Chinh phục cung đường ‘tử thần’ Shimonoroka
Được mệnh danh là cung đường tử thần, Shimonoroka, tỉnh Toyama ở Nhật Bản, chỉ dành cho những người leo núi chuyên nghiệp hoặc có kinh nghiệm.
Được mệnh danh là cung đường tử thần, Shimonoroka, tỉnh Toyama ở Nhật Bản, chỉ dành cho những người leo núi chuyên nghiệp hoặc có kinh nghiệm. Nhưng nếu chinh phục được cung đường này, du khách sẽ được thấy một Shimonoroka như một đóa hồng đẹp mê mẩn, càng gai góc càng sắc nhọn.
Khung cảnh như tranh vẽ
Toyama là một địa danh nằm ở phía Tây Bắc Nhật Bản, nơi đây có rất nhiều điều thú vị và đặc biệt. Mặc dù ít được biết đến, nhưng tỉnh Toyama vẫn là điểm đến hấp dẫn của các du khách với những trải nghiệm và khám phá tuyệt vời. Đối với những du khách đam mê leo núi, điểm đến không thể bỏ qua chính là cung đường tử thần Shimonoroka.
Đây là một cung đường men theo sườn núi và có chiều dài khoảng 31km bắt đầu từ đập thủy điện Kurobe và kết thúc tại đập Sennindani. Shimonoroka là cung đường có lịch sử lâu đời, đường nhỏ hẹp và cheo leo hiểm trở (ở độ cao trên dưới 1.000m) và được khuyến cáo chỉ dành cho những người leo núi có nhiều kinh nghiệm.
Phong cảnh Shimonoroka.
Tuy nhiên, Shimonoroka cũng được biết đến bởi phong cảnh cực kỳ tuyệt đẹp rực rỡ nhất vào mùa thu khi những cánh rừng già được bao phủ bởi lớp lá màu vàng, đỏ, không khí trong vắt và bầu trời xanh biếc, cùng với những tia nắng mặt trời ấm áp.
Điều đặc biệt khiến Shimonoroka quyến rũ du khách vì nơi đây có những tảng băng tuyết vĩnh cửu khổng lồ có hình dạng như những phiến đá. Bề mặt của tảng băng tuyết vĩnh cửu như một tổ ong và có những tảng tạo thành hình mái vòm mà du khách có thể chui qua được.
Những cây lá phong đỏ rực mọc rất nhiều tại Shimonoroka.
Bên cạnh đó Shimonoroka còn có những con suối nhỏ chảy uốn lượn xuyên qua các khe núi với lượng nước vừa phải và một số hồ nước nhỏ khác. Điểm xuyến trong khung cảnh trữ tình còn có những con thác nhỏ nước chảy xuống như mái tóc, như dải lụa trắng tô điểm cho một Shimonoroka đầy sắc màu.
Kinh nghiệm chinh phục cung đường
Là một cung đường rộng lớn và mạo hiểm nên cũng có nhiều cách để chinh phục Shimonoroka. Hầu hết du khách leo núi chọn theo lộ trình ngày thứ nhất xuất phát từ đập đập Kurobe – suối nước nóng Azohara.
Sang ngày thứ 2, du khách sẽ xuất phát từ Azohara và đi tiếp đến điểm cuối là ga Keyakidaira. Tổng quãng đường di chuyển 2 ngày là 13km và mỗi ngày leo mất 6-7 giờ.
Trên quãng đường xuyên suốt dài khoảng 13km theo lộ trình trên với một bên là thung lũng vực sâu một bên vách núi, du khách sẽ được gắn dây đai vào vách đá để đảm bảo an toàn. Trên cung đường có những đoạn vách đá dựng đứng và lối đi không rộng quá 1m, rất chênh vênh, nguy hiểm.
Nhưng bù lại, nơi đây lại có cảnh sắc rất tuyệt vời với tầm nhìn cực rộng, đa sắc màu cho du khách quan sát ngắm cảnh. Đặc biệt, giữa các kẽ đá có nhiều cây dại mọc, nhưng lại mang đủ màu sắc rực rỡ tạo nên một vẻ đẹp tự nhiên thuần khiết. Ở Shimonoroka còn có cây lá phong mọc khá phổ biến, khi lá chuyển sang màu đỏ thì khung cảnh hiện lên như một bức tranh tuyệt đẹp.
Video đang HOT
Có những đoạn đường được kè bằng gỗ và có dây cố định vào vách núi cho du khách đi an toàn.
Vốn là một cung đường mạo hiểm nên du khách nếu muốn chinh phục cần phải đăng ký trước với cảnh sát khu vực. Ngoài ra tùy vào tình hình thời tiết cung đường Shimonoroka thường xuyên bị đình chỉ leo để đảm bảo an toàn.
Để chinh phục cung đường Shimonoroka, du khách phải chuẩn bị rất kỹ từ người đồng hành cũng như các vật dụng cần thiết mang theo. Du khách nên đi thành một đội để có thể hỗ trợ lẫn nhau, tránh những tình huống không may xảy ra. Ngay cả đến những người thợ leo núi chuyên nghiệp cũng từng phải thốt lên rằng: “Tôi từng suýt bỏ mạng tại Shimonoroka”.
Mảng băng tuyết vĩnh cửu có hình dạng như một tổ ong khổng lồ.
Một số lưu ý bỏ túi cho du khách khi tham gia chinh phục cung đường Shimonoroka. Trong đó, đèn pin sẽ được sử dụng nhiều vì du khách phải đi qua những vách núi cheo leo, đường hầm dài và thiếu ánh sáng.
Ngoài ra những vật dụng như mũ bảo hộ, giày leo núi, quần thể thao, nước uống là những thứ không thể tách rời. Du khách phải cẩn trọng từng bước chân, quan sát thật kỹ để không bị vấp hoặc bước vào nền đá không chắc chắn, kiểm tra thang gỗ trước khi leo.
Luôn chú ý trên đầu nếu không sẽ bị va vào trần núi bất cứ lúc nào. Những đoạn có thác nước chảy qua lâu ngày xuất hiện rêu nếu có thể bạn hãy tránh ra và đừng bao giờ tách tốp với đội ngũ đồng hành của bạn.
Đối với thời tiết xấu, du khách tuyệt đối không mạo hiểm chinh phục Shimonoroka, hãy đợi thời tiết hửng nắng để bạn chinh phục với điều kiện an toàn tốt nhất.
Chinh phục 'sống lưng khủng long', dạo đồng cỏ lau đẹp quên lối ở Bình Liêu
Tháng 11, cỏ lau đồng loạt nở rộ, trải rộng khắp các cung đường lên cột mốc ở Bình Liêu, tạo khung cảnh đẹp mộng mơ, thu hút nhiều tín đồ ưa xê dịch tới chụp hình, khám phá.
(Ảnh: Mai Phương Thảo)
Cách Hà Nội khoảng 270km và cách TP. Hạ Long hơn 100km, huyện miền núi Bình Liêu (nằm ở cửa ngõ phía đông của tỉnh Quảng Ninh) là một trong những địa điểm du lịch hút khách bậc nhất miền Bắc dịp cuối năm.
Bởi thời điểm này, ở Bình Liêu, những cánh đồng cỏ lau trải dọc các đoạn đường lên cột mốc 1305, 1297,...đồng loạt nở rộ, khoe sắc trắng ngà nổi bật cả một vùng rộng lớn, tạo khung cảnh nên thơ, đẹp như tranh.
(Ảnh: Đào Lan, Lê Thị Thanh Tâm, Blog của Rọt)
Với khung cảnh thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ cùng bầu không khí trong lành, mát mẻ rất dễ chịu, Bình Liêu được du khách ví như "Sapa thu nhỏ" của tỉnh Quảng Ninh. Nơi đây còn được mệnh danh là "thiên đường cột mốc" sở hữu khoảng 60 cột mốc chạy dọc đường biên giới dài 48 km giữa Việt Nam và Trung Quốc. Phần lớn những cột mốc này, du khách đều có thể đến tham quan, check-in.
(Ảnh: Huỳnh Nhật)
Thời điểm lý tưởng nhất để ghé thăm Bình Liêu là những ngày cuối thu đầu đông, khoảng từ tháng 11 đến tháng 12. Lúc này, tiết trời mát dịu, những cánh đồng cỏ lau bung nở rực rỡ, phủ sắc trắng khắp các sườn đồi.
(Ảnh: Nga Phạm)
Để có những bức hình đẹp nhất, du khách có thể lựa chọn tới đồng cỏ lau ở cột mốc 1297 hay cột mốc 1305,... Trong đó, khu vực cột mốc 1297 được nhiều du khách nhận xét là đẹp hơn cả, đúng nghĩa "thiên đường cỏ lau". Đường đi tới đây đổ bê tông dốc thoải nên thuận tiện di chuyển, quãng đường cả đi và về khoảng 1,5 km.
(Ảnh: Huyền, Nguyễn Khánh Hoàng Anh)
Cách trung tâm huyện Bình Liêu khoảng 15km, cột mốc số 1305 là mốc biên giới cao nhất ở Bình Liêu nói riêng và cả tỉnh Quảng Ninh nói chung. Đây cũng là địa điểm check-in hút khách vì cung đường lên cột mốc này dài khoảng 2km, có hình dáng khi nhìn từ trên cao rất giống "sống lưng khủng long".
Bên cạnh đó, con đường di chuyển từ trung tâm huyện Bình Liêu đến cột mốc 1305 cũng gây ấn tượng với du khách, được đánh giá là cung phượt đẹp ngoạn mục bởi đây là tuyến đường tuần tra biên giới Việt - Trung. Đoạn đường này có độ cao trung bình trên 700m so với mực nước biển, uốn lượn theo sườn núi, bao quanh là núi non trùng điệp, tràn ngập sắc xanh mướt của cỏ cây.
(Ảnh: Nguyễn Mai Thùy Dương)
Để chụp ảnh cỏ lau đẹp, du khách nên di chuyển tới các cột mốc vào lúc sáng sớm hoặc chiều muộn. Khi ấy, nắng dịu, màu vàng ươm, ánh nắng xuyên qua những bông cỏ lau, tạo bối cảnh chụp đẹp "quên lối".
Vài năm gần đây, sau khi cao tốc Hà Nội - Vân Đồn hoàn thiện, việc di chuyển từ Thủ đô tới Bình Liêu đã trở nên thuận tiện hơn. Tuy nhiên, du khách thường lựa chọn hình thức phượt bằng xe máy để có thể chiêm ngưỡng, cảm nhận trọn vẹn vẻ đẹp dọc hai bên đường ở Bình Liêu.
(Ảnh: Huỳnh Nhật, Nga Phạm)
Tới đây, ngoài trải nghiệm mùa cỏ lau, du khách có thể kết hợp check-in các cột mốc khác như 1300, 1302, 1327,... cũng như khám phá một số điểm đến lân cận như thác Khe Vằn, đỉnh Cao Ba Lanh, đỉnh Cao Xiêm (nóc nhà Quảng Ninh), bản Sông Moóc, cầu treo Nà Làng...
Nếu đến Bình Liêu vào tháng 12, du khách còn có cơ hội chiêm ngưỡng mùa hoa sở nở trắng núi rừng hay mùa cỏ cháy. Lịch trình lý tưởng nhất là 2 ngày 1 đêm với chi phí dao động từ 800.000 - 1.200.000 đồng/người.
(Ảnh: Sang Dang Doan, Mai Liên Vũ)
Bên cạnh đó, du khách cũng đừng quên ghé các phiên chợ đầy màu sắc, thưởng thức nhiều món ngon, đặc sản địa phương với giá thành bình dân như gà đen nướng, cá suối, bánh coóc mò, thịt heo bản, xôi,...
Độc hành với Mã Pì Lèng Đến Hà Giang mà chưa 'độc hành' với Mã Pì Lèng thì sao có thể cảm nhận hết được vẻ đẹp hùng vĩ của xứ sở núi rừng này? So với nhiều năm trước, Hà Giang giờ có nhiều thay đổi. Homestay tăng giá lên 20%. Quán cà phê đông nghịt, ồn ào chẳng kém Hà Nội. Vì vậy, cách duy nhất để...