Chính quyền Hồng Kông có chứng cứ bên ngoài can thiệp biểu tình
Đặc khu trưởng Hồng Kông Lương Chấn Anh cho biết sẽ cân nhắc tiết lộ bằng chứng cho thấy có sự can thiệp của bên ngoài vào phong trào biểu tình Hồng Kông vào một thời điểm thích hợp, đài CCTV (Trung Quốc) đưa tin.
Đặc khu trưởng Hồng Kông Lương Chấn Anh.
Đặc khu trưởng Hồng Kông còn khẳng định ông không hề phỏng đoán, theo CCTV. Phát biểu trước phiên họp Hội đồng Điều hành Hồng Kông hôm 21.10, ông Lương nói rằng Hồng Kông là một thành phố cởi mở, với một môi trường quốc tế phức tạp, và ông tin xã hội Hồng Kông có biết đến sự hiện diện của các thế lực bên ngoài.
Ông Lương trả lời phỏng vấn trên truyền hình vào cuối tuần trước rằng có thế lực bên ngoài can dự vào Chiếm Trung Hoàn, phong trào biểu tình phong tỏa các ngả đường chính tại khu trung tâm tài chính Hồng Kông, và cho biết ông không chỉ suy đoán suông. Ông còn nói thêm rằng, với vai trò là đặc khu trưởng Hồng Kông, ông biết rõ.
Video đang HOT
Hàng chục ngàn người biểu tình, đa số là sinh viên, đã tham gia phong trào Chiếm Trung Hoàn bắt đầu từ ngày 28.9 để bày tỏ sự bức xúc với hệ thống bầu chọn đặc khu trưởng vào năm 2017.
Theo Thanh Niên
Mỹ bác cáo buộc thao túng hoạt động biểu tình ở Hồng Kông
Tổng lãnh sự Mỹ ở Hồng Kông đã bác bỏ cáo buộc của đặc khu trưởng Lương Chấn Anh, cho rằng Washington đang thao túng hoạt động của người biểu tình tại đây.
Mỹ bác cáo buộc thao túng hoạt động biểu tình ở Hồng Kông.
Cụ thể, South China Morning Post dẫn lời ông Scott Robinson - người phát ngôn của tổng lãnh sự quán Mỹ - khẳng định Washington không ủng hộ đặc biệt cho bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào trong cuộc biểu tình ở Hồng Kông.
Tuy nhiên, ông Robinson cũng lặp lại Washington ủng hộ khát vọng của người Hồng Kông và tán thành chính quyền thành phố thực thi việc bầu cử phổ thông, phù hợp với luật định.
Tuyên bố trên được đưa ra vào hôm qua (20.10), cùng với sự phủ nhận của các thủ lĩnh biểu tình.
Tên trang Facebook cá nhân, thủ lĩnh sinh viên Joshua Wong viết: "Mối quan hệ của tôi với nước ngoài là chiếc điện thoại thông minh Hàn Quốc, chiếc máy tính Mỹ và đồ chơi người máy Nhật Gurndam. Nhưng tất cả đều được sản xuất tại Trung Quốc".
Alex Chow, chủ tịch Liên đoàn Sinh viên Hồng Kông, phủ nhận cáo buộc của ông Lương và yêu cầu ông phải đưa ra bằng chứng để chứng minh luận điểm của mình.
Trước đó, theo AFP, qua kênh truyền hình ATV World, đặc khu trưởng Lương Chấn Anh đã tố cáo: "Cuộc biểu tình đã vượt ra ngoài tầm kiểm soát. Có những người lên kế hoạch và viết kịch bản cho nó" và rằng sự việc "không hoàn toàn là phong trào nội địa mà có sự tham gia của các cá nhân, tổ chức bên ngoài Hồng Kông".
Cùng ngày, cảnh sát Hồng Kông đã chỉ trích các bậc phụ huynh ở đặc khu này để con cái của mình tham gia biểu tình gây hỗn loạn ở quận Mong Kok và gọi đó là "hành động cực kỳ vô trách nhiệm và nguy hiểm".
Biểu tình ở quận Mong Kok đang leo thang khi hàng chục người, cả thường dân và cảnh sát Hồng Kông, đều đã bị thương trong các cuộc đụng độ những ngày qua.
Cuộc đối thoại giữa chính quyền và sinh viên Hồng Kông dự kiến được diễn ra vào khoảng 18-20 giờ tối nay (theo giờ địa phương).
Trong khi các sinh viên yêu cầu cuộc đối thoại được truyền hình trực tiếp trên truyền hình, công khai cho toàn bộ người dân được biết thì chính quyền Hồng Kong lại không đồng ý.
Theo Một Thế Giới
Tòa án Hồng Kông yêu cầu người biểu tình rời Mong Kok Tòa án tối cao của Hồng Kông yêu cầu người biểu tình rời khỏi đường phố Mong Kok và Admiralty. Hôm 20/10, Tòa án tối cao Hồng Kông đã yêu cầu cho người biểu tình ủng hộ dân chủ rời khỏi một số tuyến đường chính ở Admiralty và Mong Kok ngay lập tực, vì các quan chức hàng đầu và các lãnh...