Chính phủ yêu cầu rà soát quy định quản lý tài chính gây quỹ từ thiện
Chính phủ giao Bộ Tài chính rà soát các quy định về quản lý tài chính đối với hoạt động vận động gây quỹ từ thiện; kịp thời có giải pháp chấn chỉnh, giải quyết các vấn đề bức xúc; báo cáo đề xuất Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15/10.
Chính phủ ban hành Nghị quyết số 127 về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9/2021 trực tuyến toàn quốc với địa phương về tình hình kinh tế- xã hội tháng 9 và 9 tháng năm 2021.
Ca sĩ Thủy Tiên trao quà cho người dân bị ảnh hưởng do mưa lũ tại TP Hà Tĩnh (Ảnh Cổng thông tin TP. Hà Tĩnh)
Đáng chú ý, Nghị quyết của Chính phủ giao Bộ Tài chính rà soát các quy định về quản lý tài chính đối với hoạt động vận động gây quỹ từ thiện; kịp thời có giải pháp chấn chỉnh, tăng cường quản lý, bảo đảm công khai, minh bạch, giải quyết các vấn đề bức xúc, dư luận xã hội quan tâm; báo cáo đề xuất Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15/10/2021. Khẩn trương hoàn thiện dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 64/2008 trình Chính phủ xem xét, quyết định.
Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương tăng cường kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các cơ quan, địa phương đẩy nhanh triển khai Nghị quyết 68/2021 và Nghị quyết 116/2021 về các chính sách hỗ trợ người lao động, chủ sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Đề xuất giải pháp khắc phục sự đứt gãy thị trường lao động để phục hồi sản xuất và kinh tế.
Tiếp tục triển khai kịp thời và hiệu quả các chính sách, giải pháp hỗ trợ người dân, người lao động, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể sớm ổn định, phục hồi sản xuất, kinh doanh. Thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, thành lập Tổ công tác đặc biệt tại các bộ, cơ quan, địa phương về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 và đưa vào hoạt động ngay từ tháng 10/2021.
Phối hợp với Bộ Công an nghiên cứu, xây dựng Đề án và tích hợp cơ sở dữ liệu quốc gia về lao động, việc làm với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 12/2021; đánh giá bước đầu về hiệu quả các gói hỗ trợ phòng, chống dịch Covid-19 để đề xuất phương án điều chỉnh phù hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 20/10.
Video đang HOT
Tổ chức dạy và học trực tiếp tại vùng không có dịch
Tổ chức dạy và học trực tiếp tại những vùng kiểm soát được dịch Covid-19 và bảo đảm an toàn ngay từ tháng 10/2021.
Cụ thể, Chính phủ giao Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương khẩn trương xây dựng, ban hành hướng dẫn an toàn để các trường học dạy học trực tiếp trở lại phù hợp với diễn biến dịch bệnh. Phối hợp với cơ quan liên quan rà soát, có giải pháp cụ thể, hiệu quả, quan tâm hơn đến công tác tuyển sinh hệ cao đẳng; phối hợp chặt chẽ với Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai kịp thời, hiệu quả Chương trình “Sóng và máy tính cho em”, bảo đảm đúng đối tượng, hỗ trợ thiết thực cho học sinh, sinh viên khó khăn có đủ điều kiện học tập trực tuyến.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Ngoại giao, cơ quan, địa phương nghiên cứu, đề xuất thí điểm từng bước mở cửa thị trường du lịch quốc tế gắn với áp dụng hộ chiếu vắc-xin và điều kiện tiêm chủng vắc-xin; báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 10/2021, tạo điều kiện khẩn trương khôi phục thị trường du lịch sau khi đã kiểm soát được dịch bệnh.
Thanh tra việc mua sắm trang thiết bị y tế, sinh phẩm
Chính phủ giao Bộ Y tế, UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ quan thanh tra, các lực lượng chức năng tiến hành thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng nguồn kinh phí, việc mua sắm trang thiết bị y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19, không để xảy ra tình trạng lãng phí, tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật.
Quản lý chặt chẽ việc mua sắm, viện trợ thiết bị, vật tư, sinh phẩm, vắc-xin có hiệu quả và đúng quy định, không để xảy ra thất thoát, lãng phí, tham nhũng và kịp thời báo cáo, đề xuất cấp có thẩm quyền những vấn đề phát sinh.
Chủ trì, phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo lực lượng chức năng tăng cường thanh tra, kiểm tra, không để lợi dụng tình hình dịch bệnh để tăng giá bất hợp lý đối với thuốc, vật tư y tế, gây bức xúc dư luận, ảnh hưởng đến hiệu quả chỉ đạo, điều hành phòng, chống dịch; trước mắt khẩn trương kiểm tra, làm rõ vấn đề giá xét nghiệm, kit xét nghiệm Covid-19 được dư luận quan tâm thời gian qua, báo cáo Thủ tướng Chính phủ và tiếp tục thông tin kịp thời đến dư luận, bảo đảm công khai, minh bạch.
Cũng vấn đề này, Chính phủ giao Thanh tra Chính phủ có kế hoạch thanh tra việc mua sắm trang thiết bị y tế, sinh phẩm, kit xét nghiệm phục vụ phòng, chống dịch vừa qua để chống lãng phí, tiêu cực, lợi ích nhóm.
Bộ Y tế: Xử lý tiêu cực, lợi ích nhóm trong mua sắm trang thiết bị, sinh phẩm phòng chống COVID-19
Bộ Y tế đề nghị xử lý nghiêm khắc các hành vi tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm trong mua sắm trang thiết bị, thuốc, hoá chất, sinh phẩm phòng, chống dịch COVID-19
Thực hiện chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và chính quyền các cấp, trong thời gian qua ngành y tế đã cùng các cấp, các ngành, các địa phương và toàn dân thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19.
Đến nay, tình hình dịch COVID-19 đang có nhiều chuyển biến tích cực và từng bước được kiểm soát.
Tuy nhiên, dịch bệnh COVID-19 vẫn còn diễn biến hết sức phức tạp, công tác phòng, chống dịch COVID-19 của cả nước vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức.
Bộ Y tế: Xử lý tiêu cực, lợi ích nhóm trong mua sắm trang thiết bị, sinh phẩm phòng chống dịch COVID-19
Ngày 28/9/2021, Bộ Y tế ban hành Công văn số 8151/BYT-TTrB yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Y tế khẩn trương, nghiêm túc triển khai thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo đúng các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, nhất là Nghị quyết số 79/NQ-CP ngày 22/7/2021 về mua sắm thuốc, hóa chất, vật tư, trang thiết bị, phương tiện phục vụ phòng chống dịch COVID-19 và Nghị quyết số 86/NQ-CP ngày 06/8/2021 về các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
Sở Y tế, các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Y tế chủ động hoặc tham mưu cấp có thẩm quyền lập kế hoạch và triển khai mua sắm thuốc, hóa chất, sinh phẩm, kít xét nghiệm, trang thiết bị, phương tiện,... đảm bảo đáp ứng kịp thời yêu cầu của công tác phòng, chống dịch, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng thiếu thuốc, hóa chất, sinh phẩm, kít xét nghiệm, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác phòng, chống dịch theo quy định.
Thực hiện sử dụng thuốc, hóa chất, sinh phẩm, kít xét nghiệm, trang thiết bị, phương tiện,... phục vụ phòng chống dịch COVID-19 đảm bảo khoa học, đúng mục đích, an toàn, hiệu quả, tiết kiệm, tránh lãng phí, thất thoát.
Bộ Y tế đề nghị các địa phương, đơn vị ngăn chặn, phát hiện, chấn chỉnh, xử lý nghiêm khắc các hành vi tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm trong mua sắm trang thiết bị, thuốc, hoá chất, sinh phẩm,... hoặc lợi dụng các hoạt động phòng, chống dịch để trục lợi.
Tăng cường kiểm tra, giám sát các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng lậu, hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, đặc biệt là thuốc giả, thuốc kém chất lượng, lợi dụng tình hình dịch bệnh nâng giá thuốc thu lợi bất chính.
Đồng thời, tăng cường kiểm tra, kiểm soát về giá dịch vụ chẩn đoán COVID-19, các dịch vụ khác được pháp luật cho phép; vắc xin được tiêm chủng miễn phí cho mọi người dân, không được thu bất cứ khoản phí nào trong tiêm chủng.
Tăng cường kiểm tra, giám sát để phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; phát huy vai trò của tổ chức Đảng trong đấu tranh phòng chống mọi biểu hiện suy thoái chính trị, tư tưởng; tăng cường công khai minh bạch trong mua sắm, đấu thầu.
Bộ Y tế lưu ý các Sở Y tế, các đơn vị, trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc các địa phương, đơn vị cần xem xét, giải quyết kịp thời, tránh để vụ việc tồn đọng, chậm hoặc không được giải quyết.
Trường hợp phát sinh vụ việc vượt quá thẩm quyền phải báo cáo ngay cấp trên trực tiếp hoặc chuyển ngay đến các cơ quan chức năng để xem xét, giải quyết, xử lý theo đúng quy định.
Nhiều sai phạm tài chính tại Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM Bộ GD-ĐT kiến nghị Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM nộp vào ngân sách nhà nước hơn 11 tỷ đồng, khoản kinh phí rút dự toán, không đúng quy định. Vừa qua Bộ GD-ĐT đã có kết luận thanh tra công tác quản lý tài chính tại Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM do ông Phạm Ngọc Thưởng, Thứ trưởng Bộ...