Chính phủ Ukraine yêu cầu dân chúng không tiếp xúc với nhà báo Nga
Khi căng thẳng giữa Kiev và Moscow ngày càng gay gắt, cơ quan giám sát truyền thông Ukraine đã đưa ra lời kêu gọi người dân hạn chế tiếp xúc và cung cấp thông tin cho các nhà báo Nga, vì cho rằng truyền thông Nga đang phản ánh thông tin một cách dối trá và sai lệch.
“Mỗi ngày, hành động dùng thông tin để khiêu khích của các nhà báo Nga đang trở nên trơ tráo hơn, mục tiêu của họ là làm mất uy tín của lực lượng quân đội và các nhà chức trách Ukraine”, Ủy ban Khoa học và Xã hội Ukraine cho biết trong một tuyên bố hôm 30/7.
“Các lĩnh vực thông tin Nga đang tràn đầy sự dối trá”, tuyên bố nói. “Chính vì vậy, chúng tôi đang yêu cầu công dân Ukraine không cung cấp cho phương tiện truyền thông Nga các ý kiến, thông tin hay trả lời phỏng vấn, bởi tất cả những điều này có thể được sử dụng để chống lại đất nước và chống lại chính người dân Ukraine”.
Chính phủ Ukraine yêu cầu dân chúng không tiếp xúc với nhà báo Nga
Ukraine cũng nói thêm nước này có lý do chính đáng để đưa ra lời tuyên bố này. Theo đó, kênh truyền hình nhà nước Nga, Channel One ở Ukraine đã bị đình chỉ trong tháng 7, khi phát sóng một đoạn phim quay cảnh tra tấn một cậu bé 3 tuổi được cho là của quân đội Ukraine ở miền đông nước này.
Video đang HOT
Ukraine lên tiếng cáo buộc kênh Rossia của Nga sử dụng cảnh quay trong một báo cáo từ năm 2012 về một cuộc đấu súng ở phía bắc Kavkaz để minh họa cho một bản tin về bạo lực chống lại dân thường ủng hộ Nga ở Ukraine. Khi việc này bị phát hiện, đại diện của Rossia, ông Dmitry Kiselyov lên tiếng nhận lỗi và coi nó chỉ là một sự sơ xuất.
Trong tuần này, Bộ Văn hóa Ukraine cho biết, họ đã cấm phát sóng 2 bộ phim của Nga, vì cho rằng Nga đã thể hiện sự khinh thường, miệt thị đối với Ukraine và xuyên tạc sự thật lịch sử nhằm có lợi cho Nga.
Trước những gì được mô tả như cuộc chiến tranh thông tin giữa hai nước láng giềng thuộc Liên Xô cũ, dường như Ukraine đã phải chịu nhiều thiệt hại về mặt tự do ngôn luận của dân chúng. Ngoài việc Ukraine hạn chế quyền tự do báo chí khi từ chối cho các nhà báo Nga nhập cảnh vào đất nước, hai phe trong cuộc xung đột còn phạm tội giam giữ, đe dọa hàng chục phóng viên Nga và phương Tây làm việc ở miền đông.
Trước đó, các cuộc biểu tình hòa bình và ủng hộ dân chủ trong “Cách mạng Cam” năm 2004 đã giúp Ukraine nâng cao quyền tự do báo chí của mình. Điều này đã được tổ chức Freedom House công nhận.
Tuy nhiên, một loạt các cuộc tấn công chống lại các nhà báo Nga và phương Tây của cả hai phe trong cuộc khủng hoảng Ukraine đã khiến nước này một lần nữa trở thành quốc gia “không có tự do báo chí”. Việc Tổng thống Petro Poroshenko xử lý cuộc xung đột đang diễn ra giữa quân nổi dậy thân Nga và lực lượng chính phủ ở miền đông Ukraine cũng đã nhận được nhiều sự quan tâm từ các nhóm nhân quyền quốc tế.
Trong một bức thư ngỏ lên Tổng thống Poroshenko, giám đốc của tổ chức Theo dõi nhân quyền (Human Rights Watch) ở châu Âu và Trung Á, ông Hugh Williamson nói rằng, trong khi chính phủ Kiev thực hiện các hoạt động quân sự mang tên “chống khủng bố”, thì nước này cũng có nghĩa vụ không bao giờ được “tấn công trực tiếp” vào quyền tự do ngôn luận của dân chúng.
Theo An Ninh Thu Đô
Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ đang đe dọa tự do báo chí?
Theo Liên hiệp vì các quyền tự do dân sự của Hoa Kỳ (ACLU) và Human Rights Watch (HRW), các chương trình theo dõi do Cơ quan an ninh Quốc gia Mỹ NSA thực hiện đe dọa tự do báo chí và dân chủ, theo RFI.
Cựu giám đốc kỹ thuật của NSA William Binney điều trần truớc một uỷ ban điều tra của Quốc hội Đức ở Berlin ngày 03/07/2014 về các hoạt động của NSA tại Đức. Ảnh Reuters
Dựa trên 92 cuộc phỏng vấn các nhà báo, luật sư, các quan chức chính quyền, tổ chức ACLU và HRW đã đưa ra kết luận trên đây trong bản báo cáo vừa được công bố ngày 28/07/2014. Cả hai tổ chức nói trên ghi nhận : vì mục đích chống khủng bố, các chương trình theo dõi của Cơ quan NSA đã vi phạm quyền tự do thông tin, tự do báo chí, cũng như quyền được trợ giúp về phương diện pháp lý.
Công việc của các phóng viên, của các luật sư là cốt lõi của nền dân chủ tại Hoa Kỳ. Do vậy, theo báo cáo nói trên, khi công việc của giới chí hay các giới luật sư bị tác động, nền dân chủ của Mỹ qua đó cũng bị ảnh hưởng theo .
Để thực hiện báo cáo vừa cho công bố hôm nay ACLU và Human Rights Watch đã phỏng vấn 46 phóng viên thuộc nhiều phương tiện truyền thông. Trong đó có cả những người đã được trao tặng giải thưởng Pulitzer, một giải thưởng cao quý của ngành báo chí.
Những người được hỏi ý kiến cho biết, từ sau những tiết lộ của Snowden, nhiều nguồn cung cấp thông tin cho các phóng viên đã thận trọng hơn và cân nhắc rất kỹ trước khi liên lạc với các nhà báo, kể cả khi đề cập đến những hồ sơ không nằm trong danh sách nhạy cảm . Một số nguồn cung cấp thông tin cho các phương tiện truyền thông chỉ chấp nhận nói chuyện qua các kênh điện thoại được bảo mật tối đa, hay tránh mọi trao đổi qua internet.
Theo lời phóng viên báo New York Times, dưới chính quyền Obama tới nay đã có tất cả 8 vụ bị kiện ra tòa án hình sự vì đã tiết lộ cho báo chí những thông tin mật.
Ngoài ra, HRW và ACLU cũng đã phỏng vấn 42 luật sư. Số này cho biết phải sử dụng nhiều phương tiện trao đổi khác nhau, tránh để bị theo dõi và tránh để bị ảnh hưởng đến công việc. Một trong những tác giả của báo cáo về tình trạng tự do báo chí Mỹ tiếc rằng Hoa Kỳ luôn tự nhận là một đất nước tự do, thế nhưng các chương trình của Cơ quan An ninh Quốc gia NSA thì lại đe dọa những giá trị cơ bản đó.
Theo NTD/Bizlive
Ông Obama "qua mặt" Quốc hội Mỹ trong các quyết định can thiệp quân sự tại Iraq Tổng thống Mỹ Barack Obama có thể không cần sự chấp thuận của Quốc hội Mỹ khi đưa ra bất cứ quyết định nào về can thiệp quân sự ở Iraq, nhằm chống lại các mối đe dọa khủng bố ngày càng tăng ở nước này, lãnh đạo Đảng Dân chủ tại Hạ viện Nancy Pelosi cho biết. "Tôi cho rằng, Tổng thống...