Chính quyền Mỹ lo ngại Elon Musk cho mở lại tài khoản Twitter của Donald Trump
Các quan chức chính quyền Mỹ cũng như các cộng sự thân cận nhất của Tổng thống Joe Biden và ông Barack Obama lo ngại rằng việc Elon Musk mua Twitter sẽ cho phép ông Donald Trump quay trở lại mạng xã hội này.
Chính quyền ông Joe Biden đã theo dõi chặt chẽ việc mua lại Twitter của Elon Musk – một người cho biết sẽ biến Twitter trở thành nền tảng phục vụ tự do ngôn luận – vì lo ngại rằng việc Musk tiếp quản công ty sẽ dẫn đến nhiều thông tin sai lệch trên mạng xã hội trước cuộc bầu cử quốc hội giữa nhiệm kỳ, cũng như cuộc bầu cử tổng thống năm 2024.
Ông Donald Trump cho biết sẽ không quay trở lại Twitter.
Tuy nhiên, theo Fox News, Donald Tump đã tuyên bố rằng ông sẽ không trở lại Twitter mà sẽ sử dụng mạng xã hội Truth Social của riêng mình. Ông Donald Trump mô tả Truth Social là một mạng xã hội “không kiểm duyệt” như là giải pháp thay thế cho Facebook, Twitter và YouTube – các mạng xã hội đã cấm ông hoạt động sau vụ việc xảy ra tại tòa nhà Quốc hội Mỹ ngày 6/1/2021. Trước khi bị Twitter cấm, ông Trump có khoảng 89 triệu người theo dõi và liên tục sử dụng nền tảng này.
Quay trở lại với thương vụ Elon Musk mua Twitter với giá 44 tỷ USD mới đây, ông Musk hy vọng rằng ngay cả những người phê bình nhiệt tình nhất về ông cũng sẽ ở lại Twitter, bởi Twitter là nền tảng cho quyền tự do ngôn luận.
Ông Musk cho rằng Twitter nên mở mã nguồn thuật toán để tăng tính minh bạch trong các quyết định về nội dung. Đây sẽ là chuyển biến lớn với cách hoạt động của Twitter. Ông Musk cũng thừa nhận kể cả nếu ông mua được Twitter, công ty vẫn sẽ có sai sót. “Tôi cho rằng mọi người sẽ vẫn đổ lỗi cho tôi vì mọi thứ. Nếu tôi mua Twitter và có gì đó không đúng, đó 100% là lỗi của tôi”, ông nói./.
Mỹ đang tìm cách làm 'tan băng'quan hệ với WTO
Ngày 14/10, Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai đã thể hiện sự thay đổi về lập trường của Washington về quy trình giải quyết tranh chấp của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai. Ảnh: AFP/TTXVN
Bà Tai nhấn mạnh: "Tất cả chúng ta đều nhận thức được tầm quan trọng của WTO và chúng ta đều muốn tổ chức này thành công". Tuy nhiên, bà cho rằng WTO cần phải "linh hoạt". Theo bà Tai, Mỹ đang tìm cách làm "tan băng" quan hệ với tổ chức thương mại toàn cầu này và cải thiện Cơ quan giải quyết tranh chấp (DBS) của WTO.
Bà cho rằng việc cải cách WTO có thể thành công nếu WTO linh hoạt hơn, thay đổi cách tiếp cận vấn đề chung, nâng cao tính minh bạch và bao trùm, cũng như khôi phục các cuộc thảo luận quan trọng của tổ chức. Ban Phúc thẩm gồm 7 thành viên của WTO có thể giữ nguyên, sửa đổi hoặc đảo ngược những kết luận ban đầu của cơ quan giải quyết tranh chấp.
Trước đó, Mỹ đã sử dụng quyền phủ quyết để bác bỏ hàng loạt việc bổ nhiệm thẩm phán mới cho Ban Phúc thẩm của DBS, khiến cơ quan vốn được xem là tòa án cấp cao nhất giải quyết các tranh chấp thương mại toàn cầu này không còn đủ thẩm phán để hoạt động và bị tê liệt.
Theo quy định, các vụ tranh chấp cần được tối thiểu 3 thẩm phán xem xét, song họ phải rời đi do hết nhiệm kỳ. Chính quyền Mỹ dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump đã cáo buộc WTO vượt quá quyền hạn của mình với các phán quyết được coi là vi phạm chủ quyền quốc gia. Bà Tai cũng lưu ý rằng các điều khoản giải quyết tranh chấp đã khiến các vụ kiện bị kéo dài, tốn kém và gây nhiều tranh cãi.
Thủ tướng Australia cảnh báo Trung Quốc về 'lằn ranh đỏ' Thủ tướng Australia Scott Morrison tuyên bố rằng nếu Trung Quốc xây căn cứ quân sự tại quần đảo Solomon thì đó sẽ là một bước đi sai lầm. Thủ tướng Australia Scott Morrison. Ảnh: AP Nhà lãnh đạo Australia ngày 24/4 khẳng định việc Trung Quốc xây dựng một căn cứ quân sự ở Solomon chính là một "lằn ranh đỏ" không...