Chinh phục vách đá thần, ngắm trọn vẻ đẹp Hà Giang
1. Vách đá thần ở đâu?
Vách đá thần Hà Giang hay còn gọi là vách đá trắng có vị trí cheo leo ngay trên đèo Mã Pí Lèng. Đây cũng là địa điểm nằm cùng với tuyến đường khám phá Đồng Văn – Mèo Mạc, cách trung tâm Hà Giang khoảng 160km. Đặc biệt, con đường mòn dẫn đến vách đá trắng lâu nay vẫn là điểm đến mà những người đam mê du lịch trải nghiệm, thích mạo hiểm không thể bỏ qua khi đến Hà Giang.
Ảnh: Sưu tầm
2. Hướng dẫn di chuyển đến vách đá thần
Di chuyển từ thành phố Hà Giang đến Mã Pì Lèng
Vì vách đá này nằm ngay giữa Mã Pì Lèng nên cung đường di chuyển là đường đèo khá hiểm trở, thuộc quốc lộ 4C. Nếu xuất phát từ thành phố Hà Giang đường đến vách đá sẽ có 2 cách, dưới đây là gợi ý chi tiết của HaloTravel:
Cách 1: Đi theo cung đường qua thị trấn Mèo Vạc
Từ cột mốc số 0 => bạn đi theo biển chỉ dẫn hướng về Đồng Văn => sau đó bạn tiếp tục đi thẳng mốc chỉ dẫn bên tay phải đường để đến Quản Bạ. Từ Quản Bạ bạn vẫn tiếp tục đi theo đường quốc lộ 4C để đến được thị trấn Yên Minh. Tới đây bạn chỉ cần di chuyển khoảng 45km theo biển chỉ dẫn Mèo Vạc và cột mốc km bên đường là đến được thị trấn Mèo Vạc.
Sau khi đến thị trấn bạn vẫn đi tiếp hướng quốc lộ 4C khoảng 11km là đến được Mã Pì Lèng.
Ảnh:@_im.rot_
Cách 2: Đi theo cung đường thị trấn Đồng Văn
Đoạn đầu tiên của cung đường này, bạn di chuyển quốc lộ 4C đến thị trấn Yên Minh như cung đường qua thị trấn Mèo Vạc. Tuy nhiên đến Yên Minh bạn di chuyển theo hướng chỉ dẫn về thị trấn Đồng Văn. Đường đến Đồng Văn không khó tìm, bạn chỉ cần đi theo biển chỉ dẫn và cột mốc km bên đường thôi nhé!
Từ thị trấn Đòng Văn vẫn đi theo hướng đi quốc lộ 4C về phía đường Nguyễn Trãi khoảng 20km là bạn thấy Mã Pì Lèng ở ngay trước mặt rồi.
Ảnh: @thalestories
Lưu ý: Bạn nên di chuyển theo hướng đi thị trấn Đồng Văn để thuận lợi cho việc tham quan nhiều địa điểm khác tại Hà Giang. Và cung đường này cũng là cung đường di chuyển an toàn hơn cho bạn vì hiện tại cung đường từ thành phố Hà Giang => Mèo Vạc => Mã Pì Lèng đang được nâng cấp sửa chữa nên có nhiều đoạn khá nguy hiểm, bạn cũng sẽ mất thêm thời gian chờ đợi khá lâu nhé!
Di chuyển từ Mã Pì Lèng đến vách đá
Sau khi đến được Mã Pì Lèng, bạn đến vách đá thần bằng phương tiện xe máy tầm 3km (quãng đường này ô tô không đi được). Sau đó bạn đi bộ tầm 2km theo con đường mòn là đã đến điểm đến của bạn rồi. Đừng quên đây là đoạn đường rất khó đi bởi đường rất nhỏ, hẹp với 1 bên là núi, bên còn lại là vách đá. Nếu không đi được xe máy, bạn nên đi bộ để đảm bảo an toàn nhé.
Video đang HOT
Ảnh: Sưu tầm
3. Truyền thuyết gắn liền với vách đá
Theo như người dân ở đây kể lại rằng ở Mèo Vạc có một ngọn núi cao, cao đến nỗi mà chỉ có thể ngước nhìn chứ không có đường leo lên được. Trên đỉnh núi có sự xuất hiện của một cô tiên xinh đẹp và giàu lòng tốt bụng. Nhờ có cô Tiên mà người dân ở nơi đây được sống bình yên, thời tiết mưa thuận gió hòa. Để khi nhớ công ơn của nàng, nhiều người dân tộc Mông đã đặt tên ngon núi này với cái tên là “Chua Lành Gấu” nghĩa là núi Cô Tiên.
Ảnh: Sưu tầm
Người dân còn tương truyền rằng, ở giữa vách đá cao nhất của núi Cô Tiên còn có một loài thuốc cực quý, chữa được bách bệnh. Tuy nhiên vì cây thuốc này nằm quá cao nên không phải ai cũng có thể hái được. Rồi một ngày ở bản có một đôi vợ chồng trẻ sống hạnh phúc bên nhau nhưng không may người vợ bị bệnh nan y dù đã chạy chữa nhiều nơi vẫn không thuyên giảm. Người chồng vì thương vợ nên đã leo núi để cây thuốc quý cứu vợ.
Ảnh: Sưu tầm
Nhưng kỳ lạ thay khi hái thuốc chàng trai mang theo hàng trăm cọc gỗ, tuy nhiên sau khi lấy được thuốc thì cọc gỗ biến mất. Từ đó không ai leo lên để hái thuốc nữa. Về sau trên đỉnh núi cũng xuất hiện 1 đôi vách núi đá trắng, 1 bên là Vách Chồng, vách nhỏ hơn gọi là Vách Vợ. Người dân địa phương xem vách đá là một chốn linh thiêng, vào dịp lễ tết hàng năm, người Mông vẫn thường đến chân vách đá để thờ cúng.
4. Những trải nghiệm không nên bỏ lỡ khi chinh phục vách đá thần
Trekking chinh phục đường đến vách đá
Đến Hà Giang, khám phá Mã Pì Lèng mà bỏ lỡ cơ hội trekking chinh phục đường đén vách đá trắng thì quả là đáng tiếc. Cung đường trekking có đô khó vừa phải, khá phù hợp cho những người mới leo núi. Người dân ở khu vực này thường di chuyển qua con đường này đê đi rây bởi đường đi có bâc thang và ký hiêu đánh dâu lôi đi rõ ràng.
Ảnh: @moclago
Chiêm ngưỡng vẻ đẹp thiên nhiên đất trời Đông Bắc
Sau hành trình vất vả chinh phục được đỉnh Cô Tiên, trước mắt bạn là khung cảnh hùng vĩ, hoành tráng của thiên nhiên Đông Bắc. Không quá lời khi cho rằng cảnh sắc nơi đây không khác gì một bức tranh thủy mặc với sự kết hợp hài hòa giữa trời xanh, mây trắng, xa xa là đèo Mã Pí Lèng đầy thách thức và dòng sông Nho Quế lãng mạn.
Ảnh: @hatrau
Điểm cắm trại lý tưởng dành cho các phượt thủ
Điều tuyệt vời nhất mà bạn có thể trải nghiệm khi đã lên được vách đá thần là cắm trại qua đêm, giữa non nước mây trời, lấy trời làm mái, lấy đất làm nhà. Thời tiết Hà Giang mùa hè khá mát mẻ, khi đêm về bạn sẽ được ngắm nhìn trời đêm chill cùng bạn bè. Nhìn xuống xung quanh là cảm giác bình yên và sự sáng từ ánh trăng sao lung linh huyền ảo.
Ảnh: Sưu tầm
Buổi sáng, hãy chịu khó dậy sớm một chút, có thể sẽ hơi mệt nhưng bù lại bạn sẽ được ngắm cảnh bình minh hiếm thấy. Lúc này hãy pha cho mình một ly cà phê để ngồi nhâm nhi trò chuyện cho thêm tỉnh táo nhé. Chờ khi mặt trời lên cao, bạn có thể đứng “săn mây”, lưu lại cho mình những khoảnh khắc tuyệt đẹp hiếm hoi đó.
5. Một vài kinh nghiệm để có chuyến đi tốt nhất
Để chuyến khám phá vách đá thần của bạn được trọn vẹn nhất, bạn đừng quên trang vị cho mình những kinh nghiệm dưới đây nhé:
Nên chọn cho mình những trang phục thể thao thoáng mát và những đôi giày leo núi chuyên dụng hoặc giày thể thao để có thể leo núi tốt nhất.
Hầu hết những cung đường bạn di chuyển khá khó khăn nên khi di chuyển bằng xe máy hãy lựa chọn những bạn xế chắc tay bởi những khúc cua tay áo đèo Hà Giang rất nhiều.
Nếu di chuyện bằng xe máy, bạn đừng quên bảo dưỡng xe trước khi đi và chú ý xăng xe thường xuyên, khu vực cây xăng có nhiều ở các thị trấn.
Hãy xem thời tiết trước khi đi, hạn chế di chuyển vào mùa mưa.
Một số vật dụng không thể thiếu là bình xịt côn trùng, thuốc đau bụng, nhức đầu, thuốc đỏ, bông băng…
Cắm trại qua đêm, bạn cần chuẩn bị thêm đèn pin và sạc pin, nước uống, đồ ăn cần thiết, lều trại,… và bạn cũng nên tìm hiểu 1 chút các phong tục của người địa phương nơi đây.
Bạn hãy mua thêm một chút đồ ăn vặt để có thể chia cho các em nhỏ trên này nhé, các bạn ấy rất ngoan và thích được cho quà.
Ảnh: Sưu tầm
Vách đá thần Hà Giang là một trong những địa điểm cực thú vị trong chuyến phượt Hà Giag hứa hẹn cho bạn nhiều khám phá và trải nghiệm thú vị. Chính vì vậy, hãy thử chinh phục và để lại những chia sẻ để mọi người cùng biết nhé!
Cố đô Huế - Dấu ấn vàng son một thời triều nhà Nguyễn
Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi và thiết triều tại Phú Xuân, Huế lấy hiệu là Gia Long, từ đây vương triều nhà Nguyễn bắt đầu và tồn tại 143 năm trải qua 13 đời vua đã để lại nhiều ký ức trải cùng thăng trầm lịch sử tại cố đô, Kinh thành Huế.
Hiện nay tuy đã bị chiến tranh tàn phá khá nhiều nhưng vẫn giữ lại được kiến trúc của kinh thành xưa, thu hút nhiều du khách đến thăm quan và tìm hiểu về ngai vàng của vương triều cuối cùng tại Việt Nam.
Bước đến kinh thành Huế, du khách sẽ bắt gặp một công trình cổ kính với lối kiến trúc thời phong kiến làm tăng thêm sự hoài niệm cho một quần thể di sản đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa của nhân loại năm 1993. với 3 vòng thành gồm: Kinh Thành, Hoàng Thành và Tử Cấm Thành hiện nay chỉ còn một vài công trình được mở cửa cho du khách có dịp ghé tham quan và tìm hiểu về lối sống, sinh hoạt của vua chúa ngày xưa.
Thế Miếu
Trong khu vực Hoàng thành gồm 4 miếu chính thờ các vị vua chúa nhà Nguyễn gồm: Triệu Miếu thờ Triệu Tổ Tĩnh hoàng đế Nguyễ Kim và vợ của ông, Thái Tổ Miếu thờ chín vị Chúa Nguyễn và các bà vợ, Hưng Tổ Miếu thờ Hưng Tổ Hiếu Khương hoàng đế Nguyễn Phúc Luân và Hoàng hậu cùng cha mẹ của vua Gia Long, miếu thờ quan trọng nhất và lớn nhất là Thế Miếu, nơi thờ các vị vua nhà Nguyễn cùng các hoàng hậu. Tại Thế Miếu cũng còn nhiều công trình cũng mang giá trị và nổi bật như Cửu đỉnh và Hiển lâm Các...
Cửu Đỉnh
Đến Thế Miếu tại khu vực Hoàng Thành, du khách sẽ thấy ngay trước sân đặt 9 chiếc đỉnh bằng đồng được vua Minh Mạng cho đúc vào năm 1835. Hiện nay Cửu đỉnh vẫn luôn thu hút du khách bởi những bí ẩn vì sao nhà Nguyễn 13 đời vua nhưng chỉ có 9 chiếc đỉnh được đúc và ứng với chín vị vua, cũng như những hình ảnh được khắc trên Cửu đỉnh có ý nghĩa gì. Đỉnh tượng trưng cho số mệnh của thượng đế, hình dáng to lớn vững chắc, nặng nề, biểu hiện cho sự bề vững của các thời đại. Mỗi đỉnh sẽ mang một chữ tên chạm nỗi ứng với một triều vua: bắt đầu là Cao Đỉnh, Nhân, Chương, Anh, Nghị, Thuần, Tuyên, Dũ và kết thúc là Huyền đỉnh, những chữ tên này tức là Thụy của mỗi vị vua sau khi băng hà như vua Thiệu Trị là Hiến Tổ Chương Hoàng Đế ứng với Chương đỉnh, vua Tự Đức là Dục Tông Anh Hoàng Đế ứng với Anh Đỉnh. Về những điều bí ẩn nhắc ở phần trên thì VieTourist sẽ để du khách tận mắt chiêm ngưỡng và tận tai nghe tại điểm để tăng phần thú vị nhé!
Điện Thái Hòa
Cũng nằm tại khu vực Hoàng Thành, điện Thái Hòa được khởi công xây dựng cùng năm với Kinh thành từ năm 1805. Mang một ý nghĩa đặc biệt, khởi nguồn cho sự bắt đầu của vương triều nhà Nguyễn khi vua Gia Long đã chọn đăng ngai tại đây, và tất nhiên về sau điện Thái Hòa cũng trở thành nơi đăng ngai của tất cả các vị vua còn lại. Đương thời, điện cũng là nới thiết triều của vua cùng bá quan văn vỏ, nơi cử hành các buổi lễ đăng ngai, lễ vạn thọ (sinh nhật vua), lễ tứ tuần hoặc ngũ tuần ( mừng thọ vua), lễ Hưng quốc khánh niệm ( lễ quốc khánh)...
Tử Cấm Thành
Nhiều người vẫn lầm tưởng về tên gọi Tử Cấm Thành là khu vực thành cấm nếu vào sẽ lãnh án tử hình, nhưng thật ra chỉ đúng một phần mà thôi. Tử có nghĩa là màu tím, tía thường được nhắc đến trong câu "lầu son gác tía", cấm là không cho người ngoài tự do lai vãng để dòm ngó những bí mật bên trong phạm vi quy định vì đây là nơi riêng của vua. Đối với những ai vô cớ đi vào Tử cấm thành sẽ bị phạt 100 trượng còn với người mang theo vũ khí dù chỉ là một vật nhọn sẽ lãnh mức án cao nhất là tử hình. Có thể goi riêng đây là chốn thâm cung bí sử.
Ngoài những công trình trên Huế còn được nhắc đến như một sự trầm lặng dù là ở quá khứ hay hiện tại. Có lẽ bởi chứng kiến sự tàn phá của thời gian ở cương vị là một chứng nhân lịch sử nhưng may mắn vẫn giữ lại được giá trị cốt lõi của một kiến trúc xưa. Một lần về với Huế để cảm nhận những nốt thăng trầm theo dòng lịch sử vẫn còn được hát mãi trong tâm thức người con xứ Huế nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung.
Hội An nơi lưu dấu âm hưởng những ngày đã xa Hội An là một phố cổ thuộc tỉnh Quảng Nam, nơi lưu giữ gần như nguyên vẹn quá khứ với hơn 1000 di tích kiến trúc từ phố xá, nhà cửa, hội quán, đình, chùa, miếu, nhà thờ tộc, giếng cổ... Trải qua bao dãi dầu lịch sử, bao biến cố và bao mất mát của chiến tranh, Hội An dù đã phảng...