Chinh phục ca ghép tế bào gốc cho trẻ bị suy tủy xương
Sau 15 năm ghép thành công ca ghép tế bào gốc đầu tiên cho trẻ bị suy tủy xương, Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp tục chinh phục ca ghép đầy thách thức này lần thứ 2 cho bé trai N.N.T.P (bốn tuổi, ở Bắc Ninh) bị mắc bệnh suy tủy xương.
Bệnh nhi đã có sức khỏe ổn định sau ca ghép.
Tháng 6-2020, thấy con nổi vết bầm tím ở chân nhưng quan sát thấy những vết bầm tím này không giống với những vết bầm do va chạm bình thường gây ra, gia đình rất lo lắng nên đưa con đi khám tại Bệnh viện Nhi Trung ương.
Tại đây, sau khi làm các xét nghiệm cận lâm sàng, bé được chẩn đoán mắc bệnh suy tủy xương và phải nhập viện điều trị. Bệnh nhi chỉ có một phương pháp điều trị hiệu quả nhất là ghép tế bào gốc.
TS, BS Nguyễn Thị Mai Hương – Trưởng khoa Huyết học lâm sàng, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, suy tủy xương là tình trạng giảm sinh các tế bào máu ở tủy xương dẫn đến tình trạng trẻ b ị thiếu máu, chảy máu do xuất huyết và sốt do nhiễm trùng. Nguyên nhân có thể do bẩm sinh hoặc mắc phải. Nếu không được điều trị kịp thời trẻ có thể tử vong do thiếu máu nặng, xuất huyết não hoặc nhiễm vi khuẩn, virus nặng.
Ghép tế bào gốc tạo máu là một trong những phương pháp điều trị bệnh tiến bộ vượt bậc của nhân loại. Hiện nay, ghép tế bào gốc tạo máu được áp dụng cho các bệnh lý hiểm nghèo không thể điều trị bằng các thuốc thông thường. Nhiều nước trên thế giới sử dụng phương pháp ghép tế bào gốc tạo máu cho bệnh nhân mắc suy tủy xương nặng nếu tìm được người cho phù hợp.
Trường hợp của bé P may mắn có chị gái phù hợp HLA (HLA là một loại kháng nguyên có trên nhiều loại tế bào người).
Ngày 28-10-2020, các bác sĩ đã khẩn trương tiến hành các bước theo đúng quy trình để thực hiện ca ghép tủy cho bé. “Nhờ quá trình chuẩn bị kỹ càng trước ghép cùng sự phối hợp chặt chẽ của nhiều chuyên khoa như: Huyết học lâm sàng, Huyết học xét nghiệm, Ngân hàng máu, Hồi sức Ngoại, Dược…, quá trình ghép tủy của bệnh nhi đã diễn ra thành công, không gặp các tai biến nặng sau ghép”, BS Hương cho hay.
Sau ghép tế bào gốc, bệnh nhi được theo dõi đặc biệt chống thải ghép tại khoa Hồi sức Ngoại. Khoảng một tháng sau khi nhận được tủy từ người chị ruột, bé P được chuyển đến Khoa Huyết học Lâm sàng để tiếp tục theo dõi và điều trị.
Hơn hai tháng điều trị sau ghép, tủy mới đã phát triển trong cơ thể bệnh nhi đạt đến 73%. Các xét nghiệm cho kết quả trong giới hạn bình thường, trẻ được ra viện trong niềm hạnh phúc của gia đình và các y, bác sĩ.
Video đang HOT
TS, BS Nguyễn Thị Mai Hương vui mừng chia sẻ, ngày 28-4-2021, bệnh nhi tái khám với kết quả xét nghiệm cho thấy tủy mới đã phát triển trong cơ thể đạt đến 76,3%. Điều này có nghĩa là ca ghép tủy của bệnh nhi đã thành công.
Được biết, trước đó bệnh viện cũng đã tiếp nhận và điều trị cho trẻ bị suy tủy xương, có những trường hợp tìm được người cho tủy phù hợp nhưng tình trạng nhiễm trùng của bệnh nhi diễn ra liên tục, trẻ chưa kịp ghép tủy thì đã tử vong vì nhiễm trùng.
Do đó, đối với bệnh nhi suy tủy xương, sau khi có chẩn đoán xác định, nếu đáp ứng được các tiêu chuẩn cần thiết và tình trạng bệnh nhân cho phép, trẻ cần được tiến hành ghép tủy càng sớm càng tốt để tránh những biến chứng của truyền máu cũng như các nhiễm trùng nặng có thể xảy ra.
Các y, bác sĩ chúc mừng gia đình bệnh nhi.
Theo bác sĩ Hương, trẻ mắc bệnh suy tủy xương sau khi được ghép tủy sẽ hoàn toàn khỏi bệnh và có cuộc sống như những trẻ bình thường khác.
Trước đó, Bệnh viện Nhi Trung ương đã ghép tế bào gốc thành công cho nhiều bệnh nhân Thalasemia, suy giảm miễn dịch bẩm sinh, bệnh Wiscott-Andrich.
Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh ung thư máu
Bệnh nhân nên chia nhỏ bữa ăn để đảm bảo cơ thể có đủ calo, uống đủ nước, tránh những thực phẩm có vị cay nồng, cứng khó nhai, tránh ăn mặn hay các loại trái cây chua.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, mỗi năm Việt Nam có khoảng 95.000 bệnh nhân chết vì ung thư, trong đó 80% bị sụt cân, 30% chết vì suy kiệt trước khi qua đời do khối u. Đa số bệnh nhân ung thư chỉ tập trung vào điều trị mà chưa chú trọng đến chế độ dinh dưỡng để nâng cao thể trạng. Do đó, bệnh nhân bạch cầu cấp dòng tủy trong và sau quá trình điều trị bằng hóa trị hoặc ghép tế bào gốc cần được chăm sóc về dinh dưỡng nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống.
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của người bệnh bạch cầu cấp dòng tủy. Không những cung cấp năng lượng cần thiết cho hoạt động của người bệnh, chế độ dinh dưỡng tốt còn giúp cơ thể tái tạo lại các tế bào máu hoặc các mô bị tổn thương sau điều trị.
Vì vậy trong quá trình xây dựng thực đơn dinh dưỡng hàng ngày, bệnh nhân bạch cầu cấp dòng tủy cần chú ý:
- Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày giúp bạn đảm bảo cơ thể có đủ calo, protein và các chất dinh dưỡng khác. Các bữa ăn nhỏ sẽ giúp bạn đối phó được tốt hơn tác dụng phụ sau điều trị ung thư máu có liên quan đến tiêu hóa như buồn nôn, tiêu hóa kém. Bạn có thể chia nhỏ thành 5 - 6 bữa ăn nhỏ trong ngày.
- Cung cấp đủ nước cho cơ thể: Uống mỗi ngày từ 1,5 - 2 lít nước sẽ giúp cho chuyển hóa trong cơ thể bạn được diễn ra dễ dàng hơn.
- Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng: Giảm cân là hiện tượng thường thấy đối với bệnh nhân ung thư máu trong quá trình điều trị, để hạn chế tình trạng này, bạn cần theo dõi chế độ ăn của mình và bổ sung:
Protein: Những thực phẩm giàu protein bao gồm thịt gà, trứng, sữa, tôm, cua, cá, thịt bò...
Tinh bột: Nên chọn các loại ngũ cốc nguyên hạt (gạo, ngô, lúa mì, hạt lúa mạch), các loại củ (khoai tây, khoai lang, khoai sọ, sắn...)
Chất béo: Bạn nên bổ sung những chất béo lành mạnh có trong dầu ô liu, bơ, cá...
Vitamin và các loại khoáng chất có trong các loại rau củ và trái cây. Những loại thực phẩm này có thể giúp chống oxy hóa, giúp cho cơ thể chống lại với ung thư. Chọn các loại quả tươi sạch, đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm như cam, bơ, cà chua, nho... Hạn chế làm mất các vitamin trong quá trình chế biến cũng như sơ chế, bảo quản.
- Thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm tốt: đảm bảo ăn chín, uống sôi là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất trong chế độ ăn uống của người bệnh bạch cầu cấp dòng tùy. Người bệnh cần tránh một vài loại thực phẩm, bao gồm cá, thịt... chưa nấu chín, do vi khuẩn có hại trong thực phẩm tươi sống hoặc chưa nấu chín có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng ở những người bệnh bạch cầu cấp dòng tủy.
Một số lưu ý trong chế độ dinh dưỡng:
Trong thời gian bệnh và điều trị, bệnh nhân thường bị thay đổi khẩu vị. Các phương pháp sau đây có thể giúp người bệnh giảm thiểu được tình trạng khó chịu:
Súc miệng trước khi ăn.
Ăn bữa nhỏ nhiều lần trong ngày
Vệ sinh răng miệng và súc miệng tối thiểu 4 lần trong 1 ngày.
Uống nhiều nước
Nhiễm trùng miệng, hầu họng thường hay gặp ở những bệnh nhân bạch cầu cấp. Một số thực phẩm nhất định có thể làm tăng khả năng tổn thương răng miệng của bệnh nhân:
Thực phẩm có gia vị cay nồng.
Thực phẩm cứng, có góc cạnh sắc gây khó nhai, nuốt.
Bệnh nhân nên ăn những thực phẩm mềm, dễ dàng nhai và nuốt như trái cây mềm, bún, mỳ, sữa, bột ngũ cốc... Nên tránh ăn cay, mặn, tránh các loại trái cây có vị chua.
Vấn đề uống nước: Có thể là nước chín, nước ép rau, quả, sữa hoặc những thực phẩm có chứa nhiều nước... Điều quan trọng là uống nước ngay cả những lúc không khát. Tuy nhiên nên hạn chế những thức uống chứa cafein...
Một chế độ ăn uống phù hợp đủ dinh dưỡng và năng lượng là rất cần thiết giúp nâng cao chất lượng điều trị và cải thiện sức khỏe cho bệnh nhân bạch cầu cấp dòng tủy. Bệnh nhân nên đến khám bác sỹ chuyên khoa ung thư máu để được tư vấn cụ thể về chế độ dinh dưỡng.
Bệnh nhân chấn thương tủy sống ở miền Trung được cấy ghép tế bào gốc miễn phí Ngày 28.4, Bệnh viện (BV) Đà Nẵng cho biết các bệnh nhân bị chấn thương tủy sống ở khu vực miền Trung có thể liên hệ BV để được tư vấn, hỗ trợ cấy ghép tế bào gốc miễn phí bằng công nghệ Nhật Bản. Cấy ghép tế bào gốc tại BV Đà Nẵng - BV ĐÀ NẴNG CUNG CẤP Đây là kỹ...