Chính quyền bất nhất, người dân khốn đốn
Hơn 5 năm qua, UBND Q.Hoàng Mai (Hà Nội) vẫn không thực hiện bồi thường thu hồi đất cho 15 hộ gia đình trên địa bàn, khiến người dân bức xúc.
Hiện trang trại của bà Hạnh đầu tư đã bị thu hồi, nhưng các hộ dân có đất ở đây vẫn không được nhận tiền bồi thường – Ảnh Thái Sơn
Theo tìm hiểu của PV Thanh Niên, trước năm 2004, 15 hộ gia đình góp vốn mua đất 5% (đất trồng màu) tại khu xứ đồng Cát Thượng của 21 hộ dân P.Trần Phú (Q.Hoàng Mai), để đầu tư xây dựng mô hình trang trại trồng trọt, chăn nuôi. Đại diện cho 15 hộ dân này là bà Trần Mỹ Hạnh – Việt kiều Mỹ (đang tạm trú tại P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm) và Vũ Thị Bền (ở P.Vĩnh Tuy, Q.Hai Bà Trưng, Hà Nội). Sau khi nhận chuyển nhượng, các hộ dân này đã cải tạo, san lấp mặt bằng và xây dựng trang trại, quá trình sử dụng không có bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào tranh chấp.
Năm 2009, UBND TP.Hà Nội có chủ trương thu hồi đất để thực hiện dự án đối ứng C2 – Đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước thải Yên Sở, trong đó có phần diện tích trang trại của 15 hộ dân. Tuy nhiên, 15 hộ này lại không nhận được tiền bồi thường giải phóng mặt bằng với lý do, đất vẫn thuộc sở hữu của 21 hộ dân đã chuyển nhượng. Trước thực tế này, đại diện các hộ dân (bà Bền và bà Hạnh) đã gửi rất nhiều đơn kiến nghị đến các cơ quan chức năng, mong được bồi thường đúng đối tượng.
Đề xuất rồi lại … “phủi tay”
Sau 5 năm đi “kêu cứu”, ngày 22.7.2014, Phó chủ tịch UBND TP.Hà Nội Vũ Hồng Khanh đã có ý kiến chỉ đạo, trong đó yêu cầu UBND Q.Hoàng Mai có trách nhiệm mời tất cả các hộ có liên quan và UBND P.Trần Phú họp, để khẳng định bằng văn bản việc mua bán đã hoàn thành (việc mua bán đất giữa nhóm 15 hộ dân và 21 hộ dân P.Trần Phú – PV), làm cơ sở xác định chủ sử dụng đất và lập, phê duyệt phương án bồi thường hỗ trợ”.
Ngay sau đó, Q.Hoàng Mai, UBND P.Trần Phú đã xác minh và tổ chức nhiều cuộc họp đối thoại giữa các hộ dân. Biên bản các cuộc họp đều xác nhận có việc chuyển nhượng đất 5% và đã bàn giao mặt bằng diện tích; việc mua bán chuyển nhượng đã hoàn thành và không có tranh chấp từ đó đến nay. Đến ngày 15.12.2014, UBND Q.Hoàng Mai đã có công văn gửi UBND TP.Hà Nội báo cáo đề xuất phương án hỗ trợ đối với 15 hộ gia đình này, tổng số tiền trên 8,3 tỉ đồng.
Tưởng rằng sự việc đã được giải quyết, nhưng bất ngờ, đến ngày 15.9.2015, các hộ dân này lại nhận được thông báo tổ chức hội nghị mở rộng với thành phần gồm đảng ủy, ủy ban, các ban ngành đoàn thể của P.Trần Phú, Trung tâm phát triển quỹ đất và Thanh tra Q.Hoàng Mai, để làm rõ việc chuyển nhượng của 21 hộ cho 15 hộ mà bà Bền và bà Hạnh đại diện.
Tại hội nghị này, lãnh đạo P.Trần Phú và Q.Hoàng Mai lại đưa ra một số lý do để kéo dài và cố tình chây ì, đùn đẩy trách nhiệm giải quyết sự việc. Đặc biệt, tại văn bản số 1656 ngày 2.10.2015, UBND Q.Hoàng Mai đã đột ngột thay đổi quan điểm với chính văn bản đã báo cáo UBND TP trước đó. “UBND quận không thể xây dựng được phương án hỗ trợ về đất cho các hộ gia đình, cá nhân nhóm bà Vũ Thị Bền theo chính sách được chấp thuận của UBND TP”, văn bản nêu.
Trong khi đó, bà Trần Mỹ Hạnh cho hay, với mục đích đầu tư cho quê hương, bà đã huy động tiền bạc của nhiều anh em họ hàng, mua đất của 21 hộ gia đình để xây dựng trang trại, nhằm tạo công ăn việc làm cho người thân. Tuy nhiên, suốt 5 năm qua, bà liên tục phải di chuyển từ Mỹ về VN để đòi sự công bằng với rất nhiều tổn thất về vật chất và tinh thần: “TP.Hà Nội có chủ trương thu hồi đất, chúng tôi không chống đối. Nhưng việc thực hiện bồi thường phải công bằng, đúng pháp luật, không thể đùn đẩy, kéo dài gây khổ sở cho dân”, bà Hạnh bức xúc.
Video đang HOT
Ngày 27.10 vừa qua, Phó chủ tịch UBND TP.Hà Nội Vũ Hồng Khanh đã tiếp tục có văn bản giao Ban chỉ đạo Giải phóng mặt bằng TP “kiểm tra, rà soát và hướng dẫn UBND Q.Hoàng Mai thực hiện, quyết định phê duyệt phương an hỗ trợ cho các hộ dân và báo cáo về TP”. Tuy nhiên, trao đổi với PV Thanh Niên, một lãnh đạo Ban giải phóng mặt bằng Q.Hoàng Mai nói: “Hiện UBND quận đang nghiên cứu, vụ việc phức tạp chưa thể giải quyết ngay”.
Thái Sơn
Theo Thanhnien
Bán đảo Thanh Đa hết 'treo' sau 17 năm: Mong lần này làm thật
Người dân sống trên bán đảo Thanh Đa, phường 28, quận Bình Thạnh (TP.HCM) mong muốn quyết định mới nhất của UBND TP.HCM 'xóa treo' bán đảo này sau hàng chục năm quy hoạch sẽ sớm được triển khai làm thật trên thực tế.
Cầu Kinh là trục đường bộ duy nhất hiện nay dẫn vào bán đảo Thanh Đa
Bán đảo Thanh Đa được xem là "đất vàng" của TP.HCM khi chỉ cách trung tâm thành phố (tính từ Bưu điện TP.HCM, Nhà thờ Đức Bà) khoảng 8 km. Khu vực này lâu nay rợp bóng cây xanh, nhà vườn, khí hậu mát mẻ trong lành với 3 mặt bao bọc bởi sông Sài Gòn (mặt còn lại giáp với phường 27, quận Bình Thạnh).
"Treo" gần một thế hệ
Đứng trên bán đảo Thanh Đa, cách khoảng sông Sài Gòn vài trăm mét là khu vực Thảo Điền nhiều biệt thự, cao ốc hiện đại, sầm uất. Cũng từ đây có thể phóng tầm nhìn về trung tâm quận 1 với nhiều nhà "chọc trời". Trong khi đó, đi trên bán đảo này có thể gặp rất nhiều con đường đất, nhà vườn hoang sơ hoặc bị bỏ hoang. Hoạt động xây dựng mới ở nơi đây bị ngưng trệ từ nhiều năm qua. Rất hiếm khi nhìn thấy được những dãy nhà phố hiện đại ở bán đảo Thanh Đa. Duy chỉ có các trường học nơi đây là được xây mới, kiên cố.
Nhiều nhà ở bán đảo Thanh Đa hiện đang bị bỏ hoang
"Đất vàng" của TP.HCM rơi vào tình cảnh "ngủ yên" từ hàng chục năm qua. Người dân nơi đây mòn mỏi đợi chờ quy hoạch được thực hiện. Không ít người ví von họ đã bị "treo" gần một thế hệ, nếu tính từ thời điểm năm 1992 khi mà TP.HCM lần đầu thông báo khu Bình Quới - Thanh a sẽ được quy hoạch thành "Khu văn hóa, thể thao, du lịch, nghỉ ngơi, giải trí" của thành phố (tính đến nay đã treo 23 năm). Nếu tính từ thời điểm năm 1998, khi UBND TP.HCM phê duyệt quy hoạch tỷ lệ 1/5000 thì cũng đã chính thức bị "treo" 17 năm.
Khu vực đất vàng bán đảo Thanh Đa từng có nhiều nhà đầu tư dòm ngó. Tuy nhiên, đơn vị đầu tiên được "chọn mặt gửi vàng" là Tổng Công ty Xây dựng Sài Gòn. Năm 2004, UBND TP.HCM cũng đã từng ra quyết định thu hồi đất giao cho đơn vị này thực hiện dự án, nhưng trên thực tế thì dự án "vẫn cứ ngủ yên". Đến năm 2010, thành phố hủy quyết định thu hồi đất và cho đến nay mới chính thức "khởi động" dự án mới.
Theo UBND quận Bình Thạnh, hiện nay trên bán đảo Thanh Đa có khoảng 2.000 căn nhà, 3.000 hộ dân với 13.000 nhân khẩu.
Duy chỉ có các trường học ở bán đảo này là được xây mới, kiên cố
Mong nhà đầu tư mới "làm liền"
"Treo" hàng chục năm nên cuộc sống người dân nơi đây khổ cực trăm bề. Hầu hết không thể xây dựng mới được nhà cửa, chỉ được sửa chữa tạm, nâng nền... Hoạt động sang nhượng, tách thửa cũng "đứng bánh".
Ông Lê Phú Hanh (từng làm Chủ tịch Hội Cựu chiến binh phường 28) sống trên bán đảo Thanh Đa 38 năm nay. Vợ chồng ông Hanh có 4 người con, nay đều đã lập gia đình nhưng chỉ có một người con có điều kiện ra ở riêng. Còn lại 15 thành viên trong gia đình 3 thế hệ này đành tá túc trong những gian nhà nhỏ. Ông Hanh rất muốn cải tạo, xây dựng mới ngôi nhà nhưng vì nằm trong diện quy hoạch "treo" nên mong ước ấy cứ kéo dài suốt bao năm qua.
Thực trạng quy hoạch "treo" kéo dài ảnh hưởng đến sự ổn định đời sống người dân, nên tháng 10.2012 HĐND TP.HCM chính thức đưa vấn đề này ra kỳ họp lần thứ 6 chất vấn UBND thành phố và các sở ngành liên quan. Tại kỳ họp này, cử tri Đặng Văn Quốc (61 tuổi) đại diện cho cử tri bán đảo Thanh Đa được mời đến dự. Ông Quốc phát biểu đề nghị cần sớm triển khai dự án, nếu không thì xóa "treo" cho người dân được nhờ.
Ông Đặng Văn Quốc rạng rỡ khi bán đảo Thanh Đa được "xóa treo"
Sáng nay 3.11, ông Quốc cười rạng rỡ khi biết UBND TP.HCM đã duyệt kế hoạch thực hiện dự án Khu đô thị Bình Quới - Thanh Đa (nằm trên bán đảo Thanh Đa) theo hình thức chỉ định thầu lựa chọn nhà đầu tư có tiềm lực để thực hiện.
Theo đó, thời gian triển khai thực hiện dự án dự kiến 50 năm, trong đó thời gian xây dựng hoàn thành hạ tầng kỹ thuật chính là 5 năm kể từ ngày ký hợp đồng thực hiện dự án.
Tổng mức đầu tư (khái toán) lên đến 29.992 tỉ đồng, bao gồm giá trị dự kiến vốn đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật chính của toàn bộ dự án, giá trị bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tối thiểu khi thực hiện thu hồi đất...
Cách chỉ khoảng sông Sài Gòn vài trăm mét là khu vực Thảo Điền nhiều biệt thự, cao ốc hiện đại, sầm uất
UBND TP.HCM giao Sở Tài nguyên Môi trường chịu trách nhiệm phối hợp UBND quận Bình Thạnh bổ sung dự án vào kế hoạch sử dụng đất năm 2016 và trình HĐND TP.HCM thông qua trong kỳ họp tháng 12.2015.
Tiếp xúc với phóng viên Thanh Niên Online, nhiều cư dân trên bán đảo Thanh Đa cũng rất kỳ vọng về một tương lai tươi mới hơn sau quyết định "xóa treo" của UBND TP.HCM. Điều quan trọng nhất hiện nay mà họ mong muốn là nhà đầu tư mới "sẽ làm liền", và đặc biệt là sớm thực hiện việc giải tỏa, bồi thường cho người dân trong diện giải tỏa.
"Chúng tôi rất mong mong lần này làm thật", một người dân sống lâu năm trên bán đảo Thanh Đa bày tỏ.
Bài, ảnh: Tân Phú
Theo Thanhnien
Bán đảo Thanh Đa hết 'treo' sau 17 năm Quyết định mới nhất của UBND TP.HCM giúp cho bán đảo Thanh Đa hết "treo" sau 17 năm quy hoạch. Bị "treo" suốt 17 năm qua, nhiều khu dân cư ở bán đảo Thanh Đa bị xuống cấp - Ảnh: Tân Phú Ngày 2.11, UBND TP.HCM duyệt kế hoạch thực hiện dự án Khu đô thị Bình Quới - Thanh Đa (nằm trên...