi với Lao Động, ông Trình Hoàng Hanh – Chủ tịch UBND xã Yên Phong nói: “Tôi cũng có nghe bên HTX dịch vụ nông nghiệp báo cáo là gia đình phun thuốc nhầm”.
Ông Hanh hứa: “Chiều nay tôi sẽ cho gọi gia đình ông Thành lên làm việc và yêu cầu cơ quan công an điều tra, làm rõ”, .
Được biết, trước đó tại Thanh Hóa cũng đã có 2 vụ tài sản của người nông dân bị kẻ xấu phá hoại bằng cách phun thuốc diệt cỏ.
HOÀI THU
Theo Laodong
Vụ gần 6.000 con lợn chết đuối: Quyết tâm xử lý hết trong đêm nay
"Mặc dù nước chưa rút hết, nhưng huyện và các ngành chức năng chỉ đạo phải quyết tâm xử lý xong số lợn đã chết do mưa lũ trong đêm nay", ông Lưu Vũ Lâm - Chủ tịch UBND huyện Yên Định (Thanh Hóa) khẳng định khi trao đổi với phóng viên Dân Việt vào chiều nay (14.10).
Như Dân Việt đã đưa tin, trong trận lũ xảy ra từ ngày 10.10, hàng nghìn con lợn ở trại chăn nuôi của Công ty Thái Dương liên kết với Trại 5-Tổng cục 8, Bộ Công an (đóng tại thị trấn Thống Nhất, huyện Yên Định) đã bị chết chìm trong nước.
Đến nay, dù đã nhiều ngày trôi qua, nhưng nước lũ chưa rút hết, khiến trang trại chăn nuôi lợn của Công ty Thái Dương vẫn bị ngập sâu. Công tác thu gom, tiêu hủy hàng nghìn con lợn chết trong lũ ở trang trại này đang gặp nhiều khó khăn.
Ông Lê Văn Bình - Chi Cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường (TNMT) tỉnh Thanh Hóa, cho biết, hiện nay Sở TNMT Thanh Hóa đã cử cán bộ chuyên môn trực tiếp xuống địa bàn để hướng dẫn địa phương xử lý hơn 5.000 con lợn bị chết do lũ, hiện vẫn đang nằm trong chuồng tại trang trại chăn nuôi lợn của Công ty Thái Dương.
Trong đêm nay, lực lượng tiêu hủy quyết tâm xử lý xong hàng nghìn con lợn chết trong trại chăn nuôi do nước lũ. Ảnh IT
Tuy nhiên, do nước tại khu vực chuồng trại còn ngập sâu khiến việc vận chuyển gặp nhiều khó khăn. Theo chỉ đạo của Sở TNMT, khi xử lý đàn lợn chết, phải tìm vị trí chôn lấp cách xa dân và xa nguồn nước mặt, nước ngầm khu dân cư, tránh xảy ra nguy cơ ô nhiễm môi trường sau này. Quy trình xử lý được đưa ra là chia nhỏ số lợn để chôn lấp đúng theo quy chuẩn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Trước đó, ngày 13.10, tại buổi làm việc với Trại giam số 5 và các ngành chức năng, ông Nguyễn Đình Xứng - Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo, trong ngày 14.10 phải xử lý xong số lợn chết, đảm bảo vấn đề môi trường.
Chiều nay (14.10), trao đổi với Dân Viêt, ông Lưu Vũ Lâm - Chủ tịch UBND huyện Yên Định, cho biết, hiện tại công tác xử lý đàn lợn đang được tiến hành.
"Mặc dù nước trong khu vực chuồng trại đang cao, nhưng lực lượng tiêu hủy đàn lợn vẫn phải dùng bao tải ni-lon đưa từng con lợn chết vào rồi buộc kín, sau đó, dùng thuyền, bè mảng chở vào bờ, bốc lên ô tô đưa đến khu vực đã được chọn để tiêu hủy đúng quy trình. Tính đến giữa buổi chiều nay, lực lượng tiêu hủy mới tiến hành xử lý được vài trăm con lợn. Từ nay cho đến sáng mai, lực lượng tiêu hủy sẽ quyết tâm xử lý cho xong đàn lợn chết. Điều lo lắng hơn cả là cơn bão số 11 được dự báo có thể sẽ đổ bộ vào đất liền, mà tâm bão lại ở Thanh Hóa, nên công tác tiêu hủy đàn lợn phải thật khẩn trương", ông Lâm nói.
Được biết, để xử lý vấn đề môi trường ở trang trại lợn nêu trên, Sở TNMT Thanh Hóa đã cung cấp hóa chất tiêu độc, khử trùng cho huyện Yên Định xử lý.
Theo Danviet
Xem xét kỷ luật chủ tịch xã phê xấu lý lịch nam sinh tại Thanh Hóa Đó là khẳng định của ông Lưu Vũ Lâm - Chủ tịch UBND huyện Yên Định (Thanh Hóa) liên quan đến việc Chủ tịch xã Yên Thịnh (Yên Định) phê xấu lý lịch nam sinh. Liên quan tới việc nam sinh Đỗ Văn Hà (xã Yên Thịnh, huyện Yên Định, Thanh Hóa) bị Chủ tịch UBND xã Yên Thịnh phê xấu lý lịch,...