Chinh phục biển mây trên đỉnh Ky Quan San vào dịp cuối năm
Ky Quan San, hay có tên gọi khác là Bạch Mộc Lương Tử, được mệnh danh là một trong bốn đỉnh núi cao nhất Việt Nam và luôn nằm trong danh sách ‘phải đến’ của bất kỳ phượt thủ nào muốn chinh phục, khám phá.
Với độ cao 3046m so với mực nước biển, Ky Quan San (huyện Bát Xát, Lào Cai) đứng thứ 4 trong top 10 đỉnh núi cao nhất Việt Nam, sau Fansipan, Putaleng và Pusilung.
Ky Quan San có tên gọi Bạch Mộc Lương Tử là tên gọi do các du khách đặt và đây là một sự nhầm lẫn sơ sót của dân trek (đi bộ đường dài) trước khi xem bản đồ chính xác, vì đỉnh núi này rất gần với đỉnh Bạch Mộc Lương (Pờ Ma Lung 2.967 m) thuộc Phong Thổ, Lai Châu.
Chinh phục biển mây Bạch Mộc Lương Tử dịp cuối năm
Ngày 7/4/2018, chính quyền huyện Bát Xát đã chính thức thay một chóp inox mới và gắn tên đỉnh là Ky Quan San, chính thức trả lại tên cho đỉnh núi này. Từ đó, cái tên Bạch Mộc Lương Tử không còn nữa. Tuy nhiên, trong giới thích leo núi vẫn truyền tai nhau cái tên Bạch Mộc Lương Tử như kỷ niệm về những hành trình chinh phục đáng nhớ.
Theo các trekker nhiều kinh nghiệm, thời điểm đẹp nhất để khám phá Ky Quan San là từ giữa tháng 9 đến tháng 4 năm sau, lúc này các tỉnh miền Bắc nước ta bước vào mùa khô, thời tiết mát mẻ, ít khi mưa. Đây cũng là khoảng thời gian mùa đông rất đẹp và hoàn hảo để leo núi. Nắng vàng nhẹ, trời khá xanh, những tầng ánh bạc, khiến bạn ngỡ như đang lạc trên 9 tầng mây. Nếu các du khách muốn “săn” biển mây bồng bềnh thì đây là cơ hội tuyệt vời cho các bạn đấy!
Một điểm đặc biệt nữa, đó là khoảng thời gian từ tháng 12 đến tháng 1, Ky Quan San còn có “đặc sản” là tuyết. Nếu du khách chưa được ngắm tuyết rơi hay chạm vào tuyết lạnh giá thì đây sẽ là thời gian lý tưởng để trải nghiệm những điều trên.
Trekking Ky Quan San có hai hướng chính đó là hướng từ Lào Cai và Lai Châu. Bên Lào Cai sẽ ảnh hưởng bởi gió Đông Bắc từ Trung Quốc, còn ở Lai Châu sẽ chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam từ bên Lào. Bởi vì, 2 mặt của dãy Hoàng Liên Sơn chịu ảnh hưởng của hai luồng khí hậu khác nhau.
Trekking Bạch Mộc Lương Tử có hai hướng chính đó là hướng từ Lào Cai và Lai Châu.
Ky Quan San được nhiều trekker yêu thích, bởi trong suốt dọc hành trình đi, cung đường trekking này đã tạo nên một sức hút vô cùng lớn. Phần nhiều, cả quá trình chinh phục núi Ky Quan San chỉ có đi lên và một chút ít đường bằng phẳng. Vì thế, hành trình sẽ chia làm 2 đoạn khá dài và mệt mỏi là đường dài (khoảng 2km), và dốc từ 1600m, có đoạn dốc tới 2100m.
Video đang HOT
Châm Anh, nữ trecker đến từ Thái Nguyên chia sẻ: “Ky Quan San là một dấu mốc quan trọng mà tôi muốn và đã chinh phục được trong năm 2023. Là con gái nên khi có kế hoạch hoàn thành cung này tôi đã phải luyện tập sức khỏe rất nhiều, vì hành trình này khá dài và tốn nhiều sức lực, nhiều đoạn dốc và đường đi cũng khá xấu. Thật may mắn là có sự ủng hộ của các thành viên trong đoàn, chúng tôi đã hoàn thành hành trình chinh phục đỉnh núi này”.
Anh Ngọc Đức, hướng dẫn viên du lịch có lưu ý rằng: “Đường đi lên Ky Quan San không hề dễ dàng, du khách phải băng qua nhiều ruộng ngô, bãi chăn trâu bò của người dân Mông bản địa, nên việc bạn bị dính bẩn trong bùn đất là điều khó tránh khỏi. Bạn còn phải vượt qua những đỉnh núi cao, những con đường dọc sống núi đá đầy cheo leo. Nhưng chinh phục được những điều đó thì hành trình của bạn rất đáng khâm phục rồi”.
Du khách cũng không khỏi cảm thán khi được lên tới đỉnh Ky Quan San, với biển mây bồng bềnh, mang đến cảm giác như được bay lơ lửng giữa bầu trời tưởng chừng như không thể với tới.
“Bạn cần phải liên hệ trước để lấy giấy giới thiệu của Ban chỉ huy Quân sự tỉnh nếu đi theo hướng Lai Châu trước khi leo núi để tránh rắc rối khi gặp bộ đội biên phòng”, anh Đức chia sẻ thêm.
Thời gian để leo Ky Quan San trung bình thường hết từ 2-4 ngày. Trên đỉnh 2.100m có một lán trại duy nhất do nhóm porter xã Sàng Ma Sáo dựng lên để làm chỗ ăn uống, nghỉ ngơi giữa chặng cho khách. Các nhóm trekking chỉ có một lựa chọn là ngủ tại lán này nếu không kịp đến đỉnh núi vào ban ngày. Tại đây các đoàn trekking thường gọi điện để đặt trước đồ ăn và chỗ nghỉ.
Từ lán trại lên đỉnh Ky Quan San, địa hình thay đổi sang các vách đá với độ dốc lên đến 65 độ. Du khách muốn leo lên phải bám vào các hốc đá và cây mọc hai bên.
Sự thử thách to lớn nhất đối với du khách có lẽ chính là chặng đường cuối lên Ky Quan San. Bởi lúc này, mọi người đều bị giảm thể lực rất nhiều. Việc vượt qua những vách đá dốc cheo leo đầy rêu phong hay xuyên qua cánh rừng già,… đều gây khó khăn với người leo núi. Nhưng từ đó, họ mới có thể hưởng “quả ngọt” dành cho những cố gắng gian khổ đã qua đến khi ngọn núi Ky Quan San dần dần hiện ra trước mắt.
Sự thử thách to lớn nhất đối với du khách có lẽ chính là chặng đường cuối lên Ky Quan San. Bởi lúc này, mọi người đều bị giảm thể lực rất nhiều. Việc vượt qua những vách đá dốc cheo leo đầy rêu phong hay xuyên qua cánh rừng già
Có lẽ, suốt cung leo Ky Quan San, du khách sẽ không khỏi đi từ bất ngờ này tới ngạc nhiên khác, bởi cảnh sắc quá đỗi hoang sơ, đẹp đẽ khi được thấy cánh rừng nguyên sinh với những cây cổ thụ rêu bám đầy thân. Hay đôi khi là cả những cây đỗ quyên già nở hoa đỏ rực rỡ, với sức sống mãnh liệt vẫn bám trụ vững chắc ở độ cao cả 3000m.
Du khách cũng không khỏi cảm thán khi được lên tới đỉnh Ky Quan San, với biển mây bồng bềnh, mang đến cảm giác như được bay lơ lửng giữa bầu trời tưởng chừng như không thể với tới.
Với những vách đá chênh vênh, khổng lồ đan xen với những rừng trúc nguyên sơ, Ky Quan San được bao bọc bởi những khung cảnh tuyệt đẹp hùng vĩ giữa núi rừng Tây Bắc, là điểm khám phá và trải nghiệm không thể quên đối với mỗi du khách.
Mẹ Hà Nội xinh đẹp chinh phục đỉnh núi gần 3.000m, gặp biển mây cảnh như mơ
Vợ chồng chị Hà My vừa hoàn thành chuyến chinh phục đỉnh núi Nhìu Cồ San nằm ở độ cao 2.965m so với mực nước biển.
Nơi đây có vẻ đẹp hoang sơ, thảm thực vật phong phú, ấn tượng theo mùa.
"Khoảng 2 tuần trước, mình không thể tin được bản thân có thể chinh phục đỉnh núi cao gần 3.000m. Ngay trước chuyến đi, mình vẫn hoang mang về khả năng của bản thân", chị Hà My (30 tuổi, Hà Đông, Hà Nội) chia sẻ. Vợ chồng chị My vừa trở về sau hành trình chinh phục đỉnh Nhìu Cồ San. Đây là lần đầu tiên, người mẹ hai con tham gia leo núi đường dài.
Nhìu Cồ San trong tiếng dân tộc H'Mông có nghĩa là "sừng trâu". Ngọn núi nằm ở xã Sàng Ma Sáo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, cách Sa Pa khoảng 60 km. Nằm ở độ cao 2.965 m so với mực nước biển, Nhìu Cồ San trở thành điểm đến thu hút du khách nhờ vẻ đẹp hoang sơ cùng hệ thực vật phong phú. Tới đây, du khách có thể cảm nhận được sự thay đổi rõ rệt về địa hình khi di chuyển từ chân núi lên đỉnh.
Mỗi mùa, Nhìu Cồ San có vẻ đẹp riêng. Vào tháng 11, 12, du khách tới đỉnh Nhìu Cồ San có thể bắt gặp những cây phong lá đỏ, lá vàng rực rỡ. Tháng 1, khi thời tiết sang đông, du khách có thể bắt gặp tuyết phủ. Mùa xuân - tháng 3,4 nơi này lại nổi tiếng với sắc hoa đỗ quyên.
Chinh phục Nhìu Cồ San là chuyến leo núi đầu tiên của chị Hà My
Gia đình chị My đam mê du lịch từ lâu nhưng chủ yếu là đi nghỉ dưỡng, cắm trại. "Ông xã mình yêu thích các hoạt động leo núi, trekking nhưng mình thì chưa từng có kinh nghiệm. Trước đây, mình thậm chí ít vận động. Khoảng 6 tháng nay mới tập luyện thể thao để cải thiện sức khỏe, sức bền", chị My thành thực tâm sự.
Sau nhiều lần ông xã động viên và thuyết phục, cuối tháng 10, chị Hà My quyết định lên đường chinh phục Nhìu Cồ San, thử thách sức khỏe bản thân.
Ngày đầu tiên, vợ chồng chị My di chuyển từ Hà Nội lên Sa Pa bằng xe khách. Họ có mặt tại đây vào lúc 15h chiều, nghỉ ngơi, ăn tối và nghỉ đêm. 7h30 sáng hôm sau, porter (người bản địa hỗ trợ khuân vác, dẫn đường) đón hai vợ chồng di chuyển đến bản Nhìu Cồ San - nơi bắt đầu điểm leo núi. Di chuyển từ Sa Pa đến điểm này mất khoảng 2 tiếng.
11h trưa, vợ chồng chị My bắt đầu hành trình chinh phục ngọn núi cao thứ 9 ở Việt Nam. Hành trình chinh phục Nhìu Cồ San thường đi qua thác Ong Chúa về đường bãi thả dê hoặc ngược lại. Nếu chọn đi thác Ong Chúa sẽ có nhiều cây cối lớn che bóng mát và nhiều suối thác dễ tìm được chỗ nghỉ chân. Trong khi đó, đường bãi thả dê không quá dốc và đa phần là cây bụi, cỏ thấp, không có suối thác nên ngày nắng nóng đi sẽ mất sức hơn.
Đoàn chị My đi theo cung đường qua thác Ong Chúa. Cung đường này dốc cao liên tục, có lúc mệt không thở nổi nhưng khi tới thác, chị My ngỡ ngàng trước khung cảnh tuyệt đẹp hiện ra trước mắt, quên hết mệt mỏi
Khoảng 16h chiều, cặp đôi đến lán dừng nghỉ. Nơi đây có diện tích cho khoảng 60 - 70 người nghỉ cùng lúc. Thường xuyên đi cắm trại ở núi rừng nên vợ chồng chị My không xa lạ với việc "ngủ bên rừng, ăn ven suối". Thế nhưng, đây là lần đầu tiên chị ngủ ở khu vực rừng núi cao như vậy. Ban đêm, nhiệt độ hạ rất thấp. Nhiệt độ về đêm và sáng sớm ở Nhìu Cồ San tháng 11, 12 dao động từ 2 - 10 độ C, khách đi leo núi cần mặc đồ thật ấm.
"Ở lán nghỉ có thể điều kiện sinh hoạt không tiện nghi nhưng người dân dọn dẹp rất sạch sẽ, chuẩn bị sẵn nước nóng, tổ chức nướng thịt, đốt lửa... ", chị My cho biết.
4h30, cặp đôi dậy sớm để tiếp tục hành trình lên đỉnh núi. Tuy không kịp đón bình minh trên đỉnh Nhìu Cồ San nhưng đôi vợ chồng lại may mắn bắt gặp biển mây trên đường di chuyển. "Bạn porter nói Nhìu Cồ San là điểm khó săn mây hơn các nơi khác nên hai vợ chồng mình thực sự rất may mắn. Chứng kiến khung cảnh biển mây khổng lồ trước mắt, mình thậm chí tưởng đây là cảnh trong mơ", chị My hạnh phúc nhớ lại.
Biển mây ấn tượng trên đường chinh phục đỉnh núi
Sau khi chứng kiến biển mây, cặp đôi mê mẩn ngắm nhìn khung cảnh thiên nhiên mà không hay biết thời điểm tới đỉnh núi là khi nào. "Mình chỉ nhớ 14h thì xuống tới chân núi. Đây là lần đầu tiên mình được xuyên qua khu rừng nguyên sinh, như lạc bước vào khung cảnh trong phim ảnh với suối, thác nước, hoa và lá đỏ", chị My cho biết.
Khi xuống núi, do đoạn đường quá dốc, ngón chân liên tục chạm mạnh vào mũi giày, chị My bị đau nhẹ. Chị phải chuyển sang sử dụng dép tổ ong để hạn chế va chạm. "Có nhiều lúc mình mệt phờ, đuối sức nhưng ông xã và porter liên tục động viên. Thêm vào đó, càng đi, khung cảnh càng đẹp khiến mình thêm động lực", chị My nói.
Theo chị, du khách cần trang bị đầy đủ quần dài, áo dài tay (hoặc áo khoác mỏng chống thấm nước), áo phông, áo khoác dày (dùng giữ ấm khi ngủ qua đêm ở lán), giày leo núi,... và các vật dụng cá nhân cần thiết khác như kính, mũ, đèn pin, kem chống côn trùng, thuốc thang,... Lần đầu leo núi, du khách nên thuê porter riêng để tránh lạc đường và được hỗ trợ tận tình nhất.
Hiện, chi phí chinh phục Nhìu Cồ San trong 2 ngày 1 đêm dao động từ 1,5 triệu - 2,5 triệu đồng/người.
Chinh phục đỉnh Tà Xùa - 'sống lưng khủng long' giữa biển mây hùng vỹ Với độ cao hơn 2000 m so với mực nước biển, đỉnh Tà Xùa (Yên Bái) được mệnh danh là 'sống lưng khủng long' cùng vẻ đẹp hùng vỹ của mây ngàn. Đỉnh Tà Xùa cao 2.865m thuộc Bản Công - Trạm Tấu - Yên Bái, là 1 trong 15 đỉnh núi cao nhất của Việt Nam. Từ lâu Tà Xùa đã trở...