Chính quyền mới Ukraine lên kế hoạch “quyến rũ” Trung Quốc
Đại sứ Ukraine tại Trung Quốc hôm thứ Sáu (6/6) cam kết sẽ làm sâu sắc thêm mối quan hệ với Bắc Kinh khi chính phủ mới tại Kiev vừa mới được thiết lập.
“Chính phủ Ukraine đã có những lời hứa rõ ràng, sẽ tuân thủ các văn bản có chữ ký của mỗi bên và thực hiện các dự án hợp tác hiện có, với hy vọng thúc đẩy hợp tác lẫn nhau lên một mức độ cao hơn”, Oleg Dyomin, Đại sứ Ukraine ở Trung Quốc cho biết trong một bài báo của tờ Tân Hoa Xã.
Tân Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko trong lễ nhậm chức của mình hôm 7/6/2014.
Theo bài báo này, ông Dyomin cũng lưu ý rằng hai bên đang tăng cường hợp tác sâu sắc về một số vấn đề trong vài năm qua, trong đó có một thỏa thuận vào năm ngoái sẽ cùng tăng cường quan hệ chiến lược. Ông đại sứ cũng cho biết, Kiev và Bắc Kinh mối quan hệ kinh tế khá tiềm năng khi Ukraine đang thèm muốn công nghệ hiện đại của Trung Quốc còn Bắc Kinh rất quan tâm đến các sản phẩm nông nghiệp của Ukraine.
Tạp chí Đối ngoại (The Diplomat) nhận định, bằng cách này, ông Dyomin muốn nói rằng chính phủ Ukraine mới hy vọng sẽ đóng một vai trò chủ động trong “con đường tơ lụa” kinh tế mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình xây dựng.
Ngày 25/5, Ukraine đã bầu ra một tổng thống mới, ông Petro Poroshenko. Ông Tập Cận Bình đã gọi điện cho ông Poroshenko để chúc mừng, nhưng phải đến ngày 4/6 cuộc gọi mới được thực hiện, theo Tân Hoa Xã đưa tin. Tin tức của Tân Hoa Xã không nêu lý do tại sao Chủ tịch Tập lại cần đến 10 ngày để gửi lời chúc mừng tân Tổng thống Ukraine.
Video đang HOT
The Diplomat cho rằng, lý do có thể là vì Bắc Kinh muốn trao đổi với Nga về vấn đề này, mặc dù trước đó, Moscow đã lập tức cam kết sẽ làm việc với ông Poroshenko ngay sau cuộc bầu cử kết thúc.
Ngày 6/6, Tân Hoa Xã tiếp tục đưa tin cho biết Chủ tịch Tập sẽ gửi “một phái viên đặc biệt” đến Ukraine tham dự lễ nhậm chức của ông Poroshenko, là Bộ trưởng Bộ Văn hóa Trung Quốc Thái Vũ. Ông Thái có kinh nghiệm trong nhiều vấn đề quốc tế, từng phục vụ ở các vị trí cấp cao trong Bộ Ngoại giao Trung Quốc và là đặc phái viên của Chủ tịch Tập ở nước ngoài trước đây, bao gồm cả năm ngoái khi ông gặp Tổng thống Iran Hassan Rouhani ngay sau cuộc bầu cử.
Trước khi xảy ra sự kiện lật đổ chính phủ của ông Viktor Yanukovych hồi tháng Hai, Trung Quốc và Ukraine đã tăng cường mối quan hệ đáng kể trong một vài năm qua. Điển hình, trong chuyến thăm nhà nước gần đây nhất, Tổng thống Yanukovych và Chủ tịch Tập đã ký “hiệp ước hợp tác hữu nghị”, dự định sẽ thành lập quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước.
Hiện Trung Quốc đang để ý đến Ukraine như là một nguồn cung công nghệ quân sự quan trọng. Thực tế đã chứng minh thông qua việc Trung Quốc mua lại nền tảng tàu sân bay Liêu Ninh từ một tàu sân bay Ukaine cũ và được tân trang lại.
The Diplomat phân tích cho rằng, Trung Quốc đang phải tỏ ra khá thận trọng trong mối quan hệ vừa chớm nở của mình với Ukraine, cũng như mối quan hệ thân thiết đang ngày càng phát triển với Nga. Trong các động thái biểu hiện quan điểm, Trung Quốc thường hạ vai trò của mình xuống mức thấp hơn các nước khác trong cuộc khủng hoảng Ukraine, vấn đề Crimea hồi đầu năm. Cuối cùng, Trung Quốc chỉ đưa ra lời kêu gọi đối thoại chính trị để giải quyết các vấn đề còn tồn tại một cách hòa bình và khôi phục sự ổn định.
Sự tăng cường ảnh hưởng của Trung Quốc đối với Ukraine đang ngày càng trở thành hiện thực. Tại các sự kiện được tổ chức ở Pháp nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày D-Day và cuộc đổ bộ Normandy, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã hội đàm song phương với cả Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng thống Ukraine Poroshenko.
Để tìm một giải pháp để giữ gìn quan hệ và liên kết sâu với các tổ chức ở Đông Âu, việc Trung Quốc tăng cường nỗ lực quan hệ với Ukraine là điều có thể hiểu được.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ Tạp chí The Diplomat, chuyên về chính trị, văn hóa và xã hội tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. The Diplomat bắt đầu ra mắt từ năm 2002 và cho đến nay đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà bình luận, nhà hoạch định chính sách và các học giả chuyên sâu về các vấn đề trong khu vực này.
Theo Infonet
Quân đội Ukraine mất liên tiếp 3 căn cứ quân sự
Trước sự tấn công ồ ạt của quân nổi dậy, lính Ukraine hết đạn và buộc phải từ bỏ vị trí.
Ngày 4/6, các chiến binh nổi dậy thân Nga ở miền đông Ukraine đã đẩy lui quân chính phủ tại 3 căn cứ quân sự và giáng một đòn mạnh vào lực lượng vũ trang nước này sau khi tổng thống mới đắc cử của Ukraine tuyên bố sẽ quét sạch quân nổi dậy miền đông.
Trước đó, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã bác bỏ đề nghị của chính quyền lâm thời áp dụng luật giới nghiêm tại khu vực bất ổn ở miền đông Ukraine. Thay vào đó, ông này muốn giải quyết cuộc khủng hoảng hiện nay bằng cách ân xá cho các chiến binh nổi dậy và hứa sẽ sớm tổ chức bầu cử tại khu vực.
Quân nổi dậy thân Nga canh gác trước một đồn biên phòng mới chiếm được
Tuy nhiên, trên thực địa, lực lượng quân đội được trang bị yếu kém của chính phủ đang liên tiếp phải hứng chịu những thất bại nặng nề trước sức tấn công ồ ạt của phe nổi dậy. Tại thành phố Luhansk, sau khi giao tranh với lực lượng nổi dậy suốt nhiều giờ đồng hồ, quân đội Ukraine trong một đồn biên phòng bị hết đạn và buộc phải rời bỏ căn cứ.
Quân nổi dậy cũng chiếm giữ một đồn biên phòng khác ở ngoại ô thành phố sau gần 2 ngày bị vây hãm. Quân nổi dậy cũng tấn công và buộc lực lượng bảo vệ tại thị trấn Sverdlovsk phải bỏ vị trí chiến đấu cùng với vũ khí của mình.
Một chiến binh nổi dậy tên là Andrei cho biết họ sẽ tạo ra một "hành lang nhân đạo" để cho phép dân thường ở khu vực này an toàn chạy sang đất Nga để tránh bị kẹt giữa hai làn đạn.
Lính Ukraine phá hủy vũ khí trước khi rút chạy
Những thất bại liên tiếp này chứng tỏ sự thiếu hiệu quả trong chiến đấu của lực lượng quân đội Ukraine vốn được huấn luyện và trang bị kém do thiếu hụt ngân sách trầm trọng, thêm vào đó là tình trạng liên lạc và hậu cần yếu kém.
Trong khi đó, chính quyền Ukraine lại cho rằng nguyên nhân của những thất bại quân sự gần đây là do tình trạng tham nhũng tràn lan dưới thời cựu Tổng thống thân Nga Viktor Yanukovych khiến binh sĩ không được trang bị và huấn luyện đúng mức.
Theo Khampha
Tổng thống tương lai của Ukraine là ai? Tổng thống đắc cử của Ukraine, ông Petro Poroshenko, được mệnh danh là "ông vua chocolate" nhờ sở hữu tập đoàn sản xuất bánh kẹo Roshen. Ông cũng là một tỷ phú với khối tài sản ước tính lên tới 1,6 tỷ USD. Ông Petro Poroshenko được đánh giá là một chính trị gia nhiều kinh nghiệm. Ủy ban bầu cử Ukraine ngày...