Chính phủ yêu cầu TP. Hồ Chí Minh và Thái Bình khẩn trương thu phí không dừng
Chính phủ yêu cầu UBND TP. Hồ Chí Minh và UBND tỉnh Thái Bình triển khai hệ thống thu phí sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng tại các trạm thu phí do địa phương quản lý.
Ảnh minh họa. Văn Nam.
Cụ thể, Chính phủ yêu cầu UBND TP. Hồ Chí Minh khẩn trương triển khai hệ thống thu phí điện tử không dừng tại trạm thu phí đường Nguyễn Văn Linh để bảo đảm kết nối liên thông, đồng bộ với hệ thống thu phí điện tử không dừng trên cả nước theo đúng quy định tại Quyết định số 19/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Cùng với đó, UBND tỉnh Thái Bình cũng được giao xây dựng lộ trình cụ thể triển khai thu phí điện tử không dừng đối với trạm thu phí trên QL39B, đảm bảo có thể triển khai ngay công tác thu phí điện tử không dừng khi đủ điều kiện và hiệu quả đầu tư.
Video đang HOT
Trong thời gian chưa triển khai thu phí điện tử không dừng, Chính phủ yêu cầu UBND tỉnh Thái Bình giám sát chặt công tác thu phí, không để xảy ra tiêu cực, gây thất thoát tiền vốn.
Mới đây, trong văn bản báo cáo Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) cho biết, đến nay hầu hết các trạm thu phí trên cả nước đã triển khai thu phí tự động không dừng theo tiến độ chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Đối với các trạm do địa phương quản lý có tổng số 16 địa phương, 39 trạm thu phí. Đến nay, đã có 27 trạm đã triển khai lắp đặt thiết bị, vận hành và kết nối với hệ thống thu phí không dừng do Bộ GTVT đầu tư.
Có 4 trạm thu phí các công trình cầu có quy mô nhỏ, xe ô tô qua các cầu không nhiều mà chủ yếu là mô tô 2 bánh, việc lắp đặt thu phí không dừng gặp nhiều khó khăn và không đảm bảo tính khả thi do UBND tỉnh Cà Mau quản lý không triển khai thực hiện theo chủ trương đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận. 5 trạm thu phí chưa đủ điều kiện triển khai thu phí không dừng do dự án BOT đang xây dựng, chưa thu phí.
Trong đó, 3 trạm thu phí (trạm thu phí QL39B tỉnh Thái Bình, trạm thu phí ĐT768 tỉnh Đồng Nai và trạm thu phí đường Nguyễn Văn Linh TP. Hồ Chí Minh) chưa triển khai đáp ứng tiến độ theo chỉ đạo. Đối với các trạm thu phí này, UBND TP. Hồ Chí Minh và UBND tỉnh Thái Bình đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ xin điều chỉnh thời hạn thực hiện và dừng triển khai thực hiện.
Khẩn trương thu phí không dừng ở trạm đường Nguyễn Văn Linh
Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu triển khai hệ thống thu phí điện tử không dừng tại trạm thu phí đường Nguyễn Văn Linh.
UBND TP.HCM khẩn trương triển khai hệ thống thu phí điện tử không dừng (ETC) tại trạm thu phí đường Nguyễn Văn Linh để bảo đảm kết nối liên thông, đồng bộ với hệ thống ETC cả nước theo đúng quy định.
Đó là chỉ đạo của Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng trong văn bản vừa gửi Bộ GTVT, UBND TP.HCM và tỉnh Thái Bình về việc triển khai hệ thống ETC.
Làn thu phí không dừng tại một trạm BOT. Ảnh: V.LONG
Cũng trong văn bản này, Phó Thủ tướng yêu cầu UBND tỉnh Thái Bình xây dựng lộ trình cụ thể triển khai ETC đối với trạm thu phí trên quốc lộ 39B, đảm bảo có thể triển khai ngay thu phí ETC khi đủ điều kiện và hiệu quả đầu tư.
Trong thời gian chưa triển khai ETC, yêu cầu tỉnh Thái Bình giám sát chặt chẽ công tác thu phí, không để xảy ra tiêu cực, gây thất thoát tiền vốn.
Trước đó, UBND TP.HCM báo cáo Thủ tướng xin lùi thời gian thực hiện ETC tại trạm thu phí đường Nguyễn Văn Linh đến hết quý 2-2021.
Nguyên nhân là việc thu phí đường Nguyễn Văn Linh để thực hiện công tác duy tu, bảo trì tuyến đường này, không phải thu phí hoàn vốn đầu tư như các trạm BOT khác.
Còn UBND tỉnh Thái Bình đề xuất Thủ tướng không triển khai ETC tại trạm thu phí quốc lộ 39B. Nguyên nhân do doanh thu rất thấp so với phương án tài chính dự kiến trong hợp đồng dự án (chỉ khoảng 19%, riêng năm 2020 chỉ đạt 10%).
"Mức doanh thu này chưa đủ duy trì bộ máy vận hành công tác thu phí, không đủ nguồn thu để trả nợ lãi vay ngân hàng nên việc triển khai ETC sẽ không khả thi, phá vỡ phương án tài chính của dự án..." - địa phương này cho hay.
TP. Hồ Chí Minh: Tìm giải pháp cải thiện môi trường đầu tư Từ những ý kiến đóng góp của nhà đầu tư đối với hoạt động của Tổ công tác đầu tư sau 3 năm thành lập, đặc biệt là về dự thảo Kế hoạch cải thiện môi trường đầu tư năm 2021, chính quyền TP. Hồ Chí Minh sẽ bổ sung, điều chỉnh các chỉ đạo, điều hành theo hướng phù hợp, sâu sát...