‘Chính quyền đô thị không có chỗ cho người ngồi chơi lãnh lương’
Là người nghiên cứu mô hình chính quyền đô thị từ lâu, TS Trần Du Lịch cho rằng mô hình này sẽ không có chỗ cho những người ngồi chơi lãnh lương và người dân cũng sẽ biết trách nhiệm cụ thể của từng công chức.
“Bản chất của chính quyền là của dân, do dân, vì dân. Mục tiêu cuối cùng của đề án chính quyền đô thị là phục vụ tốt cho dân. Nếu không làm được điều đó thì bản thân đề án không còn ý nghĩa gì hết. Mô hình này không có chỗ cho người ngồi không lãnh lương. Cán bộ công chức nào nằm trong bộ máy cũng phải biết rõ nhiệm vụ, chức năng của mình và hiểu rõ được trả lương để làm việc gì”, TS Trần Du Lịch, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP HCM cho biết tại chương trình Lắng nghe và trao đổi với chủ đề “Chính quyền đô thị – Yêu cầu thực tiễn” ngày 8/9.
Theo kế hoạch, ngày 12/9, đề án thí điểm chính quyền đô thị của TP HCM sẽ được lấy ý kiến Chính phủ và các Bộ, ngành tại Hà Nội. Đoàn công tác của TP HCM sẽ do ông Lê Thanh Hải – Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy làm trưởng đoàn. TS Trần Du Lịch, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP HCM và ông Trương Văn Lắm, Giám đốc Sở Nội vụ TP HCM chịu trách nhiệm trả lời, giải trình về những vấn đề mà đại biểu đặt ra.
Ông Lịch cho biết, cốt lõi của đề án này là nâng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cấp chính quyền. Điều này cũng đã được ghi trong Nghị quyết của Đảng. Vì vậy, trong đề án thí điểm chính quyền đô thị TP HCM đã đề nghị trung ương phân cấp cụ thể cho thành phố những quyền trong ban hành văn bản quy phạm pháp luật, trong đó có các chế tài hành chính.
“Ví dụ chính quyền, HĐND TP có những quy định về trật tự đô thị như ở thành phố không được phơi áo quần trước nhà, nếu phơi sẽ bị phạt. Những cái này thuộc về thẩm quyền của HĐND TP, trung ương không can thiệp”, vị Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội dẫn chứng.
TP HCM kỳ vọng mô hình chính quyền đô thị sẽ giúp tính sáng tạo, năng động của chính quyền thành phố tăng lên 5 lần so với hiện nay. Ảnh: Hữu Công.
Thứ hai là thẩm quyền về ngân sách tài chính công. Theo ông Lịch, những gì thuộc về khoản thu ngân sách của địa phương, thành phố xin trung ương cứ để cho HĐND địa phương tính toán và chi. Nếu chi sai phải chịu trách nhiệm trước dân, trung ương không can thiệp. Còn những khoản mà trung ương đầu tư cho thành phố thì trung ương giám sát, kiểm tra, và thành phố tuân thủ.
Video đang HOT
Dựa trên ngân sách tự chủ đó, thành phố có thể đi vay, phát hành trái phiếu. Ngoài ra, thành phố có thể đặt ra một số loại phí để điều chỉnh mà địa phương không có. “Đừng hỏi tại sao, ở Cà Mau không có mà TP HCM lại có loại phí này. Nếu quy định đó là bất hợp lý, người dân phản ứng thì HĐND TP sẽ phải xem xét lại”, ông Lịch cho biết.
Cũng theo ông Lịch, trong chính quyền đô thị, hầu hết dịch vụ liên quan đời sống người dân như giao thông, đô thị, vệ sinh, an toàn thực phẩm, môi trường, y tế, phúc lợi giao hết cho địa phương chứ trung ương không can thiệp. “Tất cả đều rạch ròi để khi xảy ra một việc gì, thì người dân biết rằng trách nhiệm thuộc về thành phố, không có chuyện lảng tránh trách nhiệm. Đừng như hiện nay, xảy ra một vụ ngộ độc thực phẩm thì đổ qua đổ lại, không ai chịu nhận trách nhiệm”, ông Lịch nêu ví dụ.
Cuối cùng, thành phố đề nghị phân rõ về công vụ, công vụ nào thuộc trung ương, công vụ nào thuộc về địa phương, trên cơ sở đó TP HCM sẽ phân cấp cho 4 thành phố trực thuộc. Những cái nào trung ương phân cấp cho thành phố, mà các thành phố trực thuộc làm tốt hơn, sát dân hơn thì thành phố có quyền phân cấp cho các thành phố này làm.
Theo TS Trần Du Lịch, mô hình chính quyền đô thị không có chỗ cho người ngồi chơi ăn lương. Ảnh:Hữu Công
“Với mô hình này, kỳ vọng rằng sự năng động, sáng tạo của UBND TP HCM sẽ được nâng lên 5 lần so với hiện nay. Khi đó, phúc lợi của người dân sẽ được tăng lên và chúng ta có đủ tiền để thay đổi nền hành chính từ tính chất quản lý sáng tính chất phục vụ người dân. Tiêu chí phục vụ dân, thỏa mãn người dân là tiêu chí lớn nhất để đánh giá chất lượng bộ máy”.
Theo vị Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP HCM, nếu tháng 11 tới, Quốc hội thông qua Nghị quyết về đề án chính quyền đô thị thì thành phố phải chuẩn bị gấp rút để kỳ họp tiếp theo vào tháng 5 năm tới Quốc hội cho Nghị quyết thành lập các thành phố trực thuộc. Vấn đề quan trọng là nội dung phân cấp trong đề án liên quan đến hàng trăm văn bản từ Quốc hội đến Chính phủ bây giờ phải cụ thể như thế nào. Trên cơ sở đó, HĐND TP sẽ ban hành hàng loạt nghị quyết để điều hành phân cấp công vụ cho các cấp, địa phương. Dự kiến, những công việc này sẽ làm trong 2 năm 2014-2015 để bắt đầu từ năm 2016 có thể thực thi được.
Phát biểu tại buổi đối thoại bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, Chủ tịch HĐND TP HCM cho rằng, chính quyền TP HCM trong những năm qua đã nỗ lực rất lớn, được nhân dân tin tưởng, góp sức xây dựng để tạo nên những thành quả của công cuộc đổi mới trong hơn 30 năm qua. Đến bây giờ, chúng ta thấy cần phải có cơ chế mới để tạo động lực cho thành phố phát triển. “Chính quyền đô thị là một mô hình mới, còn nhiều khó khăn ở phía trước nhưng nếu chúng ta xây dựng thành công sẽ giúp thành phố giải quyết được những khó khăn, bất cập, cản trở động lực phát triển của giai đoạn hiện nay”, bà Tâm cho biết.
TP HCM có 19 quận và 5 huyện, dân số gần 10 triệu người, là một trong 40 đô thị đông dân nhất thế giới. Đây cũng là đô thị đặc biệt, trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, đầu mối giao thông giao lưu trong nước và thế giới, đóng góp ngày càng lớn vào sự phát triển của cả nước. Quy mô kinh tế, dân số và nhiều mặt khác của thành phố phát triển nhanh trong hơn 10 năm trở lại đây. Mô hình tổ chức các cấp chính quyền hiện nay ngày càng bất cập so với yêu cầu quản lý và phát triển đô thị, có tình trạng phân tán, thiếu đồng bộ, không phát huy được tính tự chủ, cản trở động lực phát triển của thành phố. Nếu được cho phép triển khai, mô hình chính quyền đô thị TP HCM được hy vọng sẽ nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý của Nhà nước, nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm, sát dân, đáp ứng nhanh nhu cầu của người dân, phù hợp với tính chất một đô thị đặc biệt.
Theo VNE
Ban hành khung giá đất hằng năm để...ngắm?
"Khung giá đất chỉ còn được dùng tính thuế trước bạ, đền bù, các mục đích còn lại, việc xác định giá đất căn cứ kết quả thẩm định của cơ quan chức năng" - Cục trưởng Cục Thuế TPHCM Nguyễn Đình Tấn cho biết tại buổi giám sát của Đoàn Đại biểu Quốc hội TPHCM về tình hình thực hiện Luật nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản ngày 6/9.
Do Luật kinh doanh bất động sản còn bất cập, nhiều DN tranh nhau xí phần rồi bỏ hoang. Ảnh: LT.
Giá đất: Rối rắm
Ông Tấn cho biết nợ tiền sử dụng đất tại TPHCM lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Vướng mắc lớn nhất là giá tính tiền sử dụng đất. Chính Cục Thuế cũng lúng túng.
Giá đất được các địa phương ban hành hàng năm rất tốn kém nhưng hầu như không được ứng dụng vì khác biệt so với giá thực tế. Đơn cử: Giá đất ở mặt tiền đường Đồng Khởi (quận 1, TPHCM) khung giá năm 2013 quy định là 81 triệu đồng/m2, trong khi kết quả thẩm định giá lên tới gần 300 triệu đồng/m2.
"Chúng ta đang tự mâu thuẫn. Giá bồi thường giải tỏa căn cứ khung giá Nhà nước nên rất thấp còn giá tính tiền sử dụng đất dựa vào giá thị trường nên rất cao. Bồi thường giá thấp nên thường phải kèm thêm khoản tiền hỗ trợ di dời. Không được hạch toán vào chi phí nên khoản tiền này đi đâu không ai biết. Nhà nước chỉ nên quản lý đất, giao dịch càng nhiều thì càng thu được nhiều tiền, định ra khoản tiền sử dụng đất quá cao ngay từ đầu khiến thị trường đóng băng" - Ông Tấn nói.
TS Trần Du Lịch, Phó trưởng Đoàn ĐBQH TPHCM đồng tình: Có dự án ở TPHCM, tiền hỗ trợ di dời cao gấp sáu lần tiền bồi thường mà dân vẫn đi kiện. Giá đất nông nghiệp ở quận 9, theo khung giá đất là 150.000 đồng/m2người ta chuyển nhượng 3-4 triệu đồng. Khi làm đường cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây, dù phục vụ công ích nhưng chủ đầu tư bồi thường cho dân hơn 1.000.000 đồng/m2.
"Người dân đang giao dịch theo giá kỳ vọng. Nhà nước có thể bồi thường theo giá này rồi thu lại khoản địa tô" - Ông Lịch nhận định. Theo ông Tấn, thời điểm xác định giá đất rối rắm không kém. Ban đầu là tính giá đất tại thời điểm nộp hồ sơ. Khi thấy các DN "chạy" thời hạn nộp thì Nhà nước quy định tính giá theo thời điểm giao đất.
Nhiều lỗ hổng
Đại biểu QH Nguyễn Ngọc Hòa băn khoăn: Luật Nhà ở đặt ra vai trò, nhiệm vụ của Ban Quản trị chung cư (BQT) nhưng BQT không có quyền hạn gì, mọi tranh chấp trong chung cư đều đẩy hết lên UBND phường.
Tổng Giám đốc Tổng Công ty xây dựng Sài Gòn Nguyễn Văn Khởi cho biết: BQT không có tư cách pháp nhân nên quản lý rất khó. Ở quận Bình Thạnh vừa xảy ra việc một số thành viên BQT ôm 3 tỷ đồng của cư dân bỏ trốn. Trước khi trốn, họ đánh nhau suốt ngày.
Đại tá Lê Đông Phong, Phó Giám đốc Công an TPHCM băn khoăn: Việc phòng ngừa các chủ đầu tư yếu năng lực được giao dự án nhiều nơi có làm nhưng xử lý còn lúng túng, đặc biệt, việc yêu cầu các DN chứng minh năng lực tài chính còn mang nặng hình thức.
Theo đại diện Sở Kế hoạch- Đầu tư TPHCM, nhiều DN chỉ đủ năng lực thực hiện một nhưng lại đăng ký thực hiện hàng chục dự án. Cũng một tài sản, nguồn vốn đó, DN kê khai xoay tua cho một loạt dự án để đối phó. Một kẽ hở nữa là Luật Kinh doanh bất động sản được đánh đồng với nhiều ngành nghề khác với số vốn điều lệ tối thiểu chỉ 6 tỷ đồng, dẫn đến người người, nhà nhà lao vào kinh doanh bất động sản với hơn 4.200 tổ chức, cá nhân đăng ký kinh doanh.
Theo Huy Thịnh
TP HCM bỏ ý tưởng thị trưởng chính quyền đô thị Đề án thí điểm xây dựng mô hình chính quyền đô thị TP HCM một lần nữa được HĐND TP bàn thảo, tiếp thu ý kiến đóng góp, trong đó đã bỏ tên gọi thị trưởng đối với người đứng đầu 4 thành phố Đông, Tây, Nam, Bắc. Lãnh đạo TP HCM kỳ vọng "Mô hình chính quyền đô thị" sẽ như chiếc...