Chinh phục Pu Si Lung – Đỉnh núi cao thứ 2 Việt Nam
Pu Si Lung cao thứ hai ở Việt Nam (sau Fansipan), là ngọn núi hoang sơ, bí ẩn và quyến rũ bậc nhất Việt Nam.
Nằm gần mốc giới số 42 biên giới Việt Nam và Trung Quốc thuộc xã Pa Vệ Sử, huyện Mường Tè với độ cao 3.083m được mệnh danh là nóc nhà biên giới luôn là điểm đến trong mơ của các phượt thủ ưa khám phá.
Đỉnh Pu Si Lung cao 3083m so với mực nước biển.
Đến Pu Si Lung phượt thủ sẽ được trải nghiệm Cột mốc số 42, khu rừng nguyên sinh, dốc Ba Tiếng, núi cỏ cháy, biển mây Pu Si Lung. Tuy nhiên, Pu Si Lung vẫn được coi là ngọn núi khó chinh phục nhất ở Việt Nam do các tuyến đường dài và khắc nghiệt.
Mốc giới số 42 trên biên giới Việt – Trung.
Để đến núi này du khách cần xin giấy phép tại Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Lai Châu tại thành phố Lai Châu, sau đó giấy sẽ được trình báo ở đồn biên phòng xã Pa Vệ Sử.
Video đang HOT
Du khách chinh phục đỉnh Pu Si Lung.
Cây cầu sắt huyền thoại ở Pu Si Lung.
Sườn đồi như lưng hổ.
Cảnh sắc tuyệt đẹp nơi biên viễn.
Hoa đỗ quyên khoe sắc trên Pu Si Lung
Hang Đá – Nơi dựng lều nghỉ ngơi của đêm đầu và đêm thứ 2.
Khu rừng ma mị gần tới đỉnh Pu Si Lung.
Lạc bước giữa rừng nguyên sinh Pu Si Lung
Chiều tà ở Pu Si Lung.
Chạm tới Khang Su Văn
Khang Su Văn cao 3.012 m, được xếp hạng là đỉnh núi cao thứ 5 tại Việt Nam. Núi Khang Su Văn thuộc địa phận xã Dào San, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.
Muốn leo lên đỉnh Khang Su Văn, người ta thường chọn hướng đi qua xã Pa Vây Sử (huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu), lên gần đỉnh có cột mốc phân định biên giới Việt - Trung, mốc số 79 cao 2.880 m - cột mốc cao nhất biên giới này của Việt Nam do Đồn Biên phòng Vàng Ma Chải (xã Vàng Ma Chải, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu) quản lý.
Tác giả trên đỉnh Khang Su Văn.
Chúng tôi xuất phát từ Sa Pa (tỉnh Lào Cai). Khoảng cách 150 km từ Sa Pa tới chân núi Khang Su Văn có nhiều trở ngại cho người leo núi. Hầu hết các đoàn leo núi Khang Su Văn phải chuẩn bị túi ngủ, lều bạt cho hành trình leo núi của mình, bởi phải dừng nghỉ qua đêm giữa đường đi. Thường thì trại nghỉ qua đêm được cắm chốt ở độ cao 2.100 m. Hôm sau, từ độ cao 2.100 m, chúng tôi tiếp tục hành trình lên đỉnh Khang Su Văn cao 3.012 m. Ở chặng leo này, toàn là vách đá cao sừng sững, dựng ngược, khiến người leo cứ phải như con thạch sùng bám đá mà leo.
Trên đường đi, chúng tôi gặp thảm thực vật phong phú ở núi Khang Su Văn khá tương đồng với các ngọn núi khác ở vùng Tây Bắc. Dưới chân núi, gần bản làng là những dãy đồi đã bị khai thác cạn kiệt. Từ độ cao 1.600 m trở lên cũng là những vạt thảo quả dưới tán rừng nguyên sinh, nhưng rừng thảo quả núi Khang Su Văn cứ rộng bạt ngàn và nối tiếp nhau. Xuyên dọc lối mòn qua nương thảo quả, phóng tầm mắt nhìn ra xa là những trùng điệp rừng nguyên sinh với những loài cây biểu hiện của rừng ôn đới mà đại diện là giống sồi, dẻ, phong xen lẫn loài sặt, trúc, mâm xôi... Những người đã từng leo núi Khang Su Văn kể lại, thú rừng khu vực này còn khá nhiều, đến nỗi cột mốc số 79 phải rào dây thép gai vì sợ dê rừng húc đổ mốc.
Phong cảnh trong chuyến leo núi Khang Su Văn.
Với địa hình chia cắt mạnh, hiểm trở, Khang Su Văn liền mạch với các núi Chung Nhía Vũ, Pờ Ma Lung, Pu Si Lung... tạo nên một bức sơn thành, như một biên giới tự nhiên ngăn chia giữa Việt Nam và Trung Quốc. Có lẽ vì dựa vào vị trí địa lý tự nhiên hiểm trở đó mà khi bị người Hán đánh đuổi, các tộc người ở Trung Quốc thường chọn vùng này làm nơi phòng thủ, trong đó có tộc người Thái đã khiến Mường So trở thành một trong những chiếc nôi đầu tiên của người Thái Việt Nam. Người Thái phát triển mạnh mẽ khiến văn hóa Thái bảo trùm cả Tây Bắc.
Sau này, các thủ lĩnh người Mông trên đường chạy loạn đến Phong Thổ - Lai Châu cũng trở thành một thế lực đáng gờm cho người Thái, mà tiêu biểu là thủ lĩnh người Mông đen Tráng Lao Khô. Chuyện kể rằng: Khởi nghĩa Hàm Đồng thất bại, thủ lĩnh Tráng Chềnh Mềnh bị hạ sát. Thủ hạ của ông đã đưa gia quyến chạy về Việt Nam cư trú tại Bắc Hà. Dòng dõi anh hùng đã sản sinh ra nhiều nhân tài uy vũ, một trong số đó là Tráng Lao Khô. Do xích mích với anh em trong nhà về đất đai, Tráng Lao Khô dẫn theo thủ hạ đi về Lai Châu làm khuynh đảo cả một vùng. Các cuộc chiến đấu với người Thái để tranh giành lãnh địa đã khiến "Đạo quan binh số 4" của Pháp phải thiết lập một loạt binh trạm để chống lại sự phản loạn của Tráng Lao Khô.
Sau đó, nhóm của Tráng Lao Khô lui về Yên Bái - Nghĩa Lộ, rồi định cư ở Phiêng Khoài - Yên Châu - Sơn La. Với những công lao đặc biệt với Pathet Lào, ông được xây dựng khu di tích Lao Khô - biểu tượng cho tình hữu nghị Việt - Lào.
Trở lại chuyện thời kỳ Lao Khô ở Lai Châu - khu vực Mường So hiện vẫn còn nhiều hầm ngầm, có hầm xuyên qua suối, mà người già kể là có thể vác hòm đạn chạy bên trong, hoặc người ta có thể cưỡi ngựa phi từ trong hầm ngầm ra để phản kích. Ngạc nhiên nhất chuyến đi này là ngay bên đỉnh chóp Khang Su Văn 3.012 m vẫn còn một bức tường xây bằng đá, với nền móng một ngôi nhà với diện tích khoảng 60 m2. Đây được cho là nơi trước đây người Pháp xây một binh trạm trấn giữ nơi sơn khê, bởi vì khu vực Mường So thuận lợi cho việc thông thương qua cửa khẩu Ma Lù Thàng sang Kim Thủy Hà - Trung Quốc. Có nhà nghiên cứu cho rằng, cách nay 400 năm đã có tuyến đường thông thương từ sâu nội địa Trung Quốc qua cửa khẩu Ma Lù Thàng về Mường So - thủ phủ Phong Thổ xưa, rồi từ đó kết nối với các tuyến đường người Thái mở liên thông khắp các nẻo Tây Bắc. Trên cơ sở đó, ông Pavie đã cho mở một tuyến đường từ Mường So - Nậm Xe - Sin Suối Hồ - Sàng Ma Pho, rồi xuyên qua đèo Gió sang Sàng Ma Sáo - Mường Hum (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai) để vận chuyển nhu yếu phẩm được trung chuyển từ Lào Cai sang Phong Thổ và vận chuyển lâm thổ sản, á phiện theo chiều ngược lại.
Fansipan đẹp huyền ảo trong ngày thứ hai mưa tuyết rơi Sáng 9/2, mưa tuyết rơi dày trong ngày thứ hai liên tiếp khiến đỉnh Fansipan (Lào Cai) tiếp tục được bao phủ một màu trắng xóa, huyền ảo. Theo số liệu đo đạc của Khí tượng thủy văn, sáng sớm 9/2, đỉnh Fansipan nhiệt độ đã xuống mức -3 độ C. Tuyết tiếp tục rơi dày bao phủ khắp nơi, ước tính lên...