Chính quyền ông Biden khẳng định bảo vệ Senkaku theo hiệp ước Mỹ-Nhật
Quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) nằm trong phạm vi bảo vệ của Hiệp ước An ninh Mỹ-Nhật, tờ Nikkei Asian Review dẫn lời Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ ngày 21/1 cho biết.
Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan tái khẳng định mong muốn thúc đẩy hợp tác Mỹ- Nhật Bản hướng đến một “Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương tự do và mở”. Ảnh: Reuters
Trong cuộc điện đàm chính thức đầu tiên kéo dài 30 phút giữa quan chức cấp cao hai nước sau khi ông Joe Biden nhậm chức, Giám đốc Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ (NSC) Jake Sullivan và đồng cấp người Nhật Bản Shigeru Kitamura tái khẳng định tầm quan trọng của liên minh Mỹ-Nhật.
Tại cuộc điện đàm do Tokyo chủ động đề xướng này, ông Sullivan khẳng định Mỹ phản đối bất kỳ hành động đơn phương làm làm phương hại đến quyền quản lý trên thực tế của Nhật Bản đối với Senkaku/Điếu Ngư, cam kết thực hiện nghĩa vụ bảo vệ theo quy định của Hiệp ước an ninh Mỹ-Nhật.
Hai bên khẳng định sẽ phối hợp cùng nhau để hướng đến một “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và mở”, đồng thời đẩy mạnh hợp tác chặt chẽ với các nước cùng chí hướng thông qua các cơ chế như Nhóm an ninh Bộ tứ có sự tham gia của Ấn Độ, Australia cùng với Mỹ và Nhật Bản.
Đại diện hai nước đồng ý hợp tác xử lý các thách thức toàn cầu như an ninh kinh tế và đại dịch COVID-19; trao đổi quan điểm về các vấn đề khu vực, trong đó có Trung Quốc, Triều Tiên cũng như vấn đề bắt cóc con tin người Nhật Bản.
Năm 2014, Mỹ lần đầu tiên xác nhận đặt Senkaku/Điếu Ngư vào diện nghĩa vụ bảo vệ theo Hiệp ước an ninh Mỹ-Nhật ký năm 1960, khi Tổng thống Barack Obama lúc đó thăm chính thức Nhật Bản. Quan điểm này một lần nữa được Washington nhắc lại tại cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Donald Trump khi đó và Thủ tướng Shinzo Abe tháng 2/2017. Cuộc điện đàm mới nhất là một phần trong nỗ lực của Tokyo nhằm tìm kiếm tiếp nối chính sách của Mỹ với Senkaku/Điếu Ngư.
Video đang HOT
Trước đó, trong cuộc điện đàm với Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga hôm 12/11/2020, ông Biden trên cương vị người chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020 đã khẳng định cam kết sâu sắc của Mỹ đối với điều 5 của Hiệp ước An ninh Mỹ-Nhật, coi Senkaku/Điếu Ngư nằm trong diện bảo vệ của thỏa thuận song phương này.
Phía Trung Quốc ngay lập tức phản đối phát biểu của ông Biden. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân nói rằng, Điếu Ngư/Senkaku là phần lãnh thổ không thể tách rời của Trung Quốc.
Senkaku/Điếu Ngư là quần đảo đang có tranh chấp giữa Nhật Bản với Trung Quốc. Ảnh: Reuters
Điều 5 của Hiệp ước An ninh Mỹ-Nhật ghi rõ: “Mỗi bên ghi nhận rằng một cuộc tấn công vũ trang chống lại bất cứ bên nào trong khu vực lãnh thổ thuộc quyền quản lý của Nhật Bản sẽ là mối nguy đối với hòa bình và an toàn của chính mình, và tuyên bố sẽ hành động để đối phó với mối nguy chung phù hợp với các điều khoản và tiến trình hiến pháp nước mình”.
Ứng với Senkaku/Điếu Ngư, điều này có nghĩa bất kỳ một hành động tấn công bên ngoài nào nhằm vào quần đảo này đồng nghĩa với một cuộc tấn công vào lãnh thổ Mỹ.
Tokyo đang theo dõi sát cách tiếp cận tổng thể của chính quyền Tổng thống Joe Biden trong quan hệ với Trung Quốc. Một số quan chức Nhật Bản kỳ vọng Mỹ không có nhiều thay đổi trong quan điểm cứng rắn trước Trung Quốc. Nhật Bản mong đợi nước Mỹ dưới thời ông Biden tiếp tục theo đuổi và ủng hộ khái niệm “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và mở” vốn được cả Tokyo và Washington thúc đẩy trong 4 năm cầm quyền của ông Donald Trump.
Một điểm then chốt khác mà Tokyo muốn thúc đẩy hợp tác là chống biến đổi khí hậu, trong bối cảnh ông Joe Biden coi đây là ưu tiên cao hơn so với với chính quyền tiền nhiệm. Tokyo đang kêu gọi tổ chức các cuộc đàm phán cấp cao và cấp nội các với Washington về lĩnh vực này.
Trong điện chúc mừng gửi tới ông Joe Biden lên nhậm chức, Thủ tướng Yoshihide Suga đưa chống biến đổi khí hậu vào danh mục các vấn đề Nhật Bản có thể hợp tác với Mỹ. Hai nhà lãnh đạo hướng đến mục tiêu đưa cắt giảm hoàn toàn khí thải gây hiệu ứng nhà kính ở mỗi nước vào năm 2050.
Nhật Bản hướng đến hợp tác kĩ thuật với Mỹ trong các lĩnh vực như tái chế carbon, tái sử dụng carbon dioxit trong nhiên liệu hóa thạch và phát triển các lò phản ứng hạt nhân nhỏ. Tham dự vào các vòng đàm phán này, phía Nhật Bản dự kiến cử Bộ trưởng Môi trường Shinjiro Koizumi, Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Hiroshi Kajiyama. Phía Mỹ có thể cử đặc phái viên về môi trường – cựu Ngoại trưởng John Kerry và Bộ trưởng Bộ Năng lượng đề cử Jennifer Granholm.
Trung Quốc thông qua luật cho phép hải cảnh bắn tàu nước ngoài
Trung Quốc thông qua luật cho phép hải cảnh dùng vũ lực, động thái có thể khiến các vùng biển khu vực "hỗn loạn hơn".
Trung Quốc đang tranh chấp chủ quyền biển với Nhật Bản ở Biển Hoa Đông và một số quốc gia Đông Nam Á tại Biển Đông. Trung Quốc nhiều lần điều tàu hải cảnh đến xua đuổi tàu cá của các quốc gia khác và một số lần đâm chìm tàu cá nước ngoài.
Ủy ban Thường vụ Đại hội Nhân dân Toàn quốc, cơ quan lập pháp hàng đầu của Trung Quốc, ngày 22/1 thông qua Luật Hải cảnh, truyền thông nước này đưa tin.
Theo dự thảo được công bố trước đó, lực lượng hải cảnh Trung Quốc được phép sử dụng "mọi phương tiện cần thiết" để ngăn ngừa hoặc ngăn chặn các mối đe dọa từ tàu nước ngoài. Luật Hải cảnh Trung Quốc nêu các trường hợp lực lượng này sử dụng những loại vũ khí khác nhau gồm vũ khí cầm tay, phóng từ tàu hoặc từ trên không.
Luật Hải cảnh Trung Quốc cho phép thành viên lực lượng được phá công trình nước khác xây dựng trên các thực thể và kiểm tra các tàu nước ngoài trong vùng biển mà Trung Quốc nêu yêu sách chủ quyền. Đạo luật này cũng trao cho hải cảnh Trung Quốc quyền thiết lập các vùng cấm di chuyển "khi cần" để ngăn các tàu thuyền và người đi vào.
Một tàu hải cảnh Trung Quốc hoạt động gần nhóm đảo Sekaku/Điếu Ngư tranh chấp với Nhật Bản. Ảnh: JCG .
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Xuân Oánh ngày 22/1 nói luật này phù hợp với thông lệ quốc tế, bất chấp nhiều bên lo ngại. Điều đầu tiên trong Luật Hải cảnh giải thích đạo luật cần để "bảo vệ chủ quyền, an ninh và các quyền hàng hải của Trung Quốc".
Luật Hải cảnh được thông qua sau khi Trung Quốc hợp nhất một số cơ quan thực thi pháp luật dân sự trên biển để lập Cục Hải cảnh năm 2013. Cục Hải cảnh Trung Quốc chuyển về dưới quyền lực lượng Vũ cảnh trực thuộc Quân ủy Trung ương Trung Quốc vào tháng 7/2018.
Việt Nam hồi tháng 11/2020 tuyên bố các quốc gia "cần đối xử công bằng, nhân đạo với ngư dân" khi bình luận về thông tin Trung Quốc ra dự thảo cho phép hải cảnh dùng vũ lực với tàu cá nước ngoài.
Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Dương Hoài Nam cho biết Việt Nam "muốn chuyển thông điệp" tới các quốc gia trong khu vực, bao gồm Trung Quốc và ASEAN, "về tìm cách bảo hộ quyền và lợi ích chính đáng của ngư dân Việt Nam và các nước đánh cá trong vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia mình"
Ông Dương Hoài Nam khẳng định Việt Nam "có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa", "luôn ủng hộ giải quyết các tranh chấp thông qua thương lượng hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982"
Mỹ, Nhật Bản khẳng định tầm quan trọng của quan hệ đồng minh Sau lễ nhậm chức của Tổng thống Mỹ Joe Biden, ngày 21/1, Cố vấn An ninh Quốc gia Nhật Bản Shigeru Kitamura đã có cuộc điện đàm với ông Jake Sullivan, người phụ trách vấn đề an ninh của chính quyền mới ở Mỹ, khẳng định tầm quan trọng của quan hệ đồng minh. Cố vấn An ninh quốc gia Nhật Bản Shigeru...