Chính quyền được trao quyền xử lý xe dù, bến cóc?
Tình trạng xe dù, bến cóc, xe hợp đồng trá hình đang “lộng hành” tại nhiều địa phương, nhất là các thành phố lớn nhưng không được xử lý dứt điểm. Nhiều ý kiến cho rằng, cần làm rõ trách nhiệm của cơ quan quản lý GTVT nhất là vai trò của chính quyền địa phương (CQĐP).
Chính quyền địa phương không thể vô can
Thời gian qua, tình trạng xe dù, bến cóc, xe hợp đồng trá hình tại Hà Nội và TP.HCM khá nhức nhối, làm thất thu ngân sách, gây lộn xộn, mất an ninh trật tự. Tại Hà Nội, đích thân Giám đốc Sở GTVT vừa qua cũng đã “vạch mặt chỉ tên” rõ hàng chục điểm xe dù, bến cóc và yêu cầu TTGT và các lực lượng chức năng vào cuộc xử lý. Còn tại TP.HCM, tình trạng xe hợp đồng trá hình ngày càng tăng mạnh.
Xe khách trá hình núp bóng xe hợp đồng đang biến tướng ngày một tinh vi,
công khai hoạt động giữa ban ngày… Ảnh: A.T
Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Thanh – Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam cho rằng, không thể đổ lỗi cho văn bản vì các quy định hiện nay khá đầy đủ. “Xe dù, bến lậu đâu phải là cây kim, sợi chỉ mà nói chính quyền không biết. Tình trạng này kéo dài làm nhiễu loạn thị trường vận tải… mà không xử lý được, trách nhiệm đầu tiên là cơ quan quản lý GTVT và CQĐP” – ông Thanh nhấn mạnh.
Ông Thanh cho rằng, từ thực tiễn của TP.HCM, có thể khẳng định, CQĐP đã thiếu trách nhiệm trong việc này. “Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đã tương đối đầy đủ từ Luật Giao thông đường bộ, Nghị định 86, Thông tư 63, chế tài xử phạt đã có Nghị định 46 và Thông tư 10. Vấn đề là lực lượng chức năng, CQĐP có quyết liệt vào cuộc hay không” – ông Thanh khẳng định.
Video đang HOT
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Tuyển – Phó trưởng Phòng Vận tải (Sở GTVT Hà Nội) nhận định: “Cần xây dựng quy chế làm rõ trách nhiệm của các lực lượng như CSGT, TTGT, CQĐP. Cụ thể, nếu để tồn tại, phát sinh, tái diễn xe dù, bến cóc trên địa bàn quản lý, các cơ quan, lực lượng trên phải chịu trách nhiệm tương ứng với vai trò, chức năng của mình”.
Sẽ phân cấp mạnh
Về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ cho rằng:”Nếu ở đâu CQĐP quản lý tốt sẽ không bao giờ hình thành được xe dù, bến cóc”.
Thứ trưởng Thọ khẳng định mục đích cuối cùng đều để phục vụ và đáp ứng nhu cầu đi lại tốt cho người dân. Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Thọ ở Việt Nam hiện nay rất khó khăn trong việc bố trí điểm dừng đỗ, nhất là tại các đô thị. Kể cả trên cao tốc hay quốc lộ vẫn còn nhiều điểm dừng đỗ chưa phù hợp.
“Tôi nghĩ, điểm dừng đỗ là vấn đề quan trọng. Chúng ta phải ưu tiên dành hẳn quỹ đất để xây dựng điểm dừng đỗ cho các phương tiện…” – Thứ trưởng Thọ nói và cho biết “Chúng ta không đổ hết cho địa phương mà trong quy định còn nhiều điểm chưa rõ. Vì vậy trong nghị đinh thay thế Nghị định 86 sắp tới, sẽ phân cấp mạnh cho địa phương trong quản lý điểm dừng, đón trả khách. Sở GTVT sẽ có kế hoạch và cùng CQĐP xác định các điểm dừng, đỗ”.
Xe hợp đồng trá hình là vấn nạn của ngành vận tải Đó là khẳng định của ông Nguyễn Văn Thanh- Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam tại tọa đàm đổi mới quản lý kinh doanh vận tải hành khách, diễn ra ngày 2.6 vừa qua. “Có thể nói đâylà vấn nạn nhức nhối xảy ra trênphạm vi cả nước, diễn ra trong nhiều năm mà chúng ta chưa giải quyết được. Hiện nay đã phát sinh ra nhiều hình thức xe hợp đồng trá hình, xe hợp đồng du lịch nhưng chạy như tuyến cố định, nay cònthêm Limousine rồi Uber nữa, chạy như tuyến cố định” – ông Thanh chia sẻ.
Theo Danviet
Mật phục, chốt chặn xử lý xe 'dù', bến 'cóc'
Chiếc xe khách vừa ra khỏi bãi đất trống đối diện Bến xe Miền Đông (đường Đinh Bộ Lĩnh, quận Bình Thạnh, TP HCM) thì Đội 3 Thanh tra Sở Giao thông vận tải TP.HCM tiến hành kiểm tra, xử lý vi phạm.
Xe khách này bị phát hiện chở quá số người quy định - Ảnh: Phạm Hữu
Sáng 2.2, Đội 3 Thanh tra thuộc Sở Giao thông vận tải TP.HCM đã mật phục ghi hình, theo dõi những xe khách ra vào bãi đất trống tại số 391 - 397 đường Đinh Bộ Lĩnh, quận Bình Thạnh.
Khi phát hiện một xe khách của nhà xe Phước Vũ vừa ra khỏi "bến", lực lượng thanh tra giao thông liền bám sát, phối hợp cùng một tổ công tác chốt chặn tại giao lộ Đinh Bộ Lĩnh - Nguyễn Xí, tiến hành kiểm tra xe.
Lực lượng thanh tra chốt chặn bắt xe vi phạm - Ảnh: Phạm Hữu
Qua kiểm tra, Thanh tra Sở Giao thông vận tải TP.HCM phát hiện xe khách này nhồi nhét, chở vượt 13 khách so với quy định, chạy không đúng hành trình.
Theo biên bản của thanh tra, xe khách mang BS 49B-003.76 do tài xế Nguyễn Hồng Lâm điều khiển. Xe khách này đăng ký chạy tuyến cố định Bảo Lộc - Quảng Ngãi, nhưng lại đổi hướng chạy tuyến TP HCM - Quảng Ngãi.
Ông Nguyễn Văn Thành, Đội trưởng Đội 3 cho biết đây là đợt cao điểm ra quân xử lý "xe dù, bến cóc" tại khu vực Bến xe miền Đông, từ ngày 20.1 kéo dài đến hết ngày 20.2.
Theo ông Thành, đa phần các xe bị xử lý trong đợt cao điểm không có giấy xuất bến, chạy sai tuyến, chở quá số người quy định.
Đội 3 thuộc Thanh tra Sở GTVT xử phạt xe vi phạm - Ảnh: Phạm Hữu
Cũng trong sáng nay (2.2), đội 3 đã kiểm tra và xử lý 3 trường hợp vi phạm tương tự như xe 49B-003.76. Tính đến ngày 2.2 trogn đợt ra quân cao điểm, Thanh tra Sở Giao thông vận tải TP.HCM đã xử lý 55 trường hợp vi phạm, phạt gần 100 triệu đồng.
Phạm Hữu
Theo Thanhnien
Bộ Giao thông thêm quy định chặn xe hợp đồng trá hình Nhiều nhà xe lách luật để chở khách tuyến cố định bằng cách in sẵn hợp đồng, khi có người lên xe mới ghi tên vào. Ông Trần Bảo Ngọc, Vụ trưởng Vụ Vận tải (Bộ Giao thông) cho biết, sắp tới Bộ sẽ đề xuất Chính phủ sửa đổi Nghị định 86 về điều kiện kinh doanh vận tải đường bộ để...